Chuyên đề: Dạy tiết thực hành mổ cá - Sinh học 7 đạt hiệu quả - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Lê Quý Đôn

Dạy học là một hoạt động nghề nghiệp mang sắc thái riêng biệt, một nghề đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có đủ tài mà tâm phải lớn. Dạy học môn sinh học, yêu cầu người thầy càng nhiệt tâm hơn. Bởi dạy học môn thực nghiệm người thầy giáo không chỉ là nhà khoa học mà còn hướng dẫn các em trở thành nhà khoa học.

Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn Kiến thức – Kĩ năng, để giúp học sinh độc lập suy nghĩ trong học tập thì người giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đối với môn sinh học mang tính thực hành thực nghiệm cao để học sinh nắm được những kiến thức về giải phẫu, sinh lý, sinh thái của sinh vật giáo viên cần rèn cho các em kĩ năng thực hành, quan sát, giải phẫu trên mẫu vật. Từ vật mẫu, qua thực nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em tự tìm đến kiến thức, khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thực hành, quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,.Vậy làm thế nào để tiết thực hành thực sự có hiệu quả, đem lại lòng say mê học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Xuất phát từ suy nghĩ, trăn trở trên tổ Hóa – Sinh - TD trường THCS Lê Quý Đôn chọn chuyên đề: “ Dạy tiết thực hành mổ cá - Sinh học 7 đạt hiệu quả”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Dạy tiết thực hành mổ cá - Sinh học 7 đạt hiệu quả - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Lê Quý Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Những khó khăn khi thực hiện một tiết thực hành: - Nhiều trường phòng bộ môn còn thiếu hoặc không đảm bảo, tiết thực hành phải thực hiện tại lớp học nên tốn nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị. - Đồ dùng để dạy tiết thực hành còn thiếu như: kính lúp, kính hiển vi, bộ đồ mổ,nên không thể phân nhóm thực hành 4 em vì thiếu đồ dùng, từ đó việc huy động toàn bộ học sinh tham gia học tập rất khó. - Kinh phí mua mẫu vật dạy các tiết thực hành của nhà trường không có. Mẫu vật chủ yếu là tự tìm. Do vậy trong các tiết thực hành mẫu vật thường thiếu hoặc không đảm bảo gây khó khăn cho quá trình tổ chức các hoạt động. - Một số giáo viên còn ngại khó, ngại trực tiếp mổ xẻ nên tính thuyết phục trong hướng dẫn học sinh thực hành chưa cao. - Học sinh chưa có kĩ năng thực hành mổ trên mẫu vật. Những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng, làm hạn chế khả năng tiếp thu tri thức của học sinh do đó muốn nâng cao chất lượng bộ môn giáo viên cần phải tìm giải pháp mới để đưa chất lượng lên cao hơn, tạo được sự hứng thú ở học sinh. II/ Những điều cần lưu ý khi tổ chức thực hành: - Cần chú ý đặc điểm hoạt động theo mùa và thời tiết của động vật để có kế hoạch chuẩn bị chủ động các mẫu vật cho tiết thực hành. - Tổ chức thực hành theo nhóm nhỏ, phân chia nhóm nhỏ hợp lý, không quá nhiều để mọi học sinh đều được tự tay làm các bước thực hành. - Giáo viên có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá chính xác kịp thời công việc của học sinh, sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên không có nghĩa là làm mất đi tính tự lực, sáng tạo của học sinh - Dự tính thời gian từng phần của buổi thực hành một cách hợp lý. Đây là khâu quan trọng để đảm bảo thành công của bài thực hành. - Vẽ hình: là yêu cầu phổ biến đối với hầu hết bài thực hành động vật, song đa số học sinh chưa biết cách vẽ theo tiêu chuẩn của bản vẽ khoa học. Vì vậy giáo viên cần lưu ý: + Vẽ hình phải trung thực: chỉ vẽ những gì các em thấy khi quan sát trên vật thật. + Hình vẽ phải đúng tỉ lệ tương đối giữa các phần của con vật hoặc bộ phận của một hệ cơ quan. + Nên vẽ bằng bút chì đen. + Hình vẽ không quá bé, các đường chú thích phải song song nhau và mũi tên đánh dấu quay vào các cơ quan để đảm bảo tính chính xác, nếu hình vẽ có nhiều chú thích có thể dùng kí hiệu 1, 2, 3,và ghi chú thích theo các số đó dưới hình vẽ thẳng hàng để hình vẽ sáng và đẹp. III/ Giải pháp thực hiện: 1. Lập kế hoạch bài học: Một trong những yếu tố cần thiết đảm bảo giờ học thành công là việc lập kế hoạch bài học. Lập kế hoạch bài học để chủ động trong dạy học, đồng thời cũng là yếu tố để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập nhằm đạt mục tiêu dạy học. Đối với bài thực hành giáo viên cần: 1.1. Xác định mục tiêu của tiết thực hành: - Về kiến thức: GV cần xác định kiến thức đạt được qua tiết thực hành là những đơn vị kiến thức nào? Ví dụ Bài Thực hành mổ cá: + HS xác định được vị trí, bộ phận trên cơ thể của cá + Nêu vai trò của các cơ quan ở cá - Về kĩ năng: Rèn cho học sinh những kĩ năng quan sát vật mẫu, kĩ năng giải phẫu, kĩ năng sử dụng dụng cụ thực hành, kĩ năng thiết lập thí nghiệm nào? Ví dụ Bài Thực hành mổ cá: Rèn cho HS kĩ năng mổ và quan sát. - Về thái độ: Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận 1.2. Chuẩn bị phương tiện dạy học: Muốn thực hiện được mục tiêu dạy học đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ cho mỗi tiết học như mẫu vật, dụng cụ thực hành, điều kiện phục vụ của phòng bộ môn , kiến thức thực tế, kĩ năng thực hành, - Chuẩn bị của giáo viên: + Liên hệ với phòng bộ môn chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, hóa chất cần thiết cho tiết dạy như: kính lúp, kính hiển vi, bộ đồ mổ, tranh ,vẽvà kiểm tra trước khi thực hiện tiết dạy. + Giáo viên phải thực hành mổ trước để xác định vị trí, hình dạng, màu sắc cũng như hoạt động của các cơ quan để khỏi lúng túng trong lúc hướng dẫn học sinh thực hiện. - Chuẩn bị của học sinh: + Chuẩn bị mẫu vật đúng yêu cầu tiết thực hành ( có thể tự tìm hoặc mua ) + Nắm lại những kiến thức liên quan đến tiết thực hành. + Vẽ và chuẩn bị trước các sơ đồ, biểu bảng, tranh vẽ theo yêu cầu của giáo viên. 1.3. Thiết kế các hoạt động dạy học: - Giáo viên cần xác định các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của bài thực hành. - Xác định rõ hoạt động nào của giáo viên, hoạt động nào của học sinh và phương pháp sử dụng cho mỗi hoạt động. - Căn cứ vào mức độ kiến thức hoặc kĩ năng của mục tiêu đề ra giáo viên xác định thời gian cho mỗi hoạt động. 2. Hoạt động dạy học: 2.1. Giáo viên nêu yêu cầu và mục tiêu của tiết thực hành: Ví dụ Thực hành mổ cá - Yêu cầu: + Nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ và quan sát bộ xương cá. + Rèn luyện kỹ năng mổ động vật có xương sống. - Mục tiêu: Học sinh biết cách mổ và xác định được các bộ phận của cá, vẽ hình chính xác, trình bày mẫu mổ đẹp, khoa học. 2.2. Tổ chức thực hành * Phân công các nhóm thực hành, giao nội dung thực hành đến từng nhóm ( GV nêu hoặc ghi trên phiếu làm việc cho từng nhóm ). * Giáo viên hướng dẫn thực hành: - Giáo viên nhắc lại vai trò, cách sử dụng các dụng cụ khi tiến hành mổ. Đặc biệt là những tiết thực hành đầu tiên vì học sinh chưa có kĩ năng sử dụng đồ dùng để mổ. Ví dụ: Trong bài thực hành “mổ cá” giáo viên cần hướng dẫn: + Dao mổ dùng để thực hiện nhác mổ đầu tiên trên mẫu mổ hoặc để vạch dấu trên mẫu mổ. + Kẹp dùng cố định từng phần con vật, nâng, tách các nội quan. + Kéo dùng cắt cơ hay các phần cơ quan khác. + Kim nhọn, kim mũi mác dùng tách, gỡ các nội quan. + Đinh ghim sử dụng cố định mẫu mổ trên khay mổ, Đầu đinh ghim hướng ra ngoài để khỏi vướng khi thực hiện. - Hướng dẫn cách mổ, quy trình mổ: + Giáo viên có thể hướng dẫn bằng lời kết hợp với sơ đồ, tranh vẽ các đường cắt. + Giáo viên tiến hành làm mẫu, vừa mổ vừa hướng dẫn cho học sinh quan sát làm theo. Cách mổ cá: (mổ theo hình bên) Cắt một vết trước hậu môn và bắt đầu từ a dọc bụng cá cho đến b. Khi mổ phải nâng mũi kéo tránh cắt vào các nội quan vùng bụng và tim nằm ở vùng vây ngực. Cắt tiếp theo đường b đến c vòng theo nắp mang. (Sử dụng kéo mũi cong) Cắt theo đường edc qua các xương sườn, dưới cột sống và lật bỏ. (Sử dụng mũi kéo cong cắt khoảng 2/3 chiều ngang cơ thể cá). Cắt xương nắp mang theo đường cb’ để lộ nội quan. (Sử dụng kéo mũi nhọn) - Hướng dẫn quan sát: + Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ: Dựa vào tranh vẽ hình 32.3/SGK, xác định các hệ cơ quan của cá trên mẫu mổ. (Gỡ mẫu mổ theo hướng dẫn của giáo viên mới quan sát được cấu tạo trong). + Xác định vị trí, tên các bộ phận (nằm ở vị trí nào của cơ thể: phần nào, cạnh cơ quan nào của cơ thể theo phiếu học tập) + Tìm chức năng của các hệ cơ quan đó. * Học sinh thực hành mổ: - Học sinh: + Tiến hành mổ, quan sát cấu tạo trong để xác định các hệ cơ quan. + Vẽ hình mẫu mổ. - Giáo viên: + Quan sát cách tiến hành của học sinh, hướng dẫn, giúp đỡ những thao tác khó. + Uốn nắn những sai sót của học sinh về cách mổ và xác định các hệ cơ quan. * Báo cáo kết quả thực hành từ các nhóm: + Mẫu mổ + Bài thu hoạch * Tổng kết – Đánh giá sau tiết thực hành: Giáo viên nhận xét: + Sự chuẩn bị + Quy trình thực hiện + Kĩ năng thực hành mổ và trình bày mẫu mổ + Kết quả bài thu hoạch + Tinh thần thái độ Tóm lại: Các khâu công việc cụ thể khi tổ chức dạy một bài thực hành: - Khâu chuẩn bị: + Giáo viên lập kế hoạch bài giảng. Trong đó xác định rõ: mục đích, yêu cầu, hình thức thực hành, cách tổ chức, dụng cụ, mẫu vật, nội dung và phương pháp. + Xác định rõ học sinh phải chuẩn bị những gì, nhận định rõ nội dung nào phải làm trước. - Khâu tiến hành thực hành: + Tổ chức thực hành: — Giáo viên chia nhóm( 4 -6 em), kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. — Giáo viên giới thiệu dụng cụ được sử dụng trong giờ thực hành, nêu yêu cầu của tiết thực hành. + Tiến hành thực hành: — Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành thực hành một cách cụ thể, rõ ràng, có tranh ảnh, mẫu vật kèm theo để minh họa. — Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch: Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh dựa vào đó viết thu hoạch. — Học sinh tiến hành thực hành: Học sinh thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên quan sát, theo dõi gíúp đỡ, động viên học sinh. — Học sinh báo cáo kết quả thực hành + Khâu tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm: — Giáo viên phân tích kết quả thực hành của học sinh, giải đáp các thắc mắc do học sinh nêu ra. Nhận xét về kỹ năng thực hành của học sinh — Biểu dương các cá nhân, các nhóm làm tốt, tích cực. Phê bình, nhắc nhở cá nhân, nhóm có những sai sót về thái độ học tập, chuẩn bị dụng cụ học tập mẫu vật. — Thu bản thu hoạch để đánh giá cho điểm. — Rút kinh nghiệm cho buổi thực hành sau, thu dọn Phần III: Kết luận: + Để đào tạo ra những con người toàn diện trong xã hội mới, có năng lực, có tư duy sáng tạo thì trước hết phải chú ý đến dạy học và tăng cường các tiết thực hành mổ, quan sát động vật. Thực hành và lý thuyết phải đi đôi, không xem nhẹ mặt nào. Muốn vậy, người giáo viên phải đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng và nuôi dưỡng động lực học tập ở mỗi học sinh, bắt nguồn từ hứng thú học tập, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người học. + Để học sinh nắm vững, khắc sâu kiến thức, có kỹ năng, kỹ xảo thực hành, có tính năng động, sáng tạo, hứng thú học tập thì giáo viên phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các loại bài mổ và quan sát động vật. Vì qua thực hành, học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo, năng lực tư duy đặc biệt là phát hiện ra những học sinh có năng khiếu bộ môn, góp phần trong việc lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi môn Sinh ở trường, giáo dục hướng nghiệp ngay từ đầu cho học sinh. Muốn thực hiện tốt điều này, mỗi giáo viên phải có phương pháp , nội dung, chuẩn bị chu đáo và quan trọng nhất là định thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm, đảm bảo sự thành công của bài dạy thực hành. Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề; trong quá trình tìm hiểu chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn.

File đính kèm:

  • docChuyen de Sinh hoc.doc