Chuyên đề Môn :mỹ thuật (khối 3) phân môn: vẽ trang trí

-Củng cố, nâng cao những kiến thức ban đầu về mỹ thuật và kĩ năng thực hành (vẽ hình,vẽ màu, sắp xếp bố cục) cho hoc sinh.

-Giaó dục thẩm mỹ, tạo điều kiện cho các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng kiến thức mỹ thuật vào học tập và sinh hoạt hằng ngày.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn :mỹ thuật (khối 3) phân môn: vẽ trang trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG HÒA A ………..*** …….. CHUYÊN ĐỀ MÔN :MỸ THUẬT (khối 3) PHÂN MÔN: VẼ TRANG TRÍ I/ MỤC TIÊU: -Củng cố, nâng cao những kiến thức ban đầu về mỹ thuật và kĩ năng thực hành (vẽ hình,vẽ màu, sắp xếp bố cục) cho hoc sinh. -Giaó dục thẩm mỹ, tạo điều kiện cho các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng kiến thức mỹ thuật vào học tập và sinh hoạt hằng ngày. II/NỘI DUNG: 1/VẼ THEO MẪU: -Học sinh phân biệt được hình dáng và đặc điểm của mẫu. -Vẽ được hình gần giống với mẫuthật theo cách nhìn , cách nghĩ, cách cảm thụ của học sinh( không dùng thước, compa để vẽ nét thẳng và nét cong) -Mẫu vẽ là những hình những khối đơn giản quen thuộc( cành lá,đồ vật, con vật…) 2/VẼ TRANG TRÍ: -Học sinh tập vẽ, tập sắp xếp họa tiết, trang trí, làm quen với ba độ đậm nhạt chính: đậm -dậm vừa- nhạt và các màu nóng lạnh. -Vẽ màu theo ý thích vào các hình vẽ có sẵn: tập trang trí đường diềm, hình vuông, hình chữ nhật và các đồ vật thông dụng. 3/VẼ TRANH: -Học sinh biết tìm và chọn nội dung đề tài quen thuộc với các hình ảnh và màu sắc phù hợp với nội đun ( vẽ màu theo ý thích) 4/TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO: -Học sinh ,tập quan sát, nhận xét về hình khối,đặc điểm của đối tương định nặn. -Nặn được một vài loại quả cây,các con vật quen thuộc vàdáng người theo yêu cầu của bài. 5/THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT: -Học sinh xem tranh,tượng,tranh tượng của họa sĩ,tranh tượng dân gian và các bài tập nặn của thiếu nhi… -Tập quan sát nhận xét tranh tượng(hình ảnh, hình khối,màu sắc,cách sắp xếp) theo cảm nhận riêng và theo gợi ý của giáo viên. *Thời lượng học mỹ thuật ở lớp 3: -Mỗi tuần một tiết:Một năm có 35 tiết( trong đó có 1 tiết trưng bày kết quả học tập) -Mỗi tiế trung bình có 35 phút. _Phân phối tiết học cho các môn: +Vẽ theo mẫu: 8tiết +Vẽ trang trí: 9 tiết +Vẽ tranh:9 tiết +Tập nặn, tạo dáng tự do: 4 tiết + Thường thức mỹ thuật:4 tiết +Trưng bày kết quả học tập: 1 tiết TỘNG CỘNG:35 tiết/ năm III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Mỹ thuật là môn học nghệ thuật , học sinh làm bài theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ riêng.Các bái tập vẽ của học sinh do đó không giống nhau về hình về cách sắp xếp, về màu sắc,đậm nhạt.Vì thế dạy học mỹ thuật cần chú ý: +Tạo không khí học tập nhẹ nhàng hấp dẫn, lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh. +Phát huy tính tích cực ,độc lập,suy nghĩ của học sinh không gò ép, áp đặt.Gợi ý động viên các em tự tin vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sang tạo, bộc lộ, được những hiểu biết của minh.Trong quá trình giảng dạy cần gợi ý để học sinh tích cực đóng góp ý kiến , tổ chức các hoạt động theo nhóm , để các em có dịp thảo luận, học tập lẫn nhau( nhất là các tiết học thường thức mỹ thuật) đồng thời cho học sinh tham gia vào quá trình nhận xét,đánh giá xếp loại kết quả học tập. Nghiên cứu mục tiêu bài dạy chọn phương pháp phù hợp với học sinh , với thực tế địa phương. Chuẩn bị đồ dùng dạy học( có thể sưu tầm hoặc có thể tự làm thêm) -Thiết kế bài dạy theo cách dạy của mình. -Tổ chức các hoạt động dạy học một cách linh hoạt . -Ở môn mỹ thuật , phần kiểm tra bài cũ, giáo viên cẩn xem và đưa ra nhận xét đối với các bài tập ở tiết học trướcmà học sinh chưa làm xong ở lớp, phải làm tiếp bằng ở nhà, nhưng thay thế bàng kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.Việc cung cấp kiến thức mới bằng lý thuyết không nên quá dài , mỗi tiết khoảng 7-10 phút, vì cần nhiều thời gian cho học sinh thực hành hơn nữa môn mỹ thuật có cấu trúc đồng tâm.Việc cung cấp bổ sung và củng cố kiến thức thường tiến hành trong phần thực hành( lúc học sinh làm bài) khi đó học sinh mới bộc lộ những gì mà học sinh tiếp thu được, nhũng gì còn thiếu sót một cách rõ rang.Dựa vào quá trình học tập chung của cả lớp và cụ thể ở mỗi bài vẽ,giáo viên bổ sung gợi ý để mỗi học sinh tự điều chỉnh các thiếu sót của mình.Đây là cách dạy, cách học mang tính đặc thù của môn mỹ thuật. *QUY TRÌNH DẠY MÔN MỸ THUẬT THƯỜNG CÓ CÁC HOẠT ĐỘNG NHƯ: +Ổn định:hát vui +Kiểm tra bài cũ( kiểm tra đồ dùng học tập) +Bài mới: Giới thiệu bài: -Gíao viên nên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung không nên kéo dài. -Có thể dùng tranh ảnh hoặc một vài mẫu chuyện, một câu hỏi…. có nội dung hướng tới bài học .Giới thiệu bài có thể có ở bài này mà không có ở bài khác. Hoạt động 1: Với các bài”vẽ theo mẫu; vẽ trang trí; tập nặn tạo dáng tự do”. Quan sát, nhận xét:Giaó viên giới thiệu tranh ảnh, hinh minh họa mẫu thật để học sinh nhận biết hình dáng đặc điểm, cấu trúc, bố cục màu sắc, đồng thời nhận ra vẽ đẹp của đối tượng. Hoạt động 2: , Với các bài”vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng” Cách vẽ;Giaó viên giới thiệu mẫu,hình gợi ý cách vẽ để học sinh tìm ra cách làm bài: +Bố cục hình vào trong phần giấy. +Vẽ hình chính, phụ. +Chọn màu vẽ theo ý thích. Hoạt động 3: Với các bài”vẽ theo mẫu, vẽ trang trí vẽ tranh, tập nặn tạo dáng tự do. -Thực hành: học sinh làm bài cụ thể là: +Quan sát mẫu và vẽ theo cách cảm nhận riêng (vẽ theo mẫu) +Nhớ lại những gì đã học và vẽ theo ý thích. +Điều chỉnh bài vẽ theo gợi ý của giáo viên. -Giaó viên quan sát lớp và giúp đỡ động viên học sinh hoàn thành bài tập. +Gợi ý cho học sinh những chỗ cần sữa, cần thêm (cách vẽ hình, vẽ màu,…) +Động viên những học sinh khá giỏi tạo điều kiện cho các em hoàn thành bài tập, có thể củng cố hay bổ sung những kiến thức mà ở các hoạt động khác chưa có điều kiện trình bày. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: -Giaó viên cùng học sinh chọn ra các bài vẽ đẹp và gợi ý để các em nhận xét về. +Bố cục; +Các hình ảnh +Màu sắc +Học sinh xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng và nêu được lý do vì sao lại xếp được như thế. Dặn dò; Cuối tiết học giáo viên dặn dò học sinh. -Hoàn thành bài (nếu chưa xong) -Sưu tầm tranh ảnh,hoặc quan sát bổ sung cho bài học và chuẩn bị cho bài sau. Lưu ý; Các hoạt động dạy học đã được trình bày cụ thể ở mỗi bài.Giaó viên cần nghiên cứu để vận dụng một cách linh hoạt vào bài dạy của mình.Thí dụ: -Với các loại bài có cấu trúc giống nhau và một số bài ở đầu năm học.Giaó viên nên chẩn bị và hướng dẫn kỹ, tạo nếp học tập cho học sinh. -Các bài cùng loạitiếp theo, giáo viên cần nhần mạnh đến trọng tâm, đặc điểm còn các phần chung nên lướt nhanh dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành. -Khi học sinh làm bài để giáo viên gợi ý, bổ sung kịp thời và động viên các em hoàn thành bài tập. -Với các bài vẽ trang trí, giáo viên có thể tìm thêm một số bài tập khác (dạng tương đương không khó quá) cho học sinh vẽ theo nhóm nếu học sinh không có vỡ tập vẽ. IV/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Khi nhận xét, đánh giá kết quả học tập, giáo viên cần nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh tự nhận xét, đánh giá xếp loại theo 2 mức độ hoàn thành và chưa hoàn thành. BGH DUYỆT LƯƠNG HÒA A, NGÀY THÁNG NĂM 2011 NGƯỜI THỰC HIỆN THẠCH KHEM MA RA RĂNG SÂY

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE K3.doc
Giáo án liên quan