Chuyên đề : "Giúp học sinh lớp 3 học tốt phép chia"

I. TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG.

Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tìm hiểu nội dung chương trình dạy học phép chia ở lớp 3 có một số hạn chế như sau:

1. Nội dung chương trình SGK :

Ở lớp 3 học sinh được học về phép chia với thời gian là 46 tiết học không kể những tiết ôn tập cuối năm, trong đó :

 - Kỳ I: 37 tiết

 - Kỳ II: 11 tiết

Hệ thống bài luyện tập thực hành đã được đưa vào theo các dạng bài khác nhau nhưng chưa đa dạng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 12658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : "Giúp học sinh lớp 3 học tốt phép chia", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người giáo viên còn cần phải biết phân loại nội dung dạy học phép chia thành từng tiểu loại nhỏ để ứng với mỗi loại có những phương pháp giảng dạy phù hợp có như thế thì hiệu quả học tập của học sinh mới cao. 4. RÌn kÜ n¨ng cho häc sinh th«ng qua hÖ thèng bµi tËp. Các dạng bài tập khi học phép chia ở lớp 3. Trong quá trình dạy học phép chia ở lớp 3 các bài tập đưa ra được xếp vào các dạng cụ thể * Dạng 1: Các bài tập dạng "Chia trong bảng" Đây là loại bài đặc trưng của phép chia. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học toán nói chung và dạy học toán lớp 3 nói riêng" các bảng chia" có thể coi là "con đường độc đáo" để dẫn học sinh tới kho tàng trí thức về phép chi. Khi học vể loại bài này học sinh cần: - Thuộc bảng chia - Biết chia nhẩm trong phạm vi bảng chia và giải các bài toán có lời văn có liên quan đến bảng chia Khi dạy các bài thuộc loại này chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau đây: 1. Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập bảng chia Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các tấm bìa có chấm tròn để lập lại bảng nhân, rồi từ tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân thành một công thức chia tương ứng Ví dụ: Bài, "Bảng chia 6" Giáo viên cho học sinh lấy ra một tấm bìa( có 6 chấm tròn), giáo viên "6 lấy 1 bằng mấy?" (6 lấy 1 lần bằng 6) Giáo viên chỉ vào một tấm bìa có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm ( 6 chấm tròn chia thành nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được một nhóm; 6 chia 6 được 1) Giáo viên ghi bảng 6 : 6 = 1 Giáo viên chỉ là gọi học sinh đọc 6 x 1 = 6 6 : 6 = 1 Các công thức khác giáo viên làm tương tự 2. Bước 2. Ghi nhớ bảng chia Giáo viên dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp học sinh ghi nhớ bản chia vừa lập. Ví dụ: Hình thức xóa dần. Hình thức " thi lập lại bảng chia" Hình thức đố. 3. Bước 3 : Thực hành. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK để củng cố lại các kiến thức vừa học. - Các bài tập này rất phổ biến trong các tiết học vể bảng từ bảng 6 đến bảng 9 - Số lượng bài tập:26 bài * Ví dụ 1: Bài tập 2 trang 36 Tính: 28:7; 35:7; 21:7; 14:7; 42:7; 42:6; 25:5; 49:7; * Dạng 2: Các bài tập dạng "Chia ngoài bảng" Đây là loại bài mở rộng kiến thức bảng chia và dừng lại ở chia cho số có một chữ số. Nó là nền tảng để học sinh thực hiện chia cho số có 2.3.4... chữ số khi dạy các bài thuộc loại này chúng ta nên tiến hành theo các bước sau đây Bước 1: Giáo viên đưa ra các bài tập áp dụng để học sinh nắm chắc hơn kiến thức Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm lần lượt từng bài tập trong SGK * Các bài tập về chia có dư. Ví dụ 1: Bài tập 1 trang 29 17:5 19: 3 29:6 19:4 Ví dụ 2: Bài tập 1 trang 30 * Các bài tập về chia hết: Ví dụ 1: Bài tập 1 trang 118 Ví dụ 2: Bài tập 1 trang 28 a) Đặt tính rồi tính 48 : 2; 84 : 4 ; 55 : 5; 96 : 3 b) Đặt tính rồi tính theo mẫu: Ví dụ 3: Bài tập 1 trang 163 Ví dụ 4: Bài tập 4 trang 165: 15000 : 3 ; 24.000 : 4 ; 56.000 : 7 * Dạng 3: Bài tập về thành phần chưa biết của phép tính nhân và phép tính chia. Loại củng cố, loại này áp dụng cho các bài luyện tâp, ôn tập, giúp học sinh khái quát lại kiến thức này áp dụng và mở rộng kiến thức đã đạt được. Khi dạy loại bài này chứng ta có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Hướng dẫn học sinh thực hành, Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa và có thể tìm ra các kiến thức mới trong các bài đã làm. Ví dụ: Dạy bài "luyện tập vể chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số". Học sinh được thực hành bài tập BT4: Tính nhẩm 6000 : 2= 8000 : 4 = 9000 : 3 = Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài rồi rút ra quy tăc làm. Bước 2: Hướng dẫn học sinh khái quát các kiến thức đã học, đã ôn trong bài. Ví dụ: Sau khi làm song các bài tập trong tiết học " luyện tập vể chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số GV đặt câu hỏi? Khi chia nếu 1 hàng nào đó của số bị chia không chia hết cho số chia để chia tiếp ta làm như thế nào Ví dụ 1: Bài 2 trang 39 Tìm x: x x 7= 2107 8x x =1640 x x 9 = 2763 - x x 7 = 2107 ? Đọc yêu cầu bài toán ? ? Nêu các thành phần của phép tính ? (x là thừa số, 7 là thừa số, 2107 là tích) ? Tìm thành phần gì ? ( Tìm thừa số) ? Cách tìm thừa số ? ( Lấy tích chia cho thừa số kia – 2107 : 7) - x x 7 = 2107 x = 2107 : 7 x = 301 Ví dụ 2: Bài 2 trang 39 Ví dụ 3: Bài tập 2 trang 219 * Dạng 4: Các bài tập dạng tính giá trị của biểu thức (có liên quan đến phép chia) Ở dạng bài này, tôi hướng dẫn học sinh: - Đọc kỹ đầu bài : - Trong dãy phép tính, biểu thức có phép tính gì ? - Cách làm dãy phép tính, biểu thức có phép mà đã nêu ? - Trình bày đẹp. Tôi chia dạng bài tập này thành 2 dạng nhỏ : Biểu thức không có dấu ngoặc Ví dụ 1: Bài tập 2 trang 79 Tính giá trị cùa biểu thức 64: 8 + 30 306 + 93 : 3 69218 - 26736 :3 30507 + 27876 :3 Biểu thức có chứa dấu ngoặc Ví dụ 1: Bài tập 3 trang 83 Tính giá trị của biểu thức: a) 72 : (2 x 4 ) 64 : (8 : 4 ) Ví dụ 2: Bài tập 3 trang 163 Tính giá trị của biểu thức: a) (35281 + 51465) :2 (1545 - 8221) ;4 Khi đã phân chia ra các dạng nhỏ, để giúp các em nắm các quy tắc tính cho từng dạng cụ thể. - Biểu thức chỉ có phép tính nhân và chia hoặc cộng và trừ. ( ta thực hiện phép tính từ trái qua phải) - Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ, nhân, chia. ( ta thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau) - Biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn ( ta là các phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau) Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức các em còn hay sai. Do các em nắm các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức một cách máymóc hay học vẹt ( đọc thuộc quy tắc nhưng khi thực hiện lại sai ) . Ví dụ : 86 – 10 x 4 = 40 - 86 = 46 ( sai ) ( 1 ) 24 : 3 x 2 = 24 : 6 = 4 ( sai ) ( 2 ) Học sinh hay nhầm lẫn trong quá trình thực hiện tính . Vì khi vận dụng quy tắc : “ Đối với biểu thức không có dấu ngoặc đơn và có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ( làm tính nhân chia trước , cộng trừ sau )”. + Sai lầm ở trường hợp ( 1 ). Do các em hiểu là nhân trước nên các em ghi ngay kết quả lên trước . + Sai lầm ở trường hợp ( 2 ). Do các em chưa nhớ kỹ quy tắc còn nhầm lẫn giữa quy tắc này và quy tắc kia. * Trường hợp học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức còn nhầm lẫn : Ví dụ : 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 ( đúng ) hoặc : có học sinh ghi . 60 + 35 : 5 = 7 + 60 = 67 vẫn đúng Tuy nhiên do suy luận của các em chưa lôgic;chưa hiểu số bản chất của dãy tính. Vì thế khi dạy học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức học sinh cần nhắc lại quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức . Để giúp học sinh nắm các quy tắc thực hiện tính giá trị biểu thức, ngoài các bài tập ở SGK, giáo viên cần cho học sinh làm các bài tập cùng dạng , nhưng với các số khác nhau . Giáo viên cần uốn nắn những sai lầm của học sinh mắc phải một cách kịp thời . * Giáo viên cần lưu ý ngay, để học sinh có thói quen. Bằng cách đưa ra ví dụ cho học sinh hiểu rõ vì sao phải như vậy . Ví dụ : 86 - 10 x 4 = 86 - 40 = 46 Tránh trường hợp các em ghi 86 - 10 x 4 = 40 - 86 = 46 Vì các em nói là nhân trước, trừ sau và ghi như vậy . Chẳng hạn, khi làm bài tập 71 - 16 : 2 nếu học sinh không nhớ quy tắc đã học thì nói chung cũng khó có thể làm sai vì ( 55 không chia hết cho 2 ) ,nhưng ta đổi thành : 96-60:3 thì buộc học sinh phải nhớ quy tắc mới làm đúng được : Ví dụ : 96 - 60 : 3 = 96 - 20 96 - 60 : 3 = 96 : 3 = 76 ( đúng ) = 12 ( sai ) Hoặc : 24 : 3 x 2 = 8 x 2 24 : 3 x 2 = 24 : 6 = 16 ( đúng ) = 4 ( sai ) Học sinh cũng nhầm lẫn như vậy. Vì thế giáo viên cần nhấn mạnh là “ hai phép nhân chia là bình đẳng” nghĩa là phép nào viết trước thì làm trước, có như vậy thực hiện mới đúng kết quả . * Dạng 5: Các dạng bài tập dạng so sánh biểu thức (có liên quan đến phép chia) Ví dụ 1: Bài 3 trang 79 55 : 5 x 3 ........32 30..........(70 + 23 ) : 3 25 + 5.......40 : 2 +6 120........484 : (2 + 2 ) * Bài tập trắc nghiệm Ví dụ 1: Bài tập 2 trang 30 Đúng ghi Đ, sai ghi S * Dạng 6: Toán có lời văn liên quan đến phép chia Ở dạng bài này, tôi hướng dẫn học sinh theo các bước sau: - Đọc kỹ đầu bài : - Bài toán cho gì, hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng toán nào ? - Trình bày bài giải đẹp. Ví dụ 1: Bài tập 3 trang 57 Một con lợn cân nặng 42kg, một con ngỗng nặng 6kg. Hỏi con lợn cân nặng gấp mấy lần con ngỗng? Tôi hướng dẫn học sinh giải : Gọi 2,3 học sinh đọc bài toán. ? Bài toán cho gì, hỏi gì ? (Một con lợn cân nặng 42kg, một con ngỗng nặng 6kg) - Bài toán thuộc dạng toán nào ? ( số lớn gấp mấy lần số bé) - Muốn biết con lợn cân nặng gấp mấy lần con ngỗng ta làm thế nào ? ( lấy số cân của con lợn chia cho số cân của con ngỗng) Bài giải Con lợn cân nặng gấp số lần con ngỗng là : 42 : 6 = 7 (lần) Đáp số : 7 lần Ví dụ 2: Bài tập 2 trang 62 ( tương tự VD1) III. KẾT LUẬN . Với nội dung dạy phép chia ở lớp 3 cũng vậy để thực hiện được yêu cầu đề ra người giáo viên cần phải tìm hiểu lại nội dung và phương pháp dạy về phép chia để: - Thấy được những điểm mới trong dạy phép chia ở lớp 3. - Thấy được dụng ý trong cách sắp xếp từng bài học từng nội dung học. - Nắm vững cách sắp xếp các bài tập trong từng bài học để có cách giảng dạy phù hợp. Giáo viên cũng tìm ra các bài tập khó có hướng dẫn học sinh sao cho để hiểu nhất. Giáo viên cũng cần để ra các phương pháp giảng dạy phù hợp cho các nội dung học. Đối với học sinh cần có sự quan tâm của giáo viên đến tất cả các đối tượng học sinh để các em đạt được mục tiêu giáo dục để ra và phát triển được tư duy cho học sinh khá giỏi tạo điều kiện cho các em phát triển về mọi mặt. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và phương pháp dạy phép chia ở lớp 3 giúp giáo viên nâng cao trình độ về toán học và phương pháp dạy học qua nghiên cứu học tập các tài liệu có liên quan. Từ đó giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Do trình độ còn hạn chế nên chuyên để này sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Thµnh C«ng, ngµy 25 th¸ng 2 n¨m 2013 Ng­êi thùc hiÖn Đỗ Văn Vũ

File đính kèm:

  • docChuyen de toan.doc
Giáo án liên quan