CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
VIỆT NAM
Những đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam bắt nguồn từ vị trí địa lý, những đặc điểm địa đới và phi địa đới xác định từ lưới toạ độ kinh, vĩ tuyến đến mối liên hệ nhiều mặt với các yếu tố tự nhiên của khu vự xung quanh.
1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
1.1.1. HỆ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ
Đất nước Việt Nam ta nằm trọn trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu:
a.Tính phần đất liền có hệ tọa độ:
Điểm cực Bắc 23o22’ vĩ Bắc trên cao nguyên Đồng Văn (tại xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang)
Điểm cực Nam 8o30’ vĩ Bắc tại xóm Mũi, xã Đất Mũi (Mũi Cà Mau), huyện Ngọc Hiễn, tỉnh Cà Mau.
Điểm cực Đông 109o24’ kinh Đông ở bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Địa lý tự nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác phải đảm bảo tái sinh và độ tăng trưởng của rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.
+ Khoanh nuôi bảo vệ nguồn gen các khu rừng dự trữ quốc gia và vườn cấm quốc gia.
+ Khoanh nuôi và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng hành lang.
+ Quy hoạch bảo vệ những khu rừng phục vụ mục đích văn hóa, nghỉ ngơi và du lịch.
+ Quy hoạch kinh doanh các khu rừng lâm sản quý.
+ Có biện pháp chăm sóc, tu bổ đối với những khu rừng đã bị khai thác kiệt.
+ Tăng cường giáo dục cho mọi người hiểu biết và chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường nói chung và luật bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng.
+ Có kế hoạch mở rộng, kiểm kê và quản lý rừng trồng.
5.2.2. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT
Đánh giá chung
- Về hiện trạng sử dụng đất
Như chúng ta đã biết, tổng số vốn đất của Việt Nam là khoảng 33 triệu ha, đứng thứ 58 so với các nước trên thế giới, nhưng do dân số đông nên bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người rất thấp, chỉ bằng khoảng l/6 mức bình quân thế giới, đứng hàng 128 trong tổng số 205 nước trên thế giới.
Diện tích đất nông nghiệp hiện có 7 triệu ha, chiếm 21% đất tự nhiên cả nước, bình quân chưa đến 0,l ha/người. Theo thống kê 1985, trong tổng số 7 triệu ha đất nông nghiệp có đến 80% dành cho trồng cây hàng năm (Riêng cây lúa chiếm đến 74% trong số đất trồng cây hàng năm), chỉ còn 20% trồng cây lâu năm và đồng cỏ chăn nuôi .
- Về chất lượng đất
Theo thống kê các nhóm đất Việt Nam (1980) thì trong số 70% diện tích đất đồi núi, tốt nhất là đất đỏ trên bazan (chiếm 2,4 triệu ha), đất phù sa (chiếm 3,12 triệu ha) cũng với các loại đất tốt khác nữa thì Việt Nam có khoảng 20% đất tốt, còn lại là các loại đất có nhiều trở ngại cho sản xuất:
+ Đất trống, đồi núi trọc: 10 triệu ha, trong đó có 500 nghìn ha đất xói mòn, trơ sỏi đá.
+ Đất xám bạc màu: 2,5 triệu ha.
+ Đất mặn và phèn: 3,13 triệu ha.
+ Đất cát: 0,5 triệu ha.
+ Đất lầy và than bùn: 72 nghìn ha.
+ Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: 35 nghìn ha.
Như vậy, ngoài gần 10 triệu ha đất trống, đồi núi trọc, còn khoảng trên 6 triệu ha các loại đất xấu cần được cải tạo .
- Nhận xét chung
Thực tế hiện nay, đất nước ta đang đứng trước một mâu thuẫn là quỹ đất thì ít và có xu hướng ngày càng xấu đi, còn dân số lại tăng nhanh, đông nên để đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm nhiều lúc buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích gieo trồng gây ảnh hưởng xấu nhiều mặt đến môi trường. Do đó, bảo vệ đất phải gắn liền với bảo vệ rừng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
b. Các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất
- Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức các cấp của Nhà nước về quản lý đất đai.
- Nắm vững vốn đất và đánh giá đúng chất lượng đất.
- Bảo vệ đất rừng, xóa nạn du canh, du cư.
- Quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp, mở rộng có cơ sở khoa học kết hợp với thâm canh, luân canh đúng quy trình.
- Bằng hệ thống các biện pháp tổng hợp để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần cải tạo đất.
- Chống xói mòn đất bằng tổng thể các biện pháp kỹ thuật thủy lợi, canh tác nông - lâm theo đất dốc, giữ rừng đầu nguồn, rừng bảo vệ.
Tăng cường cải tạo các loại đất xấu: đất bạc màu, đất cát, đất mặn - phèn, đất úng lầy thụt.
5.2.3. BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC
Nhận thức chung
- Bảo vệ tài nguyên rừng nhiệt đới không phải là một vấn đề khu vực mà đã trở thành một vấn đề của toàn cầu. Bởi lẽ rừng nhiệt đới không những cho một sinh khối lớn, riêng sinh khối thực vật gấp 2-3 lần rừng ôn đới (120-150 tấn/ha/năm so với 50 tấn/ha/năm) mà còn chứa đựng một nguồn gen thực - động vật quý giá, đa dạng, đồng thời bảo đảm an toàn sinh thái môi trường toàn cầu.
- Ngoài gỗ quý, rừng Việt Nam còn mang nhiều giá trị khác. Nước ta có khoảng 1.000 loài cây thuốc, trong đó 3/4 là thực vật hoang dại. Cây rừng còn cung cấp tinh dầu, sơn, nhựa cây, cánh kiến, bột giấy, nguyên liệu làm đồ dùng mỹ nghệ để tiêu dùng hay xuất khẩu.
- Đặc biệt trong rừng nhiệt đới ẩm có giới động vật rất phong phú và đa dạng với sinh khối lớn.
Cụ thể riêng loài thú móng guốt ước tính bình quân 1.000-3.000 kg/km2, ở những nơi được bảo vệ tốt nhưng ở các vườn cấm quốc gia có thể lên tới 4.000-6.000 kg/km2.
- Hiện nay cùng với thu hẹp diện tích rừng, nguồn tài nguyên thực, động vật nước ta đang bị giảm sút nghiêm trọng. Bước đầu, các nhà nghiên cứu đã xác định có gần 500 loài thực vật, 85 loài thú, 83 loài chim, 40 loài bò sát - lưỡng cư đang bị mất dần, trong đó thực, động vật quý hiếm đang bị tiêu diệt mạnh lên tới 100 loài thực vật, 54 loài thú và 60 loài chim.
b. Tổ chức bảo vệ
Để đảm bảo nguồn gen thực, động vật quý hiếm và đa dạng này, các nhà sinh học Việt Nam và thế giới đã soạn thảo “Sách đỏ Việt Nam”, trong đó có 356 loài thực vật và 365 loài động vật thuộc loại quý hiếm cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Các loài được thống kê và phân loại theo mức độ cần được bảo vệ theo liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) theo 5 cấp, trong đó có 3 cấp chính (ghi trong “Sách đỏ Việt Nam”):
- E (Endangered): Đang nguy cấp (cấp đang bị đe dọa tuyệt chủng) :
+ Về thực vật có Hoàng đàn, Thông năm lá, Tam thất, Sâm Ngọc Linh, Hoàng Liên.
+ Về động vật, có các loài thú: Bò tót, Bò xám, Trâu rừng, Hươu xạ, Nai cà tong, Hươu vàng, Cheo cheo, Tê giác, Hổ, Báo hoa mai, Heo vòi, Gấu ngựa, Gấu chó, Voọc móng trắng, Voọc mũi hếch, Voọc vá, Vượn đen tuyền, Vượn đen bạc má, Vượn tay trắng; các loài chim: Gà lôi Berrly, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen, Gà lôi lam đuôi trắng, Niệc nâu, Cò quắm lớn; các loài bò sát - lưỡng cư: Trăn cọc, Rắn hổ mang chúa, Rùa da, Đồi mồi, Cá sấu hoa cà, Cá sấu xiên, Cá cóc Tam đảo.
- V (Vulnerable): Sẽ nguy cấp (cấp có thể bị đe dọa tuyệt chủng):
+ Về thực vật có các loài: Pơmu, Thông đỏ, Trầm, Tô hạp Poalan, Gõ cà te, Nghiến, Cẩm lai, Trắc, Mun, Sến mật, Sao lá to, Giổi Nha Trang.
+ Về động vật có các loài thú: Voi, Báo lửa, Báo gấm, Bò rừng, Khỉ mặt đỏ, Khỉ mốc, Khỉ đuôi lớn, Voọc xám, Voọc đen má trắng, Voọc Hà Tĩnh, Voọc ngũ sắc, Tê tê, Sơn dương, Hươu sao, Hoẵng Nam Bộ, Mèo gấm, Cầy mực, Rái cá, culy; các loài chim: Sếu cổ trụi, Cò quắm cánh xanh, Ngan cánh xanh; các loài bò sát - lưỡng cư: Kỳ đà, Trăn, Rùa, Rồng đất, Ba ba.
Trong số các loài chim thú cần bảo vệ ở Việt Nam có nhiều loài đã được các tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới đưa vào danh mục bảo vệ tại khu rừng Yokđon (Bản Đôn - ĐắkLắk) như Voi, Voọc ngũ sắc, Hổ, Nai cà tong, Bò xám, Bò tót, Trâu rừng.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xếp loại Bò xám (Bos Sauveli) là loài thứ hai trong danh sách 12 loài động vật cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước ta có 4 loài trong số 8 loài trâu bò hoang dã của vùng Đông Nam Á là Bò xám, Bò rừng Banteng, Bò tót, Trâu rừng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
R (Rare): Cấp hiếm: Phân bố hẹp, số lượng ít, cần được bảo vệ như: Chồn bay, Công, Trĩ đỏ, Gà lôi tía, Chim yến đỏ, Vạc hoa, Vạc cổ trắng, rắn Lục đầu đen.
5.2.4. BẢO VỆ CÁC TỔNG THỂ TỰ NHIÊN
a. Nhận thức về các tổng thể tự nhiên
- Các tổng thể tự nhiên là những hệ thống động lực tự điều chỉnh và có cấu trúc. Một hệ thống bao giờ cũng có một tập hợp có quy luật của các địa hệ thống. Con người và bản thân nó là một bộ phận của hệ thống tự nhiên - kinh tế xã hội. Các hợp phần của hệ thống có mối liên hệ như một thể thống nhất, hoàn chỉnh. Mỗi hệ thống có được đặc trưng bởi một nhịp điệu sống, một chu kỳ mùa.
- Khi tác động vào một bộ phận của hệ thống thì do các mối liên hệ nội tại, các bộ phận, các hợp phần khác cũng chịu ảnh hưởng biến đổi. Đó là cơ sở của quan điểm sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên một cách tổng hợp.
Ví dụ: Muốn bảo vệ dung tích các hồ đập thủy lợi - thủy điện thì phụ thuộc rất lớn vào bảo vệ rừng và sử dụng hợp lý đất đai các vùng phụ cận lưu vực hồ.
b. Bảo vệ các tổng thể tự nhiên
Việc bảo vệ các tổng thể tự nhiên được thể hiện rõ trong quy hoạch bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên quốc gia. Các khu bảo tồn này mang nhiều ý nghĩa quan trọng là bảo vệ đông thực vật quý hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, khoa học và du lịch.
- Xây dựng các vườn quốc gia
Đây là những nơi nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác kinh tế và hành vi phá hoại để tự nhiên được phục hồi và giữ lại bản chất nguyên thủy với sự đa dạng sinh học và những quan hệ cấu trúc vốn có. Các nghiên cứu khoa học nói chung và theo từng hệ địa sinh thái nói riêng sẽ được tổ chức có quy củ.
Theo thống kê năm 2003 cả nước đã thành lập 94 khu cấm được bảo vệ với tổng diện tích 1.192.851ha gồm, trong đó:
+ Có 27 vườn cấm quốc gia với diện tích khảng 887709 ha.
Số vườn quốc gia cả nước (2004)
STT
Tên vườn cấm quốc gia
Địa phương
Diện tích (ha)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Cúc Phương
Ba Vì
Cát Bà
Ba Bể
Bái Tử Long
Tam Đảo
Hoàng Liên Sơn
Xuân Sơn
Xuân Thủy
Bến En
Pù Mát
Vũ Quang
Phong Nha - Kẻ Bàng
Bạch Mã
Chư Mom Ray
Kon Ka Kinh
Núi Chúa
Yokdon (bản Đôn)
Chư Yang Sin
Cát Tiên
Bù Gia Mập
Côn Đảo
Tràm Chim
U Minh Thượng
Phú Quốc
Đất Mũi
Xamát
Nho Quan, Ninh Bình
Hà Tây
Cát Hải, Hải Phòng
Bắc Cạn
Quảng Ninh
Vĩnh Phúc
Lào Cai
Phú Thọ
Nam Định
Như Xuân, Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Thừa Thiên Huế
Kontum
Gia Lai
Ninh Thuận
Đắklắk
Đắklắk
Đồng Nai + Bình Phước + Lâm Đồng
Bình Phước
Bà Rịa - Vũng tàu
Đồng Tháp
Kiên Giang
Kiên Giang
Cà Mau
Tây Ninh
22.000
7.300
15.200
7.610
15.873
36.422
19.845
15.045
7.100
38.153
91.113
55.029
85.754
22.031
56.621
41.781
29.865
58.200
58.940
73.878
26.032
19.998
7.588
8.053
31.422
?
8120
+ 38 khu bảo tồn tự nhiên với diện tích 185.348 ha đại diện cho các hệ địa sinh thái trên cả nước.
+ Ngoài ra còn có 29 khu được bảo vệ mang ý nghĩa môi trường - văn hóa - du lịch, và nghiên cứu khoa học, chiếm diện tích 119.794 ha.
Tóm lại, việc bảo vệ các khu vườn quốc gia, các khu bảo tồn sinh vật, các khu bảo vệ mang ý nghĩa môi trường sinh thái, văn hóa du lịch, nghiên cứu khoa học đều phản ánh rõ nét việc bảo vệ các tổng thể tự nhiên góp phần giữ gìn cân bằng các hệ địa sinh thái
File đính kèm:
- DLTNVN.DOC