Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nên đòi hỏi giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để kịp trên đà phát triển của xã hội.
Trong những năm trước, giáo viên lên lớp buộc phải thuộc giáo án và chủ yếu giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng cách thuyết trình giảng giải nên học sinh hiểu bài một cách thụ động không dám đưa ra ý kiên cho riêng mình, điều đó hạn chế sự phát triển tư duy, sáng tạo trong các em. Ngày nay, trước sự bùng nổ về công nghệ thông tin, học sinh ngoài việc học tập ở trường, các em còn học qua các kênh thông tin, trên truyền hình và tham ra dự thi trực tiếp các chương trình đó. Do đó các phương pháp trước đây không còn phù hợp nữa, vì vậy đòi hỏi bắt buộc mỗi giáo viên phải có sự năng động sáng tạo trong quá trình dạy học. Nhất là thông qua các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp giáo viên có điều kiện ,cơ hội học hỏi lẫn nhau để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh, từng vùng miền theo yêu cầu chuẩn kiến thức hiện nay. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với bản thân tôi cũng như trong tổ khối 3, để dạy tốt môn toán lớp 3, chúng tôi còn gặp khó khăn và thuận lợi như sau:
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Để dạy tốt môn toán lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/Về đại lượng và đo đại lượng.
-Biết sử dụng các đơn vị đo đại lượng thông dụng từ mm đến km; lít , kg và g; giờ phút, ngày tháng, tiền Việt Nam trong thực hành tính và đo lường, bước đầu biết nhận biết về diện tích và cm2.
3/Về yếu tố hình học
-Nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng-
-Nhận biết góc vuông và góc không vuông, một số đặc điểm của góc và cạnh của hình chữ nhật và hình vuông. Biết tính chu vi và diện tích của hình vuông.
-Nhận biết tâm, bán kính, đường tròn, biết vẽ trang trí hình tròn.
4/Về giải toán:
Biết giải bài toán bằng hai phép tính dạng đơn giản; trong đó có bài toán liên quan đến rút về đơn vị, quan hệ gấp( giảm một số lần, tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính, một số bài toán có nội dung hình học và 1 số dạng bài trắc nghiệm phổ biến.
Qua hoạt động ,mục tiêu dạy học toán lớp 3, giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy như biết: so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá nhằm phát triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu nhập được, diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin, có tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thức hành chính xác.
II/Một số đặc điểm nội dung của môn toán lớp 3 mà giáo viên cần nắm như sau:
Toán lớp 3 có bốn nội dung sau:
Số học bao gồm số và phép tính, một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê đơn giản; mà học sinh lớp 3 cần đạt:
Đại lượng và đo đại lượng; yếu tố hình học; giải toán có lời văn. Bốn nội dung này được tích hợp với nhau, tạo thành mộn học thống nhất về cơ sở khoa học và cấu trúc nội dung. Các nội dung giáo dục khác ( về tự nhiên xã hội, về dân số và môi trường , về an toàn giao thông…..) được tích hợp với các nội dung toán học trong quá trình dạy học và thực hành đặc biệt là thực hành giải các bài toán có lời văn. Các kiến thức và kĩ năng cơ bản cũng như sự phát triển về trình độ tư duy và kĩ năng khác được tăng dần trong từng nội dung. Đồng thời, nhờ tích hợp mà có sự hỗ trợ lẫn nhau trong từng nội dung toán và các môn khác mà số học là nội dung trọng tâm.Về số học góp phần chủ yếu vào sự hình thành và phát triển kĩ năng tính toán, một trong số các kĩ năng cơ bản của người lao động phải có được.Vậy việc dạy các nội dung khác như đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn về cơ bản phải dựa vào kết quả dạy học số học đặc biệt đặc biệt ngay trong số học lớp 3 đã tích hợp các nội dung về yếu tố đại số và yếu tố thống kê, vừa giảm nhẹ khối lượng nội dung vừa tăng tính ứng dụng của hạt nhân số học để tăng dần kiến thức cho học sinh.
Các kiến thức nội dung được sắp xếp gắn bó với nhau, tạo ra sự hỗ trợ nhau trong từng bài học, giúp giáo viên dễ dàng trong việc dạy học.
Các nội dung trong từng mạch đều được sắp xếp theo kiểu “ đồng tâm” để kiến thức học sau là sự ứng dụng mở rộng và sự ôn tập, củng cố kiến thức đã học trước
trên cơ sở các nội dung dạy học rất cơ bản và thiết thực đối với học sinh chỉ yêu cầu thực hiện dùng theo chuẩn kiến thức của các bài thực hành cơ bản trong sách giáo khoa. Nhưng đối với học sinh khá giỏi có nhu cầu phát triển hơn thì giáo viên giúp học sinh tự giải thích cách làm bài tập khai thác nội dung ẩn chứa trong một số bài thực hành cao hơn và giải quyết hết các nhiệm vụ học tập ngay trong từng tiết học của từng học sinh
III/Các phương pháp dạy học mà giáo viên cần nắm là:
Để dạy tốt toán lớp 3 trên cơ sở giáo viên phải tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập 1 cách tích cực, chủ động, sáng tạo khuyến khích, học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh rồi vận dụng kiến thức mới, góp phần tạo lập hứng thú và tự tin trong học tập toán của các đối tượng học sinh muốn đạt được, như thế giáo viên cần phải thực hiện như sau:
1. Lập kế hoạch dạy học từng bài học cho tốt, trong đó tập trung vào tổ chức, hướng dẫn các hoạt động dạy học chủ yếu và chuẩn bị các phương án dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh( dựa vào SGV toán lớp 3 đã gợi ý)
2. Hợp tác với học sinh các hình thức dạy học như: Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp, nhóm lớn… để hoạt động học tập với sự hỗ trợ đúng mức và đúng lúc của các thiết bị dạy học toán lớp 3 ( gồm bộ đồ dùng học toán lớp 3 và vở bài tập 3) Động viên học sinh tự học theo năng lực cá nhân và tự rút kinh nghiệm để cải tiến phương pháp học tập như:
1)Phương pháp dạy học bài mới:
a. Giáo viên giúp học sinh tự phát hiện và vấn đề của bài học rồi giúp học sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết như đã học trong trường, trong đời sống…..từ đó các em tự tìm cách giải quyết vấn đề. Ví dụ: Khi dạy bài “ Tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số “ giáo viên hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu bài toán” Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1/3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo? giáo viên gợi cho học sinh tóm tắt bài toán bằng lời, bằng hình vẽ, hoặc sơ đồ để giúp học sinh nhận ra vấn đề của bài học.
Học sinh nêu yêu cầu đó là tìm 1/3 của 12 cái kẹo.Hay là ta tìm 1/3 của 12 cái kẹo gồm mấy cái kẹo. Để giải quyết vấn đề này học sinh phải liên hệ tới “ biểu tượng về một phần ba” đã học, rồi cho học sinh tóm tắt bài bằng sơ đồ hoặc hình vẽ . Nếu học sinh đã tự tóm tắc bài toán hoặc tóm tắc như trên thì có thể tìm được cách giải bài toán, tức là học sinh tự giải quyết được vấn đề bài học .(Trong ví dụ sgk toán lớp 3)
b.Giúp học sinh tập khái quát hoá cách giải quyết vấn đề tự chiếm lĩnh kiến thức. Ví dụ: Một học sinh nêu để tìm 1/3 của 12 cái kẹo, ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau 12:3 =4(cái kẹo) mỗi phần bằng nhau đó là 1/3 cái kẹo . Giáo viên hỏi:Vậy muốn tìm 1/3 của một số, ta làm thế nào? Học sinh trả lời: Ta lấy số đó chia cho 3, Cho nhiều học sinh nhắc lại, rồi ví du hỏi tiếp học sinh tương tự tìm 1/2 ;1/4; 1/5;1/6…Của một số ta làm thế nào? Cho học sinh thực hành đễ kiểm tra câu trả lời bằng cách giáo viên nêu bài toán. Chẳng hạn: “Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1/4 số kẹo đó. Hỏi chị còn mấy cái kẹo?”
- Giáo viên nêu câu hỏi tương tự như trên để học sinh giải
C.Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức có liên quan đã học.
-Mỗi kiến thức mới điều có một quá trình đễ làm quen đễ chuẩn bị đồ dùng trực quan đơn giản, cụ thể…bằng hình vẽ hoặc các thao tác kinh nghiệm đời sống của học sinh.Vì vậy khi phải tìm 1/3 của 12 cái kẹo, học sinh nhớ lại điều đã học và nhận ra phải lấy 12 cái kẹo chia làm 3 phần bằng nhau mà học sinh còn biết tìm 1/3 của bất kì số nào đã học chia hết cho 3. Qua đó cho học sinh ứng dụng thực hành vận dụng các kiến thức đó đễ giải quyết các vấn đề cụ thể, riêng lẽ thông qua các tiết thực hành trong tiết học bài mới, đễ cũng cố kiến thức vừa học.
Hai quá trình trên đã thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức có liên quan đã học, tạo ra sự hỗ trợ, cũng cố lẫn nhau trong quá trình nhận thức của học sinh, giúp học sinh liên hệ với thực hành, không những học đễ biết, để làm mà học còn giải quyết các vấn đề của đời sống.
Qúa trình học bài mới như đã nêu trên đã góp phần phát triển tư duy của học sinh , giúp học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời, bằng sơ đồ hoặc hình vẽ, bằng hệ thống kí hiệu…
Tuy nhiên giáo viên phải căn cứ vào trình độ chung của lớp học mà phát triển đúng mức các năng lực của học sinh, hạn chế những áp đặt hoặc đòi hỏi quá mức cố gắng của học sinh.
2.Phương pháp dạy thực hành luyện tập .
Mục tiêu là cũng cố lại kiến thức học sinh mới lĩnh hội được ,hình thành cho học sinh các kĩ năng thực hành và từng bước phát triển tư duy cho học sinh mà các bài tập thực hành được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nên giáo viên cần lưu ý:
Giúp học sinh nhận ra kiến thức ,nội dung của các bài tập ,nên cho học sinh tự đọc đề bài và nhận ra dạng bài đã học có mối quan hệ nội dung cụ thể đã học thì học sinh biết cách làm bài tập ứng dụng trong sách giáo khoa. Nếu học sinh chưa nhận ra được giáo viên gợi ý tiếp đễ học sinh nhớ lại kiến thức ,không nên nói thay học sinh.
Giúp học sinh tự thực hành ,luyện tập theo khả năng của học sinh (nhất là giáo viên nên bám chuẩn kiến thức và phần giảm tải để học sinh nhẹ nhàng hơn )
Đối với học sinh khá ,giỏi cho học sinh làm các bài tập khó, đối với học sinh yếu giáo viên quan tâm giúp học sinh bằng gợi ý.
Tăng cường cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ ,nhóm lớn ,cả lớp về cách giải hoặc cách giải một bài tập, tự học sinh thảo luận, rút kinh nghiệm đễ hoàn chỉnh cách giải. Đây là sự hỗ trợ ,giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh ,giúp học sinh tự tin vào khả năng của học sinh, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình và tự sửa chữa điều chỉnh bản thân, tìm những phương án đễ giải quyết vấn đề.
Khuyến khích cho học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập của học sinh
Khi sửa bài hoặc đánh giá kết quả học tập của một tiết học giáo viên nên động viên học sinh và nêu gương học sinh học tốt cho các em có niềm tin bản thân và của các bạn.
Giáo viên nhớ tuyên dương khuyến khích học sinh tìm nhiều cách giải tốt nhất để giải bài toán .Vì vậy điều quan trọng là giáo viên và học sinh khai thác được hết nội dung trong các bài tập trong sách giáo khoa ,giáo viên cũng nên tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến về cách giải của học sinh bằng các hình thức khác nhau qua trò chơi học tập để các em cũng cố nhiều lần về kiến thức trọng tâm của bài.
Kết luận: Để dạy tốt lớp 3, người dạy và học đáng được coi trọng như nhau, nhất là trong thời đại thông tin hiện nay ,tạo thuận lợi cho học sinh vươn lên rất nhiều ,Nên mỗi giáo viên trước khi lên lớp cần phải thể hiện được ý tưởng các tiết dạy, nêu phương pháp thể hiện của mình trước các hoạt động dạy học cụ thể ở các tiết dạy để lên lớp cho học sinh khai thác hợp lí và có hiệu quả. Từ đó giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc và có hứng thú hơn vào việc vận dụng giải bài tập đạt kết quả tốt .
Với chuyên đề trên đây đã vận dụng thực tế vào khối 3 của trường chúng tôi, đem lại kết quả khả quan để giảm được học sinh yếu. Hy vọng với kinh nghiệm chuyên đề trên chúng tôi từng bước năng dần chất lượng học tập cao hơn.
File đính kèm:
- chuyen de mon toan.doc