Chuyên đề Môn đạo đức lớp một

 -Dạy học môn Đạo đức lớp Một là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực Đạo đức xã hội và quyền của trẻ em trong các tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Hơn nữa, môn đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình , nhà trường , xã hội và môi trường tự nhiên , mà còn giáo dục trách nhiệm các em đối với chính bản thân mình

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn đạo đức lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH BỘ LĨNH HỌ VẦ TÊN GIÁO VIÊN: MAI THỊ NGỌC SƯƠNG CHỨC VỤ: Giáo viên dạy lớp 1A CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP MỘT I/NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP MỘT: 1,NỘI DUNG: -Dạy học môn Đạo đức lớp Một là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực Đạo đức xã hội và quyền của trẻ em trong các tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Hơn nữa, môn đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình , nhà trường , xã hội và môi trường tự nhiên , mà còn giáo dục trách nhiệm các em đối với chính bản thân mình. 2-CHƯƠNG TRÌNH: - Gồm có 14 bài trong đó mỗi bài được dạy 2 tiết. -Dành cho địa phương 3 tiết . -Ôn tập giữa kì I, 1 tiết . -Kiểm tra định học kì I ,1 tiết -Ôn tập cuối năm 1 tiết . -Kiểm tra cuối năm 1 tiết. * Tổng cộng cả năm là 35 tiết II / PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP MỘT : Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở lớp Một rất phong phú và đa dạng . Sau đây là một số phương pháp chủ yếu ; PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO: a. Khái niệm : - Động não là phương pháp giúp cho học sinh , trong một thời gian ngắn , nảy sinh được nhiều ý tưởng , nhiều giả định về một vấn đề nào đó. b. Cách tiến hành ; Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt Liệt kê tất cả mọi ý kiến không loại trừ ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp Phân loại các ý kiến . Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý , Tổng hợp các ý kiến của học sinh , hỏi xem cá em có thắc mắc hay bổ sung gì không. c.Những điều cần lưu ý khi sử dụng; -Các ý kiến phát biểu ngán gọn , bằng một từ hay một câu thật ngắn -tấ cả mọi ý kiến đều được giáo viên hoan nghênh . -Cuối giờ thảo luận , giáo viên nên nhấn mạnh kết luận 2- PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI a.Khái niệm : -Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. b. Ưu điểm; - Gây chú ý và hứng thú cho học sinh . -Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh c. Cách tiến hành . -giáo viên chia nhóm , giao nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. -Các nhóm thảo luận đóng vai. -Các nhóm lên đóng vai. -Lớp thảo luận nhận xét. 3- PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI a- khái niệm ; - Phương pháp trò chơi là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung và học tập thông qua một việc trò chơi nào đó. b- Ưu điểm; - Nội dung trò chơi sẽ minh hoạ một cách sinh động . - Qua trò chơi , học sinh tập luyện những kĩ năng , những thao tác hành vi đạo đức , được thể hiện hành vi một cách đúng đắn ,tự nhiên . c-Những điểm cần lưu ý khi sử dụng; - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện , phải phù hợp với chủ đề bài Đạo đức , với đặc điểm và trình độ học sinh , với quỹ thời gian , với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học . - Sau khi chơi , giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi 4- PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM a- Khái niệm : - Thảo luận nhóm là phương pháp nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động , tích cực vào quá trình học tập , tạo đièu kiện cho các em có thể chia sẻ kinh nghiệm , ý kiến hay để giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó. b- Cách tiến hành - Giáo viên chia nhóm , giao nhiệm vụ , quy định thời gian thảo luận - Các nhóm tiến hành thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi , bổ sung - Giáo viên tổng kết lại cá ý kiến. 5- PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN a- Khái niệm; - Dạy học Đạo đức ở lớp Một có thể bắt đầu một truyện kể Đạo đức , truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong một tình huống cụ thể ( thường là gương tốt ), để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích . Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp Một . Nó giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng , sống động . b-Cách kể chuyện ; -Để thu hút , hấp dẫn được học sinh, trước hết giáo viên phải nắm vững nội dung truyện , có xúc cảm với truyện . Khi kể , giáo viên phải biết nhấn mạnh vào những chi tiết chủ yếu của truyện , giọng kể phải khoan thai , rõ ràng , truyền cảm. Có nhiều cách kể khác nhau ; -Có thể kể , vừa làm điệu bộ; vừa kể vùa sử dụng tranh minh hoạ . -có thể kết hợp giữa lời kể của giáo viên biểu diển minh hoạ của hoc sinh -Có thể giáo viên kể lần thứ nhất , sau đó yêu cầu 1-2 học sinh kể lai ; -Có thể kể chuyện với kết cục để mở và yêu cầu học sinh tự7 hoàn thiện phần kết ; -Có thể kể chuyện theo nhóm ( bắt đầu bằng một học sinh rồi những em khác thêm thắt vào cho đến em cuối cùng kết thúc câu chuyện)…. III / QUY TRÌNH DẠY- HỌC CHUNG MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC A/ Mục đích yêu cầu: B/ Đồ dùng dạy học: C/ Các hoạt động dạy - học : I/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Bài mới: 3/ luyện tập. D/ Củng cố - Dặn dò:

File đính kèm:

  • docbao cao chuyen de mon dao duc lop 1.doc
Giáo án liên quan