A/NỘI DUNG:
I/Vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ:
1/Vị trí, giới hạn lãnh thổ:
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á với các tọa độ trên đất liền:
+ Điểm cực bắc: 23023’B thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang.
+ Điểm cực nam: 8034’B thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau.
+ Điểm cực tây: 102019’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên.
+ Điểm cực đông: 109024’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa.
Nằm ở rìa đông nam của lục địa Á –Âu, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campu chia, phía đông và đông nam giáp Biển Đông.
Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 331212km2.
Bù lại, phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km2 gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5742 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí phần địa lí tự nhiên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chí tuyến bắc và điểm cực nam gần đường Xích Đạo đã khiến cho bầu trời quanh năm chan hòa ánh nắng, lượng bức xạ tổng công trung bình năm > 120 Kcal/cm2, số giờ nắng nhiều đạt từ 1400 đến 3000 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình luôn luôn trên 200C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
2/Tính chất gió mùa ẩm.
Do vị trí nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á – Âu là nơi gió mùa hoạt động điển hình trên thế giới chính vì thế gió mùa đã chia khí hậu nước ta thành hai nùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió:
- Mùa đông: Gió mùa đông bắc xuất phát từ cao áp Xi-bia mang đến cho nước ta một mùa đông lạnh ( nhiệt độ dưới 200C) và khô.
- Mùa hạ gió mùa tây nam hoạt động xen kẽ với các đợt gió đông nam mang đến cho nước ta một mùa hạ nóng ẩm (nhiệt độ luôn trên 200C) và mưa nhiều.
Gió mùa đã mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn từ 1500 đến 2000mm/năm và có độ ẩm không khí rất cao trên 80%.
3/Tính chất đa dạng:
Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian hình thành các miền vùng khí hậu khác nhau rõ rệt.
- Miền khí hậu phía bắc từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở ra có một mùa đông tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm vùng lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ dãy Bạch Mã đến mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông, mùa hạ nóng.
- Miền khí hậu phía nam gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
- Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
Sự đa dạng của địa hình nước ta, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
4/Tính chất thất thường.
Do tác động của hoàn lưu gió mùa nên khí hậu nước ta mang tính chất thất thường được biểu hiện: năm rét sớm, năm rét muộn, năm ít rét, năm nhiều rét. Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm hạn hán, năm lũ lụt, năm ít bão, năm nhiều bão...
Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc do ảnh hưởng của sự hoạt động gió mùa đông bắc không điều hòa.
Các hiện tượng El-Ninô và La-Nina trong các năm qua đã làm tăng cường tính chất đa dạng thất thường của khí hậu Việt Nam.
*Câu hỏi:
1/Chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm?
2/Khí hậu Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
3/Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và hình thành khí hậu Việt Nam?
IV/Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
1/Đặc điểm chung:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước do có lượng mưa lớn, tập trung trong một mùa lại chảy trên một miền địa hình núi thấp nên tốc độ xâm thực, chia cắt lớn. Cả nước có trên 2360 con sông dài trên 10 km. Đa số sông nước ta là sông nhỏ, ngắn do lãnh thổ hẹp ngang. Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Kông.
- Đa số sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Tiền, sông Hậu, sông Mã, sông Cả ...
+ Hướng vòng cung:sông Gâm, sông Cầu, sông Thương....
Sông ngòi nước ta đổ ra biển Đông theo hướng cấu trúc địa hình và địa chất.
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước tương ứng với hai mùa khí hậu: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ chiếm 70 đến 80% lượng nước cả năm gây nên hiện tượng lũ lụt. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ (7 – 8 tháng) với lưu lượng nước nhỏ chiếm từ 20 – 30% tổng lượng nước cả năm gây nên tình trạng thiếu nước trong sản xuất và sinh hoạt.
- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn: hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Các sông nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn, bình quân 1m3 nước sông có tới 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn mỗi năm. Sông có hàm lượng phù sa lớn là sông Hồng.
2/ Các hệ thống sông lớn ở nước ta:
a/ Sông ngòi Bắc Bộ:
- Gồm các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng – Bằng Giang.
- Độ dài sông Hồng là 1126km, đoạn trung và hạ lưu chảy qua nước ta dài 556km.
- Đặc điểm: Sông có dạng hình nan quạt, có chế độ nước thất thường, lũ đến nhanh và kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, cao nhất là tháng 8.
b/ Sông ngòi Trung Bộ.
- Gồm: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn và sông Ba.
- Sông ngắn và dốc, phân thành nhiều khu vực nhỏ và độc lập. Lũ lên nhanh và đột ngột, rút nhanh. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12, cao nhất là tháng 11.
c/ Sông ngòi Nam Bộ:
- Gồm sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ, và sông Cửu Long.
- Sông có lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và tương đối điều hòa. Lũ lên chậm và rút chậm, mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, lũ cao nhất tháng 9,10.
*Câu hỏi:
1/ Sông ngòi nước ta có những đặc điểm chung gì? Giải thích vì sao có đặc điểm như vậy?
2/ Trình bày đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ? Vì sao có đặc điểm như vậy?
3/ Nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long? Cách phòng chống lũ ở đây?
V/ Đặc điểm đất Việt Nam.
Đất ở nước ta rất phong phú, đa dạng về thể loại và phức tạp về tính chất, vừa mang tính chất địa đới, vừa mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm được thể hiện rõ nhất trong quá trình hình thành đất, đồng thời do các yếu tố hình thành đất như: thời gian, đá mẹ, địa hình, thủy văn, sinh vật và con người.
Nước ta có ba nhóm đất chính: Nhóm đất feralit, hệ đất bồi tụ phù sa và đất mùn núi cao.
- Đất feralit chiếm 65% diện tích lãnh thổ hình thành trên các vùng đồi núi thấp. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét, thường có màu đỏ vàng, dể bị kết von, đá ong hóa, xói mòn và rủa trôi. Có nhiều loại: đất feralit trên đá ba dan, đất feralit trên đá vôi có độ phì cao thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Đất bồi tụ phù sa chiếm 24% diện tích lãnh thổ hình thành do bồi tụ phù sa ở các vùng trũng thấp, tập trung ở các đồng bằng. Đất tơi xốp, it chua, giàu mùn, có màu nâu hoặc xám thích hợp cho trồng cây lúa nước, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất này có nhiều loại: đất trong đê, đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa ngọt, đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích lãnh thổ được hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
Đất là tài nguyên quí giá do đó cần phải sử dụng hợp lí chống xói mòn, rửa trôi bạc màu đất ở vùng đồi núi và cải tạo các loại đât mặn, đất chua, đất phèn ở vùng đồng bằng.
*Câu hỏi:
1/ Trình bày đặc điểm và sự phân bố các nhóm đất chính ở nước ta?
2/Vì sao cần phải sử dụng hợp lí và đi đôi với việc bảo vệ đất? Nêu một số biện pháp để cải tạo đất của nhân dân ta?
VI/ Đặc điểm sinh vật Việt Nam.
Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam là phong phú và da dạng được thể hiện:
1/Sự giàu có về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa về nữa là sự đa dạng về công dụng sinh học.
- Môi trường Việt Nam cần và đủ cho cho sinh vật khá thuận lợi có nhiều luồng sinh vật di cư tới
- Con người tác động đến nhiều hệ sinh thái tự nhiên làm biến đổi suy giảm về chất lượng và số lượng.
2/ Sự giàu có về thành phần loài:
Nước ta có 11 000 loài thực vật bậc cao, 1030 loài rêu, 2500 loài tảo,826 loài nấm về động vật có 210 loài thú, 840 loài chim, 288 loài bò sát, 162 loài lưỡng cư, 3170 loài cá, 7500 loài côn trùng và động vật không xương sống. Trong đó, có tới 365 loài động vật và 350 loài thực vật quí hiếm được ghi vào “Sách đỏ Việt Nam”.
3/Sự đa dạng về hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triền cửa sông, ven biển.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi.
- Hệ sinh thái nông - lâm nghiệp do con người tạo ra.
Đến tháng 8/2010, cả nước có 30 vườn quốc gia gồm: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, Núi Chúa, Bidoup Núi Bà, Phước Bình, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Lò Gò-Xa Mát, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc, Côn Đảo. Sinh vật nước ta là một nguồn tài nguyên to lớn, có giá trị về nhiều mặt đối với đời sống nhưng không phải là vô tận. Vì vậy, việc bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh vật là hết sức quan trọng.
*Câu hỏi:
1/ Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Giải thích vì sao sinh vật nước ta giàu có về thành phần loài?
2/ Vì sao phải bảo vệ tài nguyên sinh vật? Cần làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
VII/ Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
Thiên nhiên Việt Nam có 4 đặc điểm chung.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Tính chất bán đảo (tính chất ven biển)
- Tính chất đồi núi
- Tính chất đa dạng, phức tạp.
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng được thể hiện rõ trong cảnh quan tự nhiên nước ta.
- Địa hình: Quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, lớp võ phong hóa dày. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi đi đôi quá trình bồi tụ ở các vùng đồng bằng.
- Khí hậu: nóng ẩm, phân hóa rõ rệt theo mùa.
- Sông ngòi: dày đặc, nhiều nước, thủy chế theo mùa, không bị đọng băng.
- Thổ nhưỡng: đa dạng đặc biệt là quá trình hình thành đất feralit ở vùng đồi núi.
- Sinh vật: đặc trưng là vùng nhiệt đới gió mùa, nhiều tầng tán, nhiều thành phần, loài, xanh quanh năm.
Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đồng thời cũng gây không ít khó khăn.
- Tài nguyên đa dạng là cơ sở để xây dựng và phát triển kinh tế đa ngành, thuận lợ cho một nền nông nghiệp nhiệt đới thâm canh, đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Môi trường sinh thái dể bị biến đổi, mất cân bằng. Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão lụt,hạn hán, lũ quét…gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.
*Câu hỏi:
1/Thiên nhiên Việt Nam có những đặc điểm chung gì nổi bật? Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam?
2/Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
File đính kèm:
- CHUYEN DE BOI DUONG HSG PHAN DIA LI TU NHIEN.doc