Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội1. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi làquyền lực chính trị.
Trong các công việc chung của xã hội thì công việc của nhà nước chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu thế luôn luôn muốn giành lấy vai trò thực hiện các công việc chung để xác lập và duy trì địa vị thống trị của giai cấp mình. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền lực nhà nước.
Tất nhiên, chính trị không chỉ bao gồm các công việc của nhà nước. Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì còn hàng loạt vấn đề chung khác cần giải quyết như các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, ý thức, đạo đức xã hội, các phương án giải quyết các vấn đề chung của xã hội khác với giai cấp, tầng lớp nắm quyền. Vì vậy, bên cạnh nhà nước trong xã hội còn tồn tại các tổ chức chính trị khác.
b) Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị.
Trong chế độ dân chủ, các thành viên của xã hội cũng như các tổ chức xã hội đều được tham gia ở mức độ nhất định hoạt động chính trị. Nhưng không phải vì thế mà các tổ chức xã hội đó đều được gọi là các tổ chức chính trị. Chỉ những tổ chức được lập ra chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị thì mới gọi là tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị có thể thực hiện các hoạt động khác nhưng đó không phải nhiệm vụ cơ bản của nó.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Hệ Thống chính trị ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước"10.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta, được hình thành nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên; thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý các công việc nhà nước, công việc xã hội; nâng cao tính tích cực của mỗi công dân. Trong xã hội ta, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng Nhà nước mà còn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Vì vậy, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức hợp pháp được tổ chức ra để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị tùy theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Cùng với hình thức tổ chức của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: tổ chức cơ sở đảng Hội đồng nhân dân xã, phường; ủy ban nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường; các tổ chức chính trị - xã hội khác: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh ở xã, phường, thị trấn...
Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
2. Nhiệm vụ chính trị của người cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta. Vì vậy, nhiệm vụ chính trị của người cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là rất to lớn, quan trọng, trực tiếp góp công, góp sức xây dựng hệ thống chính từ ngày càng vững mạnh. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở, có thể nêu những nhiệm vụ cụ thể của mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trí - xã hội ở cơ sở là:
- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh.
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
- Tích cực tham gia và thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, hăng hái đi đầu trong mọi lĩnh vực học tập và công tác.
- Luôn luôn học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động trong phong trào do các tổ chức chính trị - xã hội phát động; trực tiếp tham gia xây dựng tổ chức của mình ngày càng phát triển mạnh và bền vững.
10 SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG NĂM 2013
1. Quốc hội thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi
Tại các kỳ họp thứ 5 và thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi, Luật Đất đai sửa đổi và nhiều luật quan trọng khác; quyết định nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong chặng đường còn lại của Kế hoạch 5 năm (2011-2015); tăng cường giám sát tối cao qua việc lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Các sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đáp ứng mong đợi của cử tri và đồng bào cả nước.
2. Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng
Hội nghị lần thứ 7 và lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã quyết định nhiều chủ trương, quyết sách lớn với việc ban hành những Nghị quyết quan trọng về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đưa đất nước phát triển bền vững.
3. Bước đầu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức thấp
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, Việt Nam bước đầu thực hiện thành công mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Với các giải pháp điều hành quyết liệt của Chính phủ, lạm phát năm 2013 được kiểm soát ở mức thấp nhất trong 10 năm qua (6,04%); tăng trưởng kinh tế đạt 5,42%; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 22 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 132 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay.
4. Đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sỹ cách mạng kiên trung, vị tướng tài ba, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã về cõi vĩnh hằng ở tuổi 103, để lại trong lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế niềm tiếc thương vô hạn. Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của Đại tướng in đậm trong lòng dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc.
5. Việt Nam lần đầu trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Năm 2013, Việt Nam đạt nhiều thành công trên lĩnh vực đối ngoại, lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất trong số các ứng cử viên; chủ động, tích cực tham gia nhiều cơ chế hợp tác quan trọng của khu vực và toàn cầu; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều nước... góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
6. Bước chuyển mạnh mẽ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có bước chuyển mạnh mẽ với sự đồng thuận, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bộ máy các cơ quan phòng chống tham nhũng được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương; công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến Vinalines, Vifon, ALC II thuộc Agribank..., được đưa ra xét xử nghiêm minh.
7. Sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế
Bên cạnh thành tựu đã đạt được, một số vụ sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế bị phát hiện: Cơ sở thẩm mĩ Cát Tường phi tang xác nạn nhân; “nhân bản” xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội); “ăn bớt” vắcxin tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội... gây bức xúc trong dư luận xã hội, đòi hỏi ngành y tế phải tăng cường chấn chỉnh quản lý hoạt động khám chữa bệnh, nâng cao y đức, củng cố niềm tin trong nhân dân.
8. Dân số Việt Nam đạt mốc 90 triệu người
Đón công dân thứ 90 triệu vào ngày 1/11/2013, Việt Nam đã trở thành quốc gia có số dân đông thứ 14 trên thế giới và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, Việt Nam có lợi thế to lớn là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
9. Thiên tai, hỏa hoạn diễn biến phức tạp
Năm 2013, thiên tai bão lũ diễn biến phức tạp và bất thường, với 15 cơn bão xuất hiện trên Biển Đông, trong đó 8 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các tỉnh miền Trung.
Cùng với thiên tai, nhiều vụ cháy, nổ kinh hoàng liên tiếp xảy ra, cướp đi sinh mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước, cảnh báo về công tác quản lý trong phòng, chống cháy nổ.
10. Thể thao Việt Nam đạt thành tích cao tại SEA Games 27
Với 73 huy chương vàng, 86 huy chương bạc và 86 huy chương đồng, đoàn Thể thao Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 27 (SEA Games 27) được tổ chức tại Myanmar. Thành công của Thể thao Việt Nam in đậm dấu ấn của các môn thể thao cơ bản và thế mạnh như: Điền kinh, Vật (cùng 10 huy chương vàng); Bắn súng (7 huy chương vàng); Vovinam (6 huy chương vàng); Bơi, Taekwondo, Wushu (cùng 5 huy chương vàng).../.
**************************************************************
File đính kèm:
- TAI LIEU TAP HUAN CONG DOAN CHUYEN DE 3.docx