CÁC QUY LUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN HÓA LÃNH THỔ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Qua trình bày phần đại cương ta thấy một cách khái quát đất nước Việt Nam không rộng nhưng thiên nhiên lại rất phong phú và đa dạng. Thiên nhiên thay đổi rõ rệt từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao hình thành nên nhiều đơn vị địa lý tự nhiên các cấp. Các tưng thể lãnh thư tự nhiên đó được hình thành là do kết quả tác động phân hoá khách quan của các quy luật địa lý tự nhiên.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Địa lý khu vực tự nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bị phức tạp hoá từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ cao xuống thấp.
Gió mùa Đông Bắc còn tác động đến Quảng Ngãi với tần suất trung bình 3,5lần/năm quyết định tính chuyển tiếp của khu vực Kontum - Nam Ngãi. ở đây mùa mưa có kéo dài sang thu - đông, nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối ở Đà Nẵng xuống 110C, Quảng Ngãi 12,80C, và chỉ từ Quy Nhơn trở vào mới trên l50C.
Từ Quy Nhơn, nhiệt độ trung bình năm trên 260C và tổng nhiệt độ năm trên 9.5000C. Từ thành phố Hồ Chí Minh nhiệt độ tháng lạnh nhất không dưới 250C, quanh năm là mùa hạ, biên độ nhiệt năm khoảng 30C.
Tính chất á xích đạo còn thể hiện ở sự xuất hiện hai cực đại và hai cực tiểu không cân đối. Nhiệt độ cao nhất không phù hợp với Mặt trời qua thiên đỉnh mà diễn biến liên quan đến chế độ mùa. Tháng nóng nhất tuyệt đối vào cuối mùa khô (tháng IV hay tháng V), còn tháng nóng nhất tương đối thì rơi vào tháng có lượng mưa thấp nhất tương đối trong mùa mưa (tháng VIII). Tháng mưa nhiều nhất tương đối có quan hệ với sự hoạt động của đường hội tụ nhiệt đới (tháng VII và IX). Tháng mưa thấp nhất tuyệt đối là tháng I và II là thời gian có chế độ gió mùa mùa đông mạnh nhất.
- Sự phân hoá không gian rõ rệt trong khí hậu là sự phân hoá theo đai cao, mang lại các nhiệt độ thấp, các tính chất á nhiệt đới và ôn đới cho miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Từ l.000m trở lên, nhiệt độ trung bình năm xuống dưới 200C, nhiệt độ tháng lạnh nhất có thể xuống dưới l80C và tổng nhiệt độ năm xuống dưới 7.5000C. Cũng như đai dưới chân núi, từ phía Nam mũi Nạy thì biên độ nhiệt năm mới thể hiện tính điều hòa của khí hậu xích đạo (Di Linh 3,20C, Đà Lạt 3,40C).
- Sự phân hoá Đông - Tây chủ yếu tác động đến chế độ mưa. Do sự tác động tương hỗ giữa sườn Đông của Trường Sơn Nam và gió tín phong Đông Bắc mà cho đến hết Ninh Thuận có mùa mưa nghiêng về thu - đông, nhưng từ Bình Thuận có mùa mưa lại giống như ở Nam Bộ (từ tháng V-X). Còn lại sườn Tây mùa mưa khớp với mùa gió Tây Nam (cũng từ tháng V-X).
Tựu trung lại, sự phân hoá không gian tùy thuộc vào vị trí và địa hình. Toàn miền có thể chia ra ba khu vực khí hậu khác nhau: khu vực Đông Trường Sơn Nam kéo dài từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Ninh Thuận có mùa mưa nghiêng về thu - đông, có mùa khô không sâu sắc; khu vực Tây Nguyên (Tây Trường Sơn) có mùa mưa từ tháng V-X, có mùa khô sâu sắc, chế độ nhiệt mang tính á nhiệt đới trên núi nhưng biên độ nhiệt thấp (từ 3 - 60C); khu vực từ Bình Thuận đến Nam Bộ có mùa mưa từ tháng V-X, mùa khô sâu sắc, chế độ nhiệt mang tính chất xích đạo.
12.2.4. Thủy văn
Trong miền có ba hệ thống sông ngòi chính, đó là hệ thống các sông duyên hải Nam Trung Bộ, hệ thống Đồng Nai - Sông Bé ở Đông Nam Bộ và hệ thống sông Cửu Long, có chế độ thủy văn khác nhau.
- Hệ thống các sông duyên hìi Nam Trung Bộ có mùa cạn từ tháng II - VIII, mực nước cạn nhất rồi vào tháng VII hay VIII (cuối mùa khô). Mùa lũ từ tháng IX-XII nhưng tập trung nhất vào tháng X-XI, và đa số các vùng có tháng lũ lớn nhất là tháng XI.
- Tại lưu vực hệ thống Đồng Nai - Sông Bé, hệ thống sông ngòi phức tạp hơn do nguồn ở cả hai sườn khối núi cực Nam Trung Bộ nên tháng lũ cực đại trong lưu vực xảy ra từ tháng IX-XII, còn các tháng cạn cũng từ tháng III - VIII tùy từng nơi.
- Đối với lưu vực sông Mê Kông, ở các phụ lưu từ Tây Nguyên đổ xuống có mực nước cao nhất xảy ra từ tháng X-XI, còn mực nước thấp nhất đo được vào các tháng IV-V.
12.2.5. Thổ nhưỡng - sinh vật
Tại miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật rất độc đáo vì đây có lớp đất đỏ trên bazan chiếm diện tích rộng lớn nhất cả nước, đất feralit đỏ vàng và đất phù sa trên 40.000km2, nơi hình thành và phát triển các đai cao trên đai chân núi rừng gió mùa á xích đạo. Nói chung trong miền chia làm hai đai cao là đai rừng gió mùa chân núi á xích đạo và đai á nhiệt đới trên núi.
- Đai rừng gió mùa á xích đạo chân núi lên cao đến l .000m.
Về thực vật thường là các loại cây thân gỗ phương Nam như Sao đen, Cà chắc, Cẩm xe, Gụ, Săng lẻ lên cao 800m, Dầu Trà beng lên cao 900m.
Thảm thực vật rừng rậm nhiệt đới xanh quanh nam ở Nam Trung Bộ thường gặp các loài cây họ Dâu cao to như Sao đen, Dầu rái, Kiền Kiền, Vên Vên, Huỷnh, Lát hoa, Dỗi, Dáng hương, Cẩm lai, Trắc, Mun. . .
Tuy nhiên, ở độ cao 600- l .000m biểu hiện sự chuyển tiếp lên đai á nhiệt đới vì ở đây mọc xen rất nhiều thuộc loài họ Dẻ, Re.
Tại châu thổ sông Cửu Long rừng nước mặn chiếm một diện tích rộng lớn (329.000ha) với rừng Đước - Vẹt thuần loại, cây cao 20-30m, đường kính 30-40cm.
Trên đất phèn ở phía sau rừng Sú, Vẹt phát triển rừng Tràm (tập trung ở U Minh) chiếm hơn 100.000 ha, cây cao đến 20m.
Về động vật trong miền gặp nhiều loài thú lớn như Voi, Hư, Bò rừng, Trâu rừng, Hươu, Nai. Đặc biệt có một số loài đặc hữu như con Giốc, Minh (loài Bò tót cao l,8- l,9 m).
- Trong đai rừng á nhiệt đới trên núi có Thông ba lá mọc thuần loại chiếm diện tích lớn (90.000ha), riêng ở Đà Lạt chiếm 70.000ha, một số loài Đỗ qnyên và Chua nem, Thông nàng, Kim giao. . . Trên núi cao 2.000m gặp Pơmu, Thông năm lá, Thông lá dẹt, Thông lá lưỡi liềm. Còn trên các đỉnh núi cao gặp Pơmu cằn, cây bụi họ Đỗ quyên và Chua nem, Dề lá có lông, Tre, Trúc lùn.
12.3. Sự phân hoá của miền thành các khu tự nhiên
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là miền rộng lớn nhất. Vì thế, bên cạnh những đặc điểm chung bởi lịch sử phát triển và tính địa đới, trong miền có sự khác nhau các điều kiện tự nhiên rõ nét. Cụ thể, về mặt dịa chất - kiến tạo có thể phân biệt rõ ra ba khu vực lớn : khối nhô Kotum của nền mêng tiền Cambri, khu vực tạo sơn Hecxini và khu vực sụt lún Tân sinh đại . Trong giai đoạn tân kiến tạo, cưòng độ nâng lên cũng không đều ơ các nơi. Tất cả đã dẫn cỏc dạng địa hỡnh nỳi (nỳi cao, nỳi trung bỡnh, nỳi thấp), đồi, đồng bằng , đồng bằng ven biển và chõu thổ.
Về khí hậu, do tác động qua lại giữa hoàn lưu và đại địa hình mà có khu vực rất ẩm, không có mùa khô rõ rệt, có khu vực mùa khô lại rất sâu sắc, có nơi do chịu ảnh hưởng gió mùa tây nam và gió đông nam nên mùa mưa vào hè - thu, có nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên biên độ nhiệt năm còn cao và mùa mưa rơi vào thu - đông. Khí hậu có tính chất xích đạo chỉ được biểu hiện từ cực Nam Trung Bộ trở xuống.
Từ những đặc điểm phân tích trên, khu cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ được phân chia ra năm khu địa lý tự nhiên: khu Kontum - Nam Ngãi, khu ĐăkLăk - Bình Phú, khu cực Nam Trung Bộ, khu Đông Nam Bộ và khu Tây Nam Bộ. (Đặc điểm tự nhiên của mỗi khu địa lý xem Địa lý Tự nhiên Việt Nam, Phần Khu vực của Vũ Tự Lập, 2001).
12.4. Hướng sử dụng kinh tế của miền
Tiềm năng to lớn của miền cho phép phát triển mạnh mẽ một nền kinh tế toàn diện.
1.Trước hết phát triển một nền kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp hoàn chỉnh.
-Về nông nghiệp, với hơn 2 triệu ha đất đỏ bazan và nhiều loại đất tốt như phù sa cổ, phù sa mới ở đồng bằng Nam Bộ cùng với khí hậu thích hợp là cơ sở vững chắc cho mở rộng chuyên canh các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè, dâu tằm, quế, hồ tiêu và các cây công nghiệp ngắn ngày như bông, nho, đồng thời trong miền phát triển nhiều đồng cỏ tự nhiên trên các cao - sơn nguyên cho khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc. Bên cạnh đó, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long rộng lớn (trên 40.000km2) là vựa thóc lớn nhất cả nước và phát triển các rừng dứa bạt ngàn.
-Về lâm nghiệp, rừng còn phong phú, diện tích rừng giàu còn chiếm tỷ lệ cao với nhiều loài gỗ quý như Cẩm lai, Gụ, Cà chắc, Trắc, Mun, Kiền Kiền, Sao, Giỗi, Thông nàng, Thông ba lá, Pơ mu... cho khả năng phát triển công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu lớn nhất so với cả nước.
-Về ngư nghiệp, có bờ biển dài hơn l.000km với nhiều loài cá ngon cho sản lượng đánh bắt hàng năm lớn, đồng thời có nhiều vũng tốt như vũng Đà Nẵng, vũng Rô, vũng Cam Ranh, vũng Hòn Khơi đều là các trung tâm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản lớn.
2. Phát triển mạnh kinh tế du lịch: Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như Nha Trang, cam Ranh, Vũng Tàu là những trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng tốt của cả nước. Trên núi có các thắng cảnh nổi tiếng như Đà Lạt - trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng được cả nước và thế giới ưa thích, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn cũng là cụm du lịch sinh thái và nghiên cứu rất triển vọng. Ngoài ra, các vườn cấm quốc gia như : Chư momray(Kon tum);Konkakinh(Gia Lai);Bản Đôn,Chưyangsin(Đắc Lắc);Nam Cát Tiên(Đ ồng Nai);Bự Gia Mập (Bỡnh Phước ); Nỳi Chỳa ( Ninh Thận); Xa Mỏt(T õy Ninh); U Minh Thượng(Kiờn Giang); Đất Mũi (Cà Mau), Côn Đảo(Bà Rịa Vũng Tàu); Phỳ Quốc ( Kiờn Giang) cựng cỏc khu dự trũ sinh quyễn như: Đất ngập mặn Cận giờ ,Cỏt Tiờn (Đồng Nai) cũng đúng vai tr ũ rất to lớn trong hỡnh thành cỏc tuyến khu du lịch ở miền Nam Trung bộ và Nam
3.Tiếp đến là tiềm năng thủy điện: Các sông ngòi trong miền có lượng nước lớn, độ dốc dòng chảy lớn nên đã tạo nhiều thác ghềnh do đó trên sông nào cũng có khả năng xây dựng các nhà máy thủy điện. Nổi bật nhất trong miền đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn như :Trị An(Đồng Nai); 400.000 KW, Đa Nhim(Lõm Đồng);160.000 KW, Yali( Gia Lai); 720.000 KW, Thác Mơ(Bỡnh Phước); 150.000 KW, sông Hinh (PhỳYờn) 70.000 KW, Hàm Thuận( Bỡnh Thuận);300000kw; và đang xõy dựng; Avương(QuóngNam);200.000kw, SụngBa Hạ(Pỳ Yờn);220.000kw...
4. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng tương đối giàu khoáng sản: vàng Bồng Miêu, mỏ than Nông Sơn, kẽm Điện Bàn (Quảng Nam), bôxit Tây Nguyên có trữ lượng rất lớn (khoảng 3 tỷ tấn), than bùn ở U Minh, mỏ cao lanh (Đà Lạt), đặc biệt là tiềm năng dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu - Côn Đảo. Tất cả tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện nhôm, hoá dầu và cơ khí của miền.
Tàl LiệU Sử DụNG CHíNH
Vũ Tự Lập (1978). Địa lý Tự nhiên Việt Nam - Tập I, II. NXB Giáo dục. Hà Nội
Vũ Tự Lập. (l 995) Địa lý Tự nhiên Việt Nam - Tập I, II. NXB Giáo dục. Hà Nội
Vũ Tự Lập(2004) Địa lý Tự nhiên Việt Nam. NXB ĐạI học sư phạm HN,HN
Vũ Tự Lập(1976) Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội,
Lờ bỏ Thảo (2002). Thiờn nhiờn Việt Nam .NXBGD.HN.
Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc(1993). Khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thnật. Hà Nội
File đính kèm:
- ĐLKV.doc