Dựa trên những quy luật của quá trình giáo dục, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục, người ta xây dựng được hệ thống các nguyên tắc giáo dục. Một trong số các nguyên tắc đó là nguyên tắc cần bảo đảm giáo dục phải gắn với thực tiễn đời sống, với lao động. Tức là quá trình giáo dục phải góp phần giáo dục, đào tạo người công dân, những người lao động hoà nhập được với cuộc sống nói chung với các hoạt động lao động sáng tạo nói riêng của đất nước. Mặt khác, chính bản thân cuộc sống, bản thân hoạt động lao động này lại là môi trường, là phương tiện góp phần tích cực vào sự hình thành và phát triển nhân cách những con người sống và làm việc trong đó. Vì vậy trong quá trình giáo dục nói chung và dạy – học môn GDCD nói riêng cần tổ chức cho người được giáo dục có những hiểu biết về cuộc sống nói chung, hoạt động lao động sáng tạo nói riêng của đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước; từ đó giáo dục cho họ những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết hình thành nên một nhân cách toàn diện của một người công dân mới ; giáo dục cho họ ý thức được đầy đủ vai trò làm chủ đất nước của mình và những nghĩa vụ mà họ phải hoàn thành với đất nước.
42 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh ở THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay
- Tìm hiểu tác hại ghê gớm của những biểu hiện tiêu cực đối với cá nhân, gia đình và xã hôi.
- Nhìn nhận thực tế và phân tích những nguyên nhân về chủ quan, khách quan dẫn đến các biểu hiện tiêu cực này
- Đề xuất biện pháp hành động cụ thể để hạn chế và phòng tránh tích cực cho mình và cộng đồng .
2. Hình thức hoạt động
- Tổ chức báo cáo và thi trình bày kết quả điều tra thực tế
- Thảo luận nhóm, tổ
- Thi vẽ theo chủ đề tranh biếm hoạ
- Sắm vai tình huống
III- Chuẩn bị
1. Phương tiện hoạt động
- Hệ thống câu hỏi, các tình huống, thông tin, số liệu, tư liệu có liên quan cùng một số biểu hiện cụ thể hành vi tiêu cực về lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.
- Bảng phụ, bút dạ, bút màu hoặc phấn màu.
2. Về tổ chức
- Giáo viên bộ môn cần chuẩn bị chu đáo nội dung ngoại khoá, các câu hỏi, phương tiện hỗ trợ..
- Huy động sự hỗ trợ từ phía Đoàn- Đội trong nhà trường và các đoàn thể xã hội tại địa phương
- Phân công công việc cụ thể cho các tổ nhóm phụ trách điều tra:
Tổ 1: Số người nghiện ma tuý Tổ 3: Biểu hiện tiêu cực trong lối sống
Tổ 2: Số người nhiễm HIV/AIDS Tổ 4: Hậu quả từ những tiêu cực trên...
IV- Tiến trình ngoại khoá
* Hoạt động 1:
GV kể một câu chuyện vui để khích lệ HS tham gia tích cực vào hoạt động.
GV thông qua thể lệ và cách thức tiến hành phần thi này.
“Thi trưng bày và trình bày kết quả điều tra”
- Các tổ chuẩn bị cho phần trưng bày số liệu điều tra.
- Cử BGK của cuộc thi : Mỗi tổ cử một thành viên tham gia.
* Tiêu chí để đánh gía và cho điểm:
+ Số liệu đầy đủ, chính xác và có căn cứ
+ Cách trình bày thuyết phục, hấp dẫn người nghe..
- Tổ trưởng thu thập thông tin, số liệu từ các tổ viên ghi ra bảng phụ (chuẩn bị trước )
- Phân công người lên trình bày về kết quả điều tra của tổ mình.
- Các tổ lần lựơt trưng bày (treo lên bảng) và cử một đại diện của tổ lên trình bày kết quả điều tra của tổ mình.
- Đại diện BGK nhận xét và cho điểm phần trưng bày và trình bày kết quả điều tra của từng đội . (thang điểm tối đa là 10 )
Sau phần thi này, giáo viên có những đánh giá, nhận xét chung về phần trình bày của từng tổ, tuyên dương và cho điểm những bạn có ý thức chuẩn bị tốt.
* Hoạt động 2:
GV nêu vấn đề : Đây là những biểu hiện tiêu cực phổ biến hiện nay ở một bộ phận tầng lớp thanh thiếu niên.
Vậy vì sao lại có những hiện tượng tiêu cực này và nếu như ở lớp, ở trường ta có những bạn học sinh có những biểu hiện trên, chúng ta cần làm gì ?
GV dẫn dắt học sinh tìm hiểu những nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực này .
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- HS các nhóm thảo luận, trao đổi
GV gợi ý học sinh tìm hiểu các nguyên nhân về mặt khách quan (yếu tố bên ngoài tác động vào), về mặt chủ quan (bản thân những người có những biểu hiện tiêu cực)
- Cử đại diện trình bày
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại và ghi những nguyên nhân chính lên bảng.
* Hoạt động 3:
GV tổ chức HS sắm vai theo tình huống
- TH1: Một số bạn học sinh thích ăn mặc, trang điểm theo các diễn viên điện ảnh của Hàn Quốc. Em có đồng tình với những việc làm đó không và em sẽ khuyên bảo các bạn như thế nào ?
- TH2: Anh B sau một lần xét nghiệm máu đã phát hiện mình bị nhiễm HIV. Em sẽ làm gì để an ủi anh B ?
- TH3: Một nhóm HS nam đang bàn bạc rủ nhau đi chơi điện tử. Trong trường hợp này em sẽ làm gì ?
- HS thảo luận chuẩn bị lời thoại và phân công vai diễn.
- Lần lượt các nhóm lên diễn
- HS cả lớp nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét và lựa chọn cách ứng xử hay trong các tình huống trên.
GV dẫn dắt HS đi đến để xuất một số biện pháp khắc phục các hiện tượng tiêu cực trên .(phương pháp động não)
Em có đề xuất gì về những biện pháp để hạn chế và khắc phục những biểu hiện tiêu cực này ?
HS giơ tay phát biểu ý kiến
GV khích lệ học sinh đề xuất càng nhiều biện pháp càng tốt.
GV ghi lên bảng ý kiến của HS và chốt lại những giải pháp cơ bản.
* Hoạt động 4: Thi vẽ tranh biếm hoạ
GV gợi ý đưa ra một số chủ đề.
- Phong cách ăn mặc “sành điệu” hiện nay
- Thân thể tiều tuỵ của người nhiễm AIDS
- Đua xe trái phép (đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu)
- ăn, ngủ với chát, geams
- Lười nhác trong học tập.
GV khích lệ học sinh thể hiện tài năng của mình.
GV trưng bày một số bức tranh tiêu biểu và yêu cầu HS đưa ra những lời bình phẩm nhận xét.
GV kết luận, đánh giá hoạt động
- Tổ 1: Số người nghiệm ma tuý
Theo số liệu thống kê của.hiện nay cả nước có .người nghiện, riêng xã An Sơn chúng ta có .người nghiện ma tuý, trong đó :
+ Thôn Cõi có .người
+ Thôn An giới có người
+ Thôn Nuôi cóngười
+ Thôn Quan Sơn có..người
- Số người nghiện hàng năm có chiều hướng tăng lên hay giảm đi
- Tổ 2: Số người nhiễm HIV/ AIDS cả nước hiện nay là bao nhiêu.
+ Bình quân mỗi ngày có thêm bao nhiêu người nhiễm
+ Địa phương An Sơn có mấy người ?
+ Đối tượng nhiễm HIV/AIDS là ai ? (độ tuổi, nghề nghiệp)
+ Có bao nhiêu người chết vì căn bệnh này .
- Tổ 3: Một số biểu hiện tiêu cực về đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay .
+ Xa vào các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm, rượu chè.)
+ Thích ăn chơi hưởng thụ, lười lao động, đua đòi (nhuộm tóc, mốt này mốt nọ, đua xe, chơi bời..)
+ Thiếu lí tưởng sống đúng đắn (được chăng hay chớ không có chí tiến thủ, ích kỷ..)
+ Tha hóa về đạo đức (vô lễ với thầy cô, bố mẹ, người lớn tuổi, trộm cắp,), lối sống buông thả thiếu tôn trọng pháp luật và kỷ luật..
- Tổ 4: Hậu quả của những tiêu cực trên :
+ Đối với cá nhân ..
+ Đối với gia đình
+ Đối với xã hội
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự nuông chiều, thiếu quan tâm và buông lỏng quản lý của cha mẹ
+ ảnh hưởng của cơ chế thị trường
+ ảnh hưởng xấu của văn hoá phẩm đồi truỵ
+ Pháp luật còn chưa nghiêm
+ Việc phối kết hợp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh giữa nhà trường – gia đình – xã hội chưa được coi trọng.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Thiếu tự chủ, thiếu hiểu biết
+ Thích ăn chơi, tò mò, đua đòi
+ Thích khẳng định và thể hiện mình.
* Biện pháp khắc phục
- Tăng cường công tác tuyên truyền đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn hoá ở các cộng đồng dân cư
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- Giáo dục tư tưởng đạo đức
- Giáo dục pháp luật
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực văn hoá, xã hội
- Nghiêm trị những trường hợp vi phạm để làm gương
- Huy động mọi lực lượng, đoàn thể xã hội vào công tác giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt là những thanh thiếu niên hư
- Cải tiến hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên
- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục
* Bịên pháp riêng:
- Tuyên truyền phòng chống TNXH
- Giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm
- Không tham gia tàng trữ, che giấu ma tuý
- Vui chơi, giải trí lành mạnh, tích cực học tập và lao động
- HS dán tranh lên bảng
V- Kiểm tra, đánh giá học sinh
1- Sử dụng phiếu test
STT
Hành vi đạo đức- pháp luật
(Công dân – học sinh )
Thái độ
(Đồng tình, phê phán)
Hành vi ứng xử
(Làm gì ?)
Cơ sở
(Vì sao?)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Đua xe máy, xe đạp
- Quay cóp trong thi cử
- Quần bó, áo chẽn, tóc vàng..
- Uống rượu, hút thuốc
- Thích trang phục truyền thống
- Theo mẹ đi xem bói
- Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
- Vô lễ với bố mẹ, thầy cô
- Xa lánh người nghiện ma tuý
- Tích cực học tập, lao động
C- Kết thúc vấn đề
Môn GDCD có một ví trí, vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh .Việc giảng dạy môn Giáo dục công dân luôn gắn với thực tiễn cuộc sống học sinh ở THCS là nhiệm đặc biệt quan trọng. Nhưng trong thực tế dạy học hiện nay, chúng ta thấy môn học này có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Đó là điều đáng để cho những nhà giáo dục, trong đó có chúng ta – những giáo viên giảng dạy môn GDCD phải suy nghĩ. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi luôn tích cực cải tiến phương pháp dạy - học bộ môn. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Phòng GD Nam Sách và các đồng nghiệp, bước đầu tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trên thực tế, tôi thấy môn GDCD không chỉ gắn liền với việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh mà nó còn có tác dụng tạo ra tiền đề để học sinh học tập tốt các môn văn hoá khác, khi trong mỗi các em đã hình thành được những phẩm chất, kỹ năng cá nhân phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Do trình độ và điểu kiện của đơn vị còn hạn chế, tôi mới chỉ nêu lên được những kinh nghiệm bước đầu về việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy – học môn GDCD, nhằm gắn việc học tập tri thức trên lớp luôn gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh.
Tôi mong có được sự góp ý, phê bình của các đồng nghiệp – nhằm giúp tôi có thêm những điều bổ ích trong việc dạy – học môn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
D - Đề xuất - kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả việc dạy- học môn GDCD góp phần giáo dục nhân cách, hoàn thiện tư cách và trách nhiệm người công dân mới, tôi có một số đề xuất và kiến nghị sau:
- Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của những nhà giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về vị trí , vai trò của bộ môn GDCD
- Tổ chức các đợt hội thảo trao đổi kinh nghiêm về phương pháp dạy – học bộ môn ở cấp trường, cấp khu
- Có những hình thức, biện pháp khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn (thao giảng, hội giảng cấp trường, cấp huyện)
- Sớm đưa môn GDCD vào nội dung thi tốt nghiệp ở các trường phổ thông
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn này.
* Kiến nghị
Chúng ta cần tăng cường cơ sở vật chất cho môn học, cụ thể là:
- Các nhà trường cần xây dựng tủ sách pháp luật, bao gồm:
+ Những sách lý luận về đạo đức, về nhà nước và pháp luật
+ Hiến pháp và các sách nói về Hiến pháp
+ Các bộ luật và luật, các nghị định (của chính phủ)
+ Một số tạp chí và báo
+ Sách nghiệp vụ giảng dạy đạo đức và pháp luật.
- Tăng cường các trang thiết bị dạy- học :
+ Tranh ảnh, hiện vật, các mô hình, các sơ đổ, biểu đồ.
+ Các phương tiễn kỹ thuật : đèn chiếu, máy chiếu
File đính kèm:
- chuyen de cap huyen.doc