Chuyên đề Giáo dục KNS cho học sinh qua bài giảng Giáo dục công dân

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung quan trọng nhằm cung cấp cho học những kiến thức cơ bản để thích ứng với cuộc sống. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, đối phó với những sức ép của cuộc sống, phòng ngừa những hành vi có hại cho thể chất và tinh thần của các em.

 Giáo dục Kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giúp học sinh:

 + Hiểu được sự cần thiết của các Kĩ năng sống giúp cho bản thân có thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần.

 + Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử trí linh hoạt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày; có kĩ năng tự bảo vệ mình; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.

+ Có nhu cầu rèn luyện Kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; ưa thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động, có quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

 II. Cơ sở thực tiễn:

 Việc giáo dục, rèn luyện Kĩ năng sống là một phạm trù rộng, tất cả các bộ môn, các tổ chức đoàn thể: Đoàn, Đội .tất cả giáo viên và học sinh đều phải bắt tay vào thực hiện. Trong đó môn Giáo dục công dân là môn học có nhiều khả năng để thực hiện nội dung này nhất.

 Trong những năm gần đây, việc giáo dục học sinh trong nhà trường đã không bó hẹp ở việc giảng dạy , cung cấp tri thức văn hóa mà yêu cầu cần phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về kĩ năng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt từ năm học 2013- 2014, Dự án Trung học cơ sở vùng khó của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên về cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học cơ sở.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5426 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giáo dục KNS cho học sinh qua bài giảng Giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giúp đỡ, chia sẻ với những người có HIV. b. Bước 2: Xác định Kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh thông qua nội dung bài học. Lưu ý: Chúng ta chỉ nên chọn những kĩ năng thực sự cần thiết, cấp thiết phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Qua bài học “ Phòng chống nhiễm HIV/AIDS” giáo viên đã xác định được các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục và các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng đó là: Kĩ năng phòng tránh bệnh tật. c. Bước 3: Tiến hành thiết kế giáo án. Ở bước này giáo viên xác định nội dung bài học cần truyền tải cho học sinh và lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu của bài. d. Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 3. Một số vấn đề khi giáo dục KNS cho học sinh THCS qua bài học đạo đức ở môn GDCD: * Việc lựa chon và lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống phải tùy thuộc vào từng nội dung bài học cụ thể và tình hình học sinh ở từng địa phương khác nhau. Khi dạy các phạm trù về đạo đức như Lễ độ, tiết kiệm, tôn sư trọng đạo, biết ơn.chúng ta có thể hình thành và rèn luyện cho các em những Kĩ năng sống như kỹ năng phê phán, thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác , kỹ năng tự nhận thức. Khi dạy các bài về chủ đề pháp luật thì chúng ta có thể giáo dục cho các em các kỹ năng: phân tích so sánh, tư duy sáng tạo, tìm kiểm và xử lý thông tin, kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó.. 4. Kết quả: Việc chú trọng rèn luyện KNS cho học sinh vào nội dung các môn học trong đó có môn GDCD đã đem lại một số kết quả như sau: - Khả năng giao tiếp và trình bày trước tập thể của học sinh đã được tăng lên. Các em học sinh khá giỏi, thường tham gia các hoạt động tập thể thì đã đi vào độ chuyên nghiệp hơn, dám nhận một số công việc trong các hoạt động lớn của liên đội như dẫn chương trình, hùng biện, trình bày các vấn đề trước tập thể; đối với các học sinh còn hạn chế về nhận thức thì nay các em cũng đã mạnh dạn hơn, dám đưa tay phát biểu và trình bày ý kiến của mình trước lớp - Tỷ lệ học sinh vi phạm về đạo đức đã giảm khá rõ nét, không còn tình trạng học sinh vi phạm pháp luật ở địa phương, việc chấp hành nội quy của học sinh cũng nghiêm túc hơn - Học sinh hứng thú, say mê với bộ môn thích khám phá bày tỏ ý kiến của mình với từng tình huống dược đặt ra trong từng tiết học, nhờ vậy mà chất lượng bộ môn cũng tăng lên. - Học sinh có lối sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội. C. Kết luận: Dạy học gắn với việc giáo dục KNS cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Nó trang bị cho các em những kỹ năng khi nghiên cứu bài mới, vận dụng bài học vào thực tiễn, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chủ động trong học tập để kết quả ngày càng cao hơn. Hơn nữa việc rèn luyện KNS cho học sinh được xác định là một nội dung cơ bản trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông. KNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và là xu thế chung của các nước trên thế giới. Vì vậy, việc định hướng giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường nói chung và qua môn học nói riêng cần được xác định rõ về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và phương pháp, kĩ thuật giáo dục KNS. Để làm tốt việc giáo dục KNS cho học sinh qua bài học môn GDCD, giáo viên cần không ngừng tự học, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các kĩ thuật dạy học trong điều kiện cụ thể để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục KNS cho học sinh. Giáo viên cần tìm hiểu, xác định đối tượng học sinh của mình để có những phương pháp giáo dục KNS phù hợp và hình thành những KNS cần thiết cho các em. Ngoài ra, giáo viên nên định hướng cho các em một số hoạt động chuẩn bị cho bài học mới sau khi học xong bài để cho các em chủ động tự tin khi học bài mới và tham gia các hoạt động. Việc rèn luyện và giáo dục KNS cho học sinh là một vấn đề rất phức tạp, có quy mô lớn. Nó được thể hiện thông qua các tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống, gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục: + Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hiệu quả + Học làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt ra mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm Từ đấy có thể thấy rằng KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quảNói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. KNS được hình thành thông qua quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Chính vì thế, KNS vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội, chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng và dân tộc. Trên đây nội dung chuyên đề: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài giảng Giáo dục công dân” nhằm góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng mục tiêu dạy học chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Quá trình viết báo cáo và thực hiện tiết dạy minh họa chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ quý cấp quản lí, các thầy cô giáo để chúng ta cùng nhau rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất trong quá trình giảng dạy. M’Drắk, ngày 08 tháng 01 năm 2014 Giáo viên thực hiện Trần Văn Phúc Tuần 22, Tiết 22 Ngày soạn: 10/01/2014 Ngày giảng: Bài 14: PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Học sinh hiểu được HIV là gì? AIDS là gì?. - Các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh. - Biết được sự nguy hiểm cua HIV/AIDS. - Một số qui định của pháp luật nước ta. 2. Về kĩ năng: - Giúp học sinh biết được cách tự phòng tránh bị lây nhiễm HIV/AIDS và giúp đỡ người khác. - Có lối sống lành mạnh. - Tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. 3. Về thái độ: - Tích cực phòng chống HIV/AIDS. - Có thái độ quan tâm, chia sẻ với những người có HIV. II. KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Kĩ năng phòng tránh bệnh tật. - Kĩ năng phê phán. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Thảo luận nhóm. - Động não. - Sơ đồ tư duy. - Kĩ thuật dạy học KWL IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK và SGV Giáo dục công dân 8. - Máy chiếu, tranh ảnh minh họa. - Bộ câu hỏi khám phá. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn địnhtổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tệ nạn xã hội là gì? Kể tên một số tệ nạn xã hội nguy hiểm hiện nay? Trả lời: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Ví dụ: Cờ bạc, mại dâm, ma túy. Câu 2: Để phòng tránh tệ nạn xã hội, học sinh chúng ta phải làm gì? Trả lời: Sống lành mạnh, không ăn chơi, đua đòi. Vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp. Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội. 3. Bài mới. Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Học theo kĩ thuật KWL(Những điều em đã biết, chưa biết và muốn biết(7 phút)). GV: Tổ chức chia lớp thành 4 nhóm và tiến hành thảo luận theo phiếu học tập. HS: Thảo luận Gv. Thu phiếu học tập và kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh. Qua đó giáo viên linh hoạt truyền đạt kiến thức cần thiết. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. Kiến thức cần đạt: - Khái niệm HIV/AIDS. - Các con đường lây nhiễm. - Cách phòng tránh. - Trách nhiệm của công dân. Tổ chức thực hiện: Gv: HIV là gì? AIDS là gì? Hs: Trả lời Gv: Tại sao HIV/AIDS được gọi là căn bệnh thế kỉ? Hs: Trả lời. Do chưa có thuôc chữa trị. Gv: HIV lây qua những con đường nào? Hs: HIV lây qua 3 con đường: Lây qua đường tình dục. Lây qua đường máu. Lây từ mẹ sang con. Gv: Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS? Hs: Các biện pháp pháp phòng tránh HIV: Quan hệ tình dục an toàn, sống chung thủy 1 vợ, một chồng. Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim bơm tiêm, truyền máu khi đã được xét nghiệm HIV. Khi người mẹ nhiễm HIV thì không nên sinh con. Gv: Em hãy nêu trách nhiệm của công dân trong công tác phòng chống HIV/AIDS? Hs: Trách nhiệm của công dân: Hiểu đầy đủ về HIV/AIDS. Sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội. Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV. Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Gv: Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta qui định như thế nào? Hs: Trả lời theo SGK. Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về bệnh nhân HIV/AIDS: Đặt vấn đề. Nội dung bài học. 1.Khái niệm: HIV là tên một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV. 2. Sự nguy hiểm của HIV/AIDS. Đến nay chưa có thuốc chữa. 3. Các con đường lây nhiễm. Lây qua đường tình dục. Lây qua đường máu. Lây từ mẹ sang con. 4. Cách phòng tránh HIV/AIDS: Quan hệ tình dục an toàn, sống chung thủy 1 vợ, một chồng. Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim bơm tiêm, truyền máu khi đã được xét nghiệm HIV. Khi người mẹ nhiễm HIV thì không nên sinh con. 5. Trách nhiệm của công dân: Hiểu đầy đủ về HIV/AIDS. Sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội. Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV. Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. 6. Những qui định của pháp luật nước ta về phòng chống HIV/AIDS. Học theo Sách giáo khoa. 4. Củng cố: Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố. 5. Dặn dò: Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị trước bài 15. Lưu ý: Xem lại nội dung bài trong sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docChuyen de GDCD.doc
Giáo án liên quan