Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thi đua học tập giữa các tổ
-Động viên, khen thưởng các học sinh có tiến bộ trong học tập và những học sinh đạt thành tích cao trong học tập
3.7.4/ Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học :
Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì công nghệ thông tin là là phương tiện dạy học đạt kết quả cao. Vì vậy việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao chất lượng cho học sinh là cần thiết nhưng sử dụng công nghệ thông tin như thế nào cho có hiệu quả mới là vấn đề quan trọng .Nếu sử dụng công nghệ thông tin để trình chiếu những gì có trong sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho học sinh xem thì trở nên không có hiệu quả.Ngược lại giáo viên phải biết chọn lọc những yếu tố nào cần thiết phải sử dụng CNTT,tìm thêm những hình ảnh minh hoạ và những tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng để học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn
3.7.5/ Phân công chuyên môn:
Vấn đề này đóng môt vai trò quan trọng trong việc việc quyết định chất lượng học tập của học sinh .Do đó trong quá trình phân công chuyên môn phải nắm được tình hình giảng dạy ,phương pháp giảng dạy , năng lực ,sở trường của từng giáo viên để có định hướng phân công hợp lí nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.Vì vậy khi phân công chuyên môn cho giáo viên thì phải phân công đúng với năng lực,phương pháp giảng dạy và sở trường của giáo viên đó để họ thực hiện có chất lượng trong công tác giảng dạy.Cụ thể năng lực của giáo viên phù hợp với lớp nào thì phân công cho họ giảng dạy lớp đó
3.7.6/ Ra đề kiểm tra :
Trong quá trình giảng dạy,giáo viên bộ môn cần nắm các đối tượng học sinh theo từng lớp,bao gồm học sinh giỏi,khá,trung bình,yếu để ra một đề kiểm tra phù hợp với với các đối tượng học sinh và đảm bảo được kiến thức cơ bản ,nâng cao ,mở rộng cần có .Nên ra đề kiểm tra phù hợp với trình độ và chương trình học của học sinh ,không nên ra đề quá dễ sẽ làm cho đối tượng học sinh khá, giỏi lười học ,xem thường ,cũng không nên ra đề quá khó hoặc đánh đố học sinh,vì như vậy sẽ làm cho học sinh thiếu tự tin trong việc học và gây áp lực lớn đối với học sinh khi làm bài kiểm tra .Do đó phải ra đề phù hợp với các đối tượng học sinh và lấy học sinh trung bình làm trung tâm .Đề kiểm tra phải có 1-2 câu nâng cao ,mở rộng để khuyến khích sự cố gắng tìm tòi học hỏi của học sinh khá, giỏi.Với một đề kiểm tra như thế sẽ khuyến khích được tất cả các đối tượng học sinh cố gắng học tập để đạt kết quả cao
3.7.7/ phương pháp học nhóm
Đây là vấn đề giúp học sinh tích cực học tập để nâng cao chất lượng nếu như việc tổ chức học nhóm có khoa học ,phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.Ngược lại sẽ gây ra hậu quả là có nhiều học sinh không hiểu bài ,không phát huy được tính tích cực của tất cả các học sinh .Vì vậy để học nhóm có kết quả thì giáo viên phải đưa ra yêu cầu về nội dung, kiến thức, thời gian. Phải phân chia nhóm học sinh (tốt nhất là mỗi nhóm gồm 2 bàn với 4 học sinh ), trong đó giáo viên phải phân đều học sinh khá, giỏi, yếu, kém để học sinh khá,giỏi có thể hướng dẫn cho học sinh yếu ,kém những vấn đề mà các em chưa hiểu .Trong khi làm bài theo nhóm phải giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật ,ý thức học tập để các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết về nội dung, kiến thức mà giáo viên giao cho .Sau khi các em hoàn thành xong bài tập, cần dành thời gian cho các em trình bày bài làm của mình ,học sinh các nhóm khác nêu nhận xét và có thể đặt vấn đề để các em tiếp tục giải quyết .Giáo viên là người chốt lại các vấn đề quan trọng cần thiết mà các em cần nắm vững trong tiết học ,sửa sai những chỗ nếu có mà học sinh không biết là sai.Mở rộng ,nâng cao kiến thức trong trường hợp có thể
3.7.8/ Giáo viên bộ môn giúp học sinh trong việc chuẩn bị bài ở nhà :
Học sinh vừa phải học bài cũ ,vừa phải chuẩn bị bài mới ,đây là vấn đề khó khăn cho các em học sinh vì các em phải tốn rất nhiều thời gian cho việc soạn bài mới .Học sinh soạn bài nhưng không chắc gì học sinh hiểu bài ,có khi học sinh mở sách ra chép vào tập để gọi là có soạn bài nhưng thực tế các em chẳng hiểu gì cả .Vì vậy, giáo viên là người quyết định trong việc soạn bài của học sinh .Để học sinh có hứng thú trong việc soạn bài và trình bày bài soạn của mình trước lớp thì vai trò hướng dẫn của người giáo viên là vô cùng quan trọng .Giáo viên bộ môn không nên yêu cầu học sinh soạn tất cả những gì sách giáo khoa ghi chép mà không hướng dẫn học sinh ,yêu cầu học sinh làm như vậy thì học sinh chỉ viết cho xong mà không cần phải hiểu .Vậy muốn có kết quả trong việc soạn bài của học sinh và tạo cho học sinh sự hứng thú tìm tòi trong học tập thì người giáo viên cần có những câu hỏi gợi mở ,những hướng dẫn cụ thể ,cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề để học sinh có cơ sở soạn bài . Cho học sinh trình bày phần bài soạn của mình trên lớp,học sinh khác bổ sung sửa chữa .Gíao viên chốt lại kiến thức từng phần cho học sinh để hầu hết học sinh được hiểu bài và trong từng phần đó giáo viên cần có sự mở rộng nâng cao kiến thức để phát huy tính tích cực học tập của học sinh ,đồng thời tạo sự hứng thú trong học tập.Để đa số học sinh hiểu bài thì giáo viên phải kiểm tra việc soạn bài của từng học sinh .Khi dạy bài mới giáo viên cần nêu ra những tình huống có vấn đề ,học sinh căn cứ vào việ c soạn bài và khả năng tư duy của mình để giải quyết vấn đề
3.7.9/ Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu:
Kiểm tra chất lượng đầu năm học ,trên cơ sở đó phân loại học sinh
- Đối với học sinh giỏi, phân theo môn và bố trí giáo viên giỏi bồi dưỡng
- Đối với học sinh yếu, tổ chức cho các em học phụ đạo và phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy
Thực hiện song song việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu thì chất lượng học tập của học sinh được nâng lên .Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu phải thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9 thì mới có kết quả cao
3.7.10/ Tổ chức các hoạt động vui để học:
Để giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học ,đồng thời tạo sự hứng thú trong học tập thì cần tổ chức các hoạt động vui để học cho học sinh tham gia ví dụ:
- Tổ chức thi kiến thưc phổ thông
- Tổ chức đố vui để học
Để thực hiện tốt thì giáo viên cần phải soạn một bộ đề phù hợp với với kiến thư(c từng lớp .Trên đề thi nên chú trọng đến kiến thức cơ bản ,một phần nâng cao mở rộng ở mức độ vừa phải để các em có thể tự giải quyết được .Nên tổ chức thi theo từng khối lớp để tất cả các em đều được tham gia .Trong quá trình thi cũng giúp học sinh nhớ lại phần lớn kiến thức đã học ,những dạng bài tập giải nhanh….,tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập ,giúp các em tìm tòi học hỏi
3.3/ Phụ đạo học sinh yếu kém
Lựa chọn đối tượng: căn cứ vào kết quả học tập lựa chọn ra đối tượng học sinh yếu kém.
Lên chương trình:
+ Lập kế hoạch dạy phụ đạo thông qua hội phụ huynh học sinh xin ý kiến .
+ Thông qua các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh động viên các em yếu kém tham gia học phụ đạo.
+ Phân công , động viên giáo viên bộ môn tham gia dạy lớp phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Thảo luận phương pháp, nội dung giảng dạy phù hợp với kiến thức học sinh để học sinh yếu kém có hứng thú học tập và lĩnh hội kiến thứ dừng để học sinh nản chí.
Tổ chức thực hiện.
+ lập danh sách , bố trí từng lớp học phụ đạo.
+ Phân công chuyên môn và lập thời khoá biểu.
+ Lập sổ đầu bài, sổ điểm danh theo dõi sỉ số học sinh.
Tổ chức theo dõi và thực hiện việc đáng giá hàng tuần, tháng rút kinh nghiệm để kịp thời điểu chỉnh ,cải biến đề ra biện pháp thục hiện phù hợp.
3.4/ Bồi dưỡng học sinh giỏi
Lựa chọn đối tượng: căn cứ vào kết quả học tập lựa chọn ra đối tượng học sinh khá giỏi.
Lên chương trình:
+ Lập kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua hội phụ huynh học sinh xin ý kiến .
+ Thông qua các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh động viên các em khá giỏi tham gia học tập bồi dưỡng.
+ Phân công , động viên giáo viên bộ môn tham gia dạy lớp học sinhbồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Thảo luận phương pháp, nội dung giảng dạy phù hợp với kiến thức học sinh để học sinh khá giỏi có hứng thú học tập và lĩnh hội kiến thứ dừng để học sinh nản chí.
Tổ chức thực hiện.
+ Lập danh sách , bố trí từng lớp học bồi dưỡng.
+ Phân công chuyên môn và lập thời khoá biểu.
+ Lập sổ đầu bài, sổ điểm danh theo dõi sỉ số học sinh.
- Tổ chức theo dõi và thực hiện việc đáng giá hàng tuần, tháng rút kinh nghiệm để kịp thời điểu chỉnh ,cải biến đề ra biện pháp thực hiện phù hợp.
3.5/ Dự giờ kiểm tra nội bộ, học tập kinh nghiệm
Lựa chọn đối tượng: tất cả các giáo viên là thành viên tổ chuyên môn.
Lên chương trình
+ Lập kế hoạch dự giờ kiểm tra nội bộ, học tập kinh nghiệm. (1/3 thanh tra toàn diện, 2/3 thanh tra chuyên đề, tất cả đều được dự giờ thăm lớp học tập kinh nghiệm)
- Tổ chức thực hiện
+ Dựa vào kế hoạch, tổ chức, phân công dự giờ kiểm tra nội bộ, học tập kinh nghiệm, kiểm tra hồ sơ giáo án
+ Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc dự giờ kiểm tra nội bộ, học tập kinh nghiệm chuyên môn.
3.6 / Hội giảng giáo viên giỏi.
Lựa chọn đối tượng: tất cả các giáo viên là thành viên tổ chuyên môn đều được tham gia hội giảng giáo viên giỏi cấp tổ; Giáo viên giỏi cấp tổ được tham gia hội giảng cấp trường; giáo viên giỏi cấp trường hai năm liền có sáng kiến kinh nghiệm được cấp huyên công nhân thì đựoc tham gia hội giảng giáo viên giỏi cấp huyện.
Lên chương trình
+ Lập kế hoạch hội giảng gồm: ngày dạy, tiết dạy, lớp dạy, bài dạy, tiết dạy theo phân phối chương trình;Thành lập ban giám khảo
- Tổ chức thực hiện
+ Dựa vào kế hoạch, tổ chức hội giảng giáo viên giỏi
+ Tổ chức nhận xét, đánh giá xếp loại.
+ Tổ chức tổng kết hội giảng rút kinh nghiệm.
4/ Kết luận:
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường đã được bộ Giáo Dục Và Đào Tạo quy định trong điều lệ trường trung học năm 2007.Trong quá trình thực hiện, Tôi đã rút ra những kinh nghiệm thực tế và đã trình bày ở trên, chắc chắn chưa được đầy đủ và hoàn thiện, rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp.
Sơn Bình ngày 22 tháng 03 năm 2010
Xác nhận của BGH Người làm chuyên đề
Nguyễn Hữu Hướng
File đính kèm:
- Hoat dong cua to chuyen mon trong nha truong.doc