-Biết tên , chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp , tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
-Biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại . Biết phòng tránh cháy khi ở nhà. Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh ( TP) nơi HS ở. Biết một số qui tắc đối với người đi xe đạp. Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn tự nhiên xã hội - Ngô Thị Nhị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
*Giáo viên : Ngô Thị Nhị Hà.
*Môn tự nhiên xã hội ở lớp 3: mỗi tuần 2 tiết,một năm 70 tiết.
*Môn tự nhiên xã hội gồm có 4 nội dung như sau.
I/MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TNXH:
Sau khi học xong môn TN_XH lớp 3, HS sẽ:
-Biết tên , chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp , tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
-Biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại . Biết phòng tránh cháy khi ở nhà. Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh ( TP) nơi HS ở. Biết một số qui tắc đối với người đi xe đạp. Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường.
-Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật và động vật; chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người. Biết vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người; vị trí và sự chuyển động của Trái đất trong hệ Mặt Trời; sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất ; hình dạng, đặc điểm bề mặt Trái Đất; biết ngày đêm , năm tháng, các mùa.
II/NỘI DUNG MÔN TN-XH LỚP 3
1/Nội dung chương trình
*Chủ đề: Con người và sức khoẻ
-Cơ quan hô hấp (nhận biết trên sơ đồ; tập thở sâu, thở không khí trong sạch; phòng một số bệnh lây qua đường hô hấp).
-Cơ quan tuần hoàn (nhận biết trên sơ đồ; hoạt động lao động và tập thể dục thể thao vừa sức; phòng bệnh tim mạch).
-Cơ quan bài tiết nước tiểu( nhận biết trên sơ đồ ; biết giữ vệ sinh).
-Cơ quan thần kinh( nhận biết trên sơ đồ; biết ngủ, nghỉ ngơi, học tập và làm việc điều độ).
*Chủ đề :Xã hội
-Gia đình: Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại; quan hệ giữa sự gia tăng số người trong gia đình và số người trong cộng đồng; biết giữ an toàn khi ở nhà ( phòng cháy khi đun nấu).
-Trường học: Một số hoạt động chính ở trường tiểu học, biét giữ an toàn khi ở trường( không chơi các trò chơi nguy hiểm).
-Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống: một số cơ sở hành chính, giáo dục, văn hoá, y tế,...; làng quê và đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; an toàn giao thông.
*Chủ đề: Tự nhiên
-Thực vật và động vật: Đặc điểm bên ngoài của cây xanh và một số con vật .
-Mặt Trời và Trái Đất; Mặt Trời: ; Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất; Trái Đất trong hệ Mặt Trời; Mặt Trăng và Trái Đất.
2/ Nội dung cụ thể:
-Con người và sức khoẻ (18 bài)
-Xã hội (21 bài)
-Tự nhiên (31 bài)
III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC MÔN TN-XH
Như đã trình bày ở phần trên, GV phải có cách tiếp cận mới, cách dạy mới, tạo nên một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, tránh cho HS cách học vẹt, loại bỏ cách dạy áp đặt, cứng nhắc một chiều.
Các phương pháp và hình thức dạy học thường dùng là: quan sát ,động não, đóng vai, thảo luận, giảng giải,...GV cần hướng dẫn HS biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về TN_XH phù hợp với lứa tuổi các em. Đối tượng quan sát của HS là tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình,...
GV cần tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành để HS biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
IV/ĐÁNH GIÁ KẾT CỦA HỌC TẬP MÔN TN-XH
1/Quan điểm đánh giá kết quả học tập môn TN_XH
-Việc đánh giá kết quả học tập môn TN_XH cần quan tâm đến các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ theo mục tiêu cụ thểcủa môn học.
-Qua việc đánh giá GV cần uốn nắn những sai sót về kiến thức, kĩ năngvà phát hiện những khó khăn của HS trong quá trình học tập . GV phải chú trọng đến việc đánh giá bằng lời nhận xét. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho HS tự đánh giá lẫn nhauthông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm.
-Hình thức đánh giá có thể sử dụng là: vấn đáp, trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi mở...
-Đánh giá thường xuyên bằng cách quan sát nhận xét thái độ học tập của HS
2/ Đánh giá kết quả học tập môn TN-XH của HS
Để không cần cho điểm mà vẫn đánh giá được kết quả học tập của HS và vẫn động viên khuyến khích HS tích cực học tập, treong khi tổ chức hướng dẫn HS học tập GV cần chú ý" quan sát và nghe"
*Những điều HS nói và làm trong quá trình học tập
-Cách các em nói với bạn;
-Cách các em khám phá, tìm ra những điều mới.
-Cách các em làm và sử dụng những gì đã biết;
-Những ý tưởng mới mẻ hay những gì chưa hợp lí trong suy nghĩ
*Cách giao tiếp và các mối quan hệ qua lại giữa HS với HS.
*Khi các em hoàn thành công việc, GV có thể lựa chọn các câu hỏi sao cho phù hợp
Ví dụ: -Tại sao em làm như vậy?
-Bằng cách nào em biết được điều đó?
-Trong các việc đó, theo em việc gì khó?
-Em đã tìm ra điều gì?.....
File đính kèm:
- tu nhien xa hoi(4).doc