I.MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC:
1. Học sinh nắm một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2.Một số kỹ năng ban đầu học sinh cần có:
- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống, sản xuất.
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề lớp 5 môn: Khoa học - Năm học: 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ LỚP 5
MÔN: KHOA HỌC
NĂM HỌC: 2008 – 2009
I.MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC:
1. Học sinh nắm một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2.Một số kỹ năng ban đầu học sinh cần có:
- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong qua trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ
- Phân tích , so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Một số thái độ và hành vi:
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
II. NỘI DUNG MÔN KHOA HỌC LỚP 5:
1.Nội dung chương trình:
* Chủ đề: Con người và sức khoẻ:
- Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người. Vệ sinh ở tuổi dậy thì.
- An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn: Không sử dụng các chất gây nghiện; sử dụng thuốc an toàn; phòng tránh một số bệnh ( sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/AIDS); phòng tránh xâm hại; phòng tránh tai nạn giao thông.
* Chủ đề : Năng lượng:
- Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: tre, mây, song, kim loại ( sắt, đồng, nhôm ) và hợp kim ( gang, thép ), đá vôi, gốm ( gạch, ngói ), xi măng, thuỷ tinh, tơ sơị.
- Sự biến đổi của chất.
- Sử dụng một số nguồn năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí đốt; Mặt trời, gió, nước; năng lượng điện ( thắp sáng, đốt nóng, chạy động cơ ).
* Chủ đề: Thực vật và động vật :
- Sự sinh sản của thực vật.
- Sự sinh sản của động vật.
* Chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ( một số ví dụ ). Vai trò của môi trường đối với con người. Tác động của con người đối với môi trường tự nhiên. Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Kế hoạch dạy học môn khoa học:
2.1. Thời lượng: 2 tiết/ tuần x 35 = 70 tiết.
2.2.Phân bố nội dung chương trình:
* Chủ đề: Con người và sức khoẻ: 19 tiết + 2 tiết ôn tập.
* Chủ đề : Năng lượng: 25 tiết + 2 tiết ôn tập và kiểm tra học kỳ I + 2 tiết ôn tập chủ đề.
* Chủ đề: Thực vật và động vật : 10 tiết + 1 tiết ôn tập chủ đề.
* Chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 7 tiết + 1 tiết ôn tập chủ đề + 1 tiết ôn tập và kiểm tra cuối năm.
III. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC:
1.Nội dung:
1.1. Con người và sức khoẻ: 19 bài mới và 2 bài ôn tập.
* Nội dung chính của chủ đề này:
- Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người.
- Vệ sinh phòng bệnh.
- An toàn trong cuộc sống.
1.2. Vật chất và năng lượng: 25 bài mới và 4 bài ôn tập.
* Nội dung chính của chủ đề này:
- Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng.
- Sự biến đổi của chất.
- Sử dụng năng lượng.
1.3. Thực vật và động vật: 10 bài mới và 1bài ôn tập.
* Nội dung chính của chủ đề này:
- Sự sinh sản của thực vật.
- Sự sinh sản của động vật.
1.4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 7 bài mới và 2 bài ôn tập.
* Nội dung chính của chủ đề này:
- Môi trường và tài nguyên.
- Mối quan hệ giữa môi trường và con người .
2. Hình thức:
2.1. Khổ sách: 17 x 24 cm.
2.2. Cách trình bày: Gồm có kênh chữ và kênh hình. Nói đến kênh hình phải kể đến các ký hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập của học sinh , có 6 loại ký hiệu:
-Kính lúp: Yêu cầu học sinh phải quan sát các tranh ảnh trong sách trước khi trả lời câu hỏi .
- Dấu chấm hỏi: Yêu cầu học sinh ngoài việc quan sát tranh ảnh trong sgk mà còn phải liên hệ thực tế hoặc sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Cái kéo và quả đấm: Yêu cầu học sinh thực hiện các trò chơi học tập.
- Bút chì: Yêu cầu học sinh vẽ về các những gì đã học.
- Ống nhòm: Yêu cầu học sinh thực hành hoặc làm thí nghiệm hoặc bài tập.
- Bóng đèn toả sáng: Thể hiện mục bạn cần biết ( chỉ yêu cầu học sinh đọc, hiểu; không yêu cầu học sinh học thuộc lòng ).
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC:
Dạy học môn Khoa học cần phải sử dụng tích hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thí nghiệm.
Phương pháp dạy học theo nhóm.
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
Phương pháp động não.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC:
1. Mục đích đánh giá.
- Đánh giá để nhận định kết quả học tập của học sinh.
- Đề xuất những biện pháp để cải tiến cách dạy, cách học; nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
2. Cách đánh giá:
- Kết hợp việc cho điểm với nhận xét để giúp học sinh nhận ra những kiến thức, kỹ năng cần bổ sung.
- Phối hợp các hình thức kiểm tra nói, kiểm tra viết.
- Có thể kiểm tra, đánh giá từng cá nhân học sinh hoặc một nhóm học sinh.
3. Công cụ đánh giá:
- Phối hợp các loại câu hỏi như:
+ Câu hỏi tự luận.
+ Câu hỏi trắc nghiệm.
Phối hợp các loại bài tập lý thuyết và bài tập thực hành,.
VI. QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC: Thực hiện qua các bước sau:
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức.
2.Kỹ năng.
3.Thái độ.
B.Chuẩn bị:
1.Phần chuẩn bị của giáo viên.
2.Phần chuẩn bị của học sinh.
C. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động :
Hoạt động 1.
Hoạt động 2,
3. Củng cố.
4. Dặn dò.
VII. Dạy minh họa: Bài: Cây con mọc lên từ hạt ( Gv dạy: Nguyễn Thị Liễu)
Sơn Thành Đông ngày12 tháng 3 năm 2009
Người viết
HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Khoa học
Bài: Cây con mọc lên từ đất
Gv dạy:Văn Danh
Ngày dạy: 14 – 3 - 2009
I/Mục tiêu : Giúp HS:
- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
- Nêu được điều kiện nảy mầm, quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
- Hs yêu thiên nhiên và ham thích nghiên cứu khoa học.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV: - Hình vẽ trong SGK trang 100, 101.
- HSø: - Chuẩn bị theo cá nhân.
III.Các hoạt động dạy học:
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
30’
10’
10’
7’
3’
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
- Nêu cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Sự thụ phấn là gì?
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Cây con mọc lên từ hạt
4. Dạy - học bài mới :
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ và hướng dẫn.
® Giáo viên kết luận :
Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Gv cho nhóm trưởng điều khiển làm việc.
Giáo viên tuyên dương nhóm có 100% các bạn gieo hạt thành công.
® Giáo viên kết luận:
Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)
Hoạt động 3: Quan sát.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận
* Cách tiến hành:
* GV hướng dẫn HS thực hiện.
Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
5/Củng cố - Dặn dò :
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài.
- Xem lại bài. Chuẩn bị: “Cây con có thể mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ ?”.
- Nhận xét tiết học .
Ổn dịnh trật tự.
1 Học sinh trả lời.
1 hs trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm4.
Nhóm trường điều khiển thực hành.
Tìm hiểu câu tạo của 1 hạt.
Tách vỏ hạt đậu xanh hoặc lạc.
Quan sát bên trong hạt. Chỉ phôi nằm ở vị trí nào, phần nào là chất dinh dưỡng của hạt.
Cấu tạo của hạt gồm có mấy phần?
Tìm hiểu cấu tạo của phôi.
Quan sát hạt mới bắt đầu nảy mầm.
Chỉ rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
Hoạt động nhóm 4.
Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
-Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Hai học sinh ngồi cạnh quan sát hình trang 101 SGK.
Mô tả quá trình phát triển của cây mướp khi gieo hạt đến khi ra hoa, kết quả cho hạt mới.
- Cả lớp nhận xét.
- 2 hs nêu phần đọc hiểu / sgk.
- Hs về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: “Cây con có thể mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ ?”.
Sơn Thành Đông ngày 13 – 3- 2009
Người soạn bài và dạy minh hoạ
Văn Danh
---------------------------------------------
File đính kèm:
- chuyendekhoahoc.doc