Chuyên đề Một số biện pháp giúp dạy và học tốt tiết vật lí lớp 6

I/Lí do chọn chuyên đề:

Lớp 6 là lớp đầu cấp học THCS và lớp đầu tiên tiếp xúc với bộ môn vật lí do đó các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức.Nhằm giúp các em có phương pháp học tập và qua đó nâng chất lượng dạy và học môn vật lí chúng tôi đã thực hiện chuyên đề này

II/Các biện pháp tổ chức thực hiện:

A/Tổ chức cho học sinh thực hiện trên lớp dưới những hình thức học tập khác nhau:

Đểtích cực hoá hoạt động học tập của học sinh .Nên tăng cường tổ chức cho học sinh học tập cá nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp

 

doc7 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp giúp dạy và học tốt tiết vật lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tam Hiệp Tổ Tự Nhiên I CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY VÀ HỌC TỐT TIẾT VẬT LÍ LỚP 6 NĂM HỌC:2002-2003 (HỌC KỲ 2) I/Lí do chọn chuyên đề: Lớp 6 là lớp đầu cấp học THCS và lớp đầu tiên tiếp xúc với bộ môn vật lí do đó các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức.Nhằm giúp các em có phương pháp học tập và qua đó nâng chất lượng dạy và học môn vật lí chúng tôi đã thực hiện chuyên đề này II/Các biện pháp tổ chức thực hiện: A/Tổ chức cho học sinh thực hiện trên lớp dưới những hình thức học tập khác nhau: Đểtích cực hoá hoạt động học tập của học sinh .Nên tăng cường tổ chức cho học sinh học tập cá nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp 1/Hình thức học tập cá nhân: Hình thức họctập các nhân là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi cá nhân bộc lộ khả năng tự học của mình.Nhằm đạt tới mục tiêu học tập. Việc tổ chức học tập cá nhân có thể như sau: -Làm việc chung với cả lớp:Giáo viên nêu vấn đề xác định nhận thức và hướng dẫn ,học sinh làm việc -Làm việc cá nhân :Học sinh ghi kết quả ra vở hoặc trả lời vào phiếu học tập 2/Hình thức học tập theo nhóm: Trong khâu tổ chức trên lớp vấn đề mới mà ta cần đưa ra thử nghiệm là tổ chức cho học sinh hoạt động học theo nhóm.Các bước tiến hành học theo nhóm được tiến hành như sau: -Làm việc chung với cả lớp:Giáo viên nêu vấn đề xác định nhiệmvụ nhận thức,giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. -Làm việc theo nhóm:Phân công trong nhóm từng cá nhân làm việc độc lập,trao đổi thảo luận trong nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm -Làm việc chung cả lớp:Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả,thảo luận chung.Giáo viên tổng kết và chuẩn xác kiến thức Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp.Nên giáo viên phải tổ chức hợp lí mới đạt được kết quả.Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm.Cần đề phòng xu hướng hình thức B/Sử dụng thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học theo hướng tích cực: -Tạo điều kiện để học sinh tự taylàmthí nghiệm,tự mình quan sát đo đạt và rút ra nhận xét,kết luận -Tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu cấu tạo,cách sử dụng một dụng cụ đo -Thông qua việc nghiên cứu các số liệu đã cho trong bảng để rút ra kết luận -Khai thác hình vẽ với vai trò là nguồn thông tin .Chứ không phải là hình ảnh minh hoạlời trình bày của sách giáo khoa -Tạo điều kiện cho đa số học sinh được sử dụng thiết bị dạy học để hoàn thành nhiệm vụ học tập -Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để cung cấp kiến thức cho học sinh C/Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: Trong quá trình học tập giáo viên có thể đặt câu hỏi kích thích tư duy theo 6 mức độ nhận thức,nhưng đánh giá kết quả hoạt động của học sinh cần căn cứ vào các mục tiêu của bài học để ra các câu hỏi,bài tập và tình huống kiểm tra phù hợp -Khi soạn các câu hỏi đánh giá kết quảhọc tập của học sinh cần kết hợp các hình thức đánh giá trắc nghiệm khách quan với các câu hỏi tự luận -Các câu hỏi kiểm tra ghi nhớ chỉ chiếm 40% tổng số điểm,40% số điểm dành cho câu hỏi kiểm tra kĩ năng,20% số điểm dành cho câu hỏi phát triển tư duy,vận dụng kiến thức -Khi thực hiện việc kiểm tra đánh giá giáo viên nên tạo điều kiện để học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập của chính mình,hoặc của các bạn trong lớp.Cho từng đôi một chấm bài của nhau D/Tổ chức các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp: -Tổ chức và hướng dẫn cho học sinh tự học môn vật lí ở nhà,tham quan,ngoại khoá -Làm một thí nghiệm nhỏ về vật lí hoặc bất kì thí nghiệm vật lí nào -Tìm hiểu một ứng dụng nào đó của vật lí trong thực tế hoặc cấu tạo và hoạt động của một thiết che ákỹ thuật nào đó -Tìm hiểu một vấn đề khoa học thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. TRƯỜNGTHCS TAM HIỆP TỔ TỰ NHIÊN I CHUYÊN ĐỀ: DẠY TIẾT CUNG CẤP KIẾN THỨC MỚI THEO PHƯƠNG PHÁP LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC NĂM HỌC:2002-2003 (HỌC KỲ 1) I/Đặt vấn đề: Từ trước đến nay giáo viên chúng ta đã quen theo lối dạy học thụ động.Thầy đọc,trò chép,dạy theo lối dạy chay không sinh động,nhàm chán.Do đó qua chuyên đề này giúp cho các đồng nghiệp trong tổ thấy được cái hay,cái tích cực trong việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm,cũng như rèn luyện cho giáo viên kỹ năng sử dụng các đồ dùng dạy học hiện đại II/Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học môn Toán đổi mới 1/Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh Dạy Toán thực chất là dạy các hoạt động toán học.HS chủ thể của các hoạt động học cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo.Thông qua đó HS tự khám phá những điều mình chưa biết.Chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.Theo tinh thần trong tiết lên lớp GV là người tổ chức chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập,Cũng cố kiến thức cũ,tìm tòi phát hiện kiến thức mới,luyện tập vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.GV không cung cấp,không áp đặt những kiến thức có sẵn mà hướng dẫn HS thông qua các hoạt động để phát hiện và chiếm lĩnh tri thức,rèn luyện kỹ năng,hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập các môn học khác và vào thực tiển 2/Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới.GV giúp HS chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động.Muốn vậy GV cần truyền thụ cho HS những tri thức phương pháp để học sinh biết cách học,biết cách suy luận,biết cách tìm lại những điều đã quên,biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới.Các tri thức phương pháp thường là những qui tắc,qui trình,nói chung là các phương pháp có tính chất thuật toán.HS cần được rèn luyện các thao tác tư duy,phân tích,tổng hợp,đặc biệt hoá,khái quát hoá,tương tự,qui lạ về quen.Việc nắm vững các tri thức phương pháp nói trên nhằm tạo điều kiện cho HS có thể tự đọc hiểu được tại liệu,tự làm được bài tập,nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tìm năng sáng tạo của bản thân 3/Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu HS phải nghĩ nhiều hơn,làm nhiều hơn,thảo luận nhiều hơn,điều đó đòi hỏi HS phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực trong các quá trình tự lực tiếp thu kiến thức mới,phải thật sự suy nghĩ làm việc một cách tích cực,độc lập đồng thời phải có một quan hệ hợp tác cá nhân trên con đường tìm tòi phát hiện kiến thức mới.Lớp học là môi trường giao tiếp thầy trò,trò-trò,do đó cần phát huy tác dụng tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác,tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của cả tập thể 4/Kết hợp việc đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong đổi mới phương pháp dạy học.Để phát huy vai trò tích cực chủ động của HS.GV cần hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá bài làm của mình để tự điều chỉnh cách học của mình và nhận xét,đánh giá góp ý bài làm và cách phát biểu của bạn,phê phán các sai lầm,tìm nguyên nhân gây sai lầm và cách sửa chữa sai lầm III/Bảy lời khuyên khi dạy tiết lí thuyết: 1.Hãy đặt mình vào vị trí của HS.Điều quen thuộc đối với thầy giáo có thể là điều rất mới đối với HS 2.Cố gắng tạo ra các tình huống có vấn đề,làm xuất hiện ở HS nhu cầu nghiên cứu kiến thức mới. 3.Đừng dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều.Chọn hệ thống câu hỏi hợp lí lôi cuốn HS tham gia vào bài học 4.Đừng bỏ qua,mà hãy khai thác ngay câu trả lời của HS KK câu trả lời tốt 5.Tăng cường các câu hỏi mà HS phải phán đoán và lựa chọn.Nếu có thể hướng dẫn HS tranh luận mà thầy giáo là trọng tài 6.Nên vừa giảng,vừa luyện.Vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vững kiến thức 7.Nên sơ kết ý trước để chuyển sang ý sau.Chú ý cân đối giữa củng cố từng phần và củng cố toàn bài.Hãy để giành những điều cần thiết cho bước củng cố cuối bài. IV/Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học Khác với cách dạy chay thụ động.Dạy theo phương pháp mới tích cực đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.Muốn làm được việc này người GV trước khi lên lớp phải có thời gian tập sử dụng các dụng cụ này nhiều lần thao tác một cách gọn gàng,mau lẹ,nhuần nhuyễn.Thì khi lên lớp mới có hiệu quả,tiết kiệm được thời gian,gây được hứng thú ở HS.Còn GV không tìm hiểu,chuẩn bị trước khi lên lớp.Thì khi lên lớp rất mất thời gian và gây căng thẳng ở GV và làm mất tính hứng thú ở HS. Tam Hiệp,tháng 11/2002 Tập thể tổ KH tự nhiên I

File đính kèm:

  • docchuyen de.doc
Giáo án liên quan