Bác Hồ đã từng dạy chúng ta “Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với ngành giáo dục, Người căn dặn: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng”
- Do vậy, giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình dạy học, là mặt trận hàng đầu của các trường phổ thông. Đặc biệt ở bậc Tiểu học lại càng quan trọng hơn vì đây là bậc học đầu tiên, là nền tảng để các em hình thành thói quen ban đầu về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Việc giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học thông qua các tiết học đạo đức là vô cùng cần thiết.
- Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học từ 6-10 tuổi, suy nghĩ của các em còn non nớt, kinh nghiệm sống của các em ở trình độ thấp, tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng, có tính bắt chước nên cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách người công dân, người chủ của xã hội tương lai.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng – rèn kỹ năng sống – tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn đạo đức lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy – học môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây.
- Dạy - học môn Đạo đức sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy – học Đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới.
- Nhận thức của học sinh lớp Một còn thiên về cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy, các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: đóng vai, chơi trò chơi, phân tích, xử lý tình huống; kể chuyện theo tranh; đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chẩn mực hành vi đã học.
- Dạy - học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh, … để dạy – học đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của học sinh. Điều đó giúp cho bài học của các em thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em.
- Dạy - học đạo đức cho học sinh lớp Một cần tích cực sử dụng các phương tiện dạy học trực quan như: tranh ảnh, băng hình, phim đèn chiếu, mô hình, vật mẫu, … Có như vậy mới thu hút, hấp dẫn học sinh, tạo ra hứng thú học tập ở các em.
- Dạy - học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với việc dạy – học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tạo ra bầu không khí đạo đức xung quanh trẻ, để hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức cho các em.
2. Giới thiệu vở bài tập Đạo đức 1.
a. Về cấu trúc nội dung: Môn Đạo đức lớp Một không có sách giáo khoa mà chỉ có vở bài tập đạo đức. Vở bài tập đạo đức 1 có các dạng bài tập chính sau:
- Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
- Nhận xét về các hành vi của các nhân vật trong tranh.
- Xử lí tình huống.
- Đóng vai.
- Liên hệ tự liên hệ.
- Múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, tô màu tranh, vẽ tranh, … về chủ đề bài học.
b. Về cách trình bày.
- Vở bài tập đạo đức 1 chủ yếu được trình bày rất nhiều tranh ảnh nhưng tất cả đều là tranh vẽ, màu sắc còn đơn điệu, chủ yếu sử dụng màu xanh, màu đen.
3. Một số phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp Một
Như đã trình bày ở trên, phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp Một rất phong phú, đa dạng. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp động não: Là phương pháp giúp cho học sinh, trong một thời gian ngắn, nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Phương pháp trò chơi: Là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi nào đó.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
- Phương pháp kể chuyện: Dạy – học Đạo đức ở lớp Một có thể bắt đầu bằng một truyện kể đạo đức, truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong một tình huống cụ thể (thường là gương tốt), để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, khái quát thành chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần nắm và thực hiện. Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp Một. Nó giúp cho bài đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Hiệu quả của phương pháp kể chuyện phụ thuộc vào chất lượng truyện và nghệ thuật kể của giáo viên.
Mỗi phương pháp và hình thức dạy – học môn Đạo đức đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết học. Vì vậy không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp và hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài; căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý và đúng mức.
* Ví dụ: Khi dạy bài 4, Gia đình em (Tiết 1) chúng tôi tiến hành như sau:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4. (Thời gian 2 phút)
Kể về gia đình em (* RKNS: Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình; Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người trong gia đình)
Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, mỗi nhóm 2 em và hướng dẫn học sinh cách kể về gia đình mình.
+ Gia đình em có những ai?
+ Mọi người trong gia đình đối xử với nhau như thế nào?
Bước 2: Học sinh tự kể về gia đình mình trong nhóm, một vài học sinh kể trước lớp. Giáo viên chốt lại ý chính.
Hoạt động 2: Cho học sinh xem tranh gia đình 1,2 con; Pháp lệnh dân số (Điều 10/ 2003).
** GDBVMT: - Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2: (Thời gian 5 phút)
Cho học sinh xem tranh và kể lại nội dung tranh.
Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Bước 2: Đại diện nhóm kể lại nội dung tranh, lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt lại nội dung từng tranh.
Bước 3: Đàm thoại theo từng câu hỏi.
Giáo viên rút ra kết luận.
Cuối tiết học, giáo viên cho học sinh nhắc lại bài học, nêu câu hỏi chốt lại nội dung bài. Nhận xét và dặn dò.
Để nâng cao hiệu quả giờ dạy tốt Đạo đức lớp 1, đòi hỏi người thầy phải nắm được chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, bài học, biết lựa chọn sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nói chung và một tiết dạy Đạo đức nói riêng, biết dạy theo chuẩn kiến thức cho từng đối tượng học sinh, lồng ghép chương trình như Rèn kỹ năng sống; Giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới.
4. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy - học
- Ngoài các phương pháp và hình thức dạy học ra thì đồ dùng dạy học là một phương tiện không thể thiếu trong mỗi tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải nhịp nhàng, linh hoạt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hết tác dụng. Để sử dụng đồ dùng đạt kết quả cao, chúng ta cần phải:
+ Nắm vững ý đồ của đồ dùng.
+ Phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học.
+ Đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ.
- Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành công trong một tiết dạy. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học phù hợp với từng hoạt động của từng bài.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
- Môn Đạo đức là một trong những môn học đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét. Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét môn Đạo đức được xác định theo hai mức: (Thực hiện theo thông tư 32 của Bộ GD-ĐT)
1. Loại Hoàn thành (A): Học sinh đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng của môn học, đạt được 50% số nhận xét trở lên trong từng học kỳ hoặc cả năm. Những học sinh đạt hoàn thành nhưng có những biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trở lên trong từng học kỳ được đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể vào học bạ.
2. Loại Chưa hoàn thành (B): Học sinh chưa đạt yêu cầu theo quy định, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học.
- Đánh giá kết quả học tập Đạo đức của học sinh cần tự nhiên, nhẹ nhàng, chú trọng động viên, khuyến khích học sinh trong học tập, rèn luyện. Cần kết hợp hài hòa giữa đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh trên lớp với việc quan sát, thu thập các thông tin về các hành vi, việc làm của các em trong thực tế học tập, sinh hoạt và hoạt động tập thể.
- Hệ thống đánh giá kết quả học tập Đạo đức của học sinh ở các lớp 1, 2: mỗi lớp gồm 8 nhận xét với 24 chứng cứ. Ở các lớp 3, 4, 5 mỗi lớp gồm 10 nhận xét với 30 chứng cứ. Trong quá trình đánh giá, học sinh thực hiện 2 chứng cứ trở lên là đạt được nhận xét đó.
VII. MẪU KẾ HOẠCH BÀI HỌC (Giáo án).
- Để tiết dạy môn Đạo đức thành công, người giáo viên cần thiết kế một bài dạy Đạo đức theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng; Lồng ghép Rèn kỹ năng sống; - Giáo dục Bảo vệ môi trường và phải theo chương trình giảm tải (nếu có). Căn cứ yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng xác định cho bài dạy (tiết học) theo Vở bài tập Đạo đức, Sách giáo viên để tham khảo. Giáo viên soạn giáo án một cách ngắn gọn nhưng thể hiện rõ các phần cơ bản như sau:
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức.
- Kĩ năng.
- Thái độ.
* Rèn kỹ năng sống.
** Giáo dục Bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị của giáo viên.
- Chuẩu bị của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức của tiết trước.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Trong mỗi tiết học có đến hai hoặc ba hoạt động. Giáo viên cho học sinh thảo luận, đóng vai hoặc xử lý tình huống, giáo viên kết luận sau mỗi hoạt động.
3. Củng cố: Học sinh có thể nêu kết luận chung, liên hệ thực tế, giáo dục qua bài học.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài tiết sau.
Nhận xét tiết học.
VIII. KIẾN NGHỊ
- Để việc dạy học đạo đức đạt chuẩn theo yêu cầu của chương trình, tổ khối I chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ Ban giám hiệu nhà trường cùng với toàn thể hội đồng sư phạm để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
- Mua đồ dùng thiết bị dạy học đầy đủ hơn để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của trường.
Bảo Lộc, ngày 28 tháng 9 năm 2011.
TM khối
Người thực hiện
Lê Thị Thanh
File đính kèm:
- Chuyên đề Đạo đức lớp 1 Thanh 2011- 2012.doc