A.KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Từ đơn: là từ có một tiếng có nghĩa.
2. Từ phức: là từ có từ 2 tiếng trở lên ghép lại mà có nghĩa.
Từ phức được chia thành 2 loại:Từ ghép, từ láy.
a) Từ ghép:
-Từ ghép tổng hợp (ghép hợp nghĩa) các tiếng ghép lại với nhau tạo thành một nghĩa chung:
VD : đi đứng, thúng mủng, cây cối
-Từ ghép phân loại (ghép phân nghĩa) có một tiếng chỉ loại lớn, một tiếng chỉ loại nhỏ (mang sắc thái riêng).
VD: xanh lè, xanh um, xanh biếc
b)Từ láy: là từ có một có một bộ phận được láy lại , lặp lại.( láy âm đầu, láy vần, láy tiếng, láy âm và vần)
*chú ý: để phân biệt từ đơn, từ ghép có thể dùng phép thử thêm từ vào giữa các kết hợp từ. Nếu thêm được thì kết hợp đó là 2 từ đơn, còn nếu không thêm được thì kết hợp đó là đó là từ ghép.
4 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 6744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 1 Từ đơn từ phức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1
Từ đơn từ phức
A.Kiến thức cần ghi nhớ
1. Từ đơn: là từ có một tiếng có nghĩa.
2. Từ phức: là từ có từ 2 tiếng trở lên ghép lại mà có nghĩa.
Từ phức được chia thành 2 loại:Từ ghép, từ láy.
a) Từ ghép:
-Từ ghép tổng hợp (ghép hợp nghĩa) các tiếng ghép lại với nhau tạo thành một nghĩa chung:
VD : đi đứng, thúng mủng, cây cối
-Từ ghép phân loại (ghép phân nghĩa) có một tiếng chỉ loại lớn, một tiếng chỉ loại nhỏ (mang sắc thái riêng).
VD: xanh lè, xanh um, xanh biếc
b)Từ láy: là từ có một có một bộ phận được láy lại , lặp lại.( láy âm đầu, láy vần, láy tiếng, láy âm và vần)
*chú ý: để phân biệt từ đơn, từ ghép có thể dùng phép thử thêm từ vào giữa các kết hợp từ. Nếu thêm được thì kết hợp đó là 2 từ đơn, còn nếu không thêm được thì kết hợp đó là đó là từ ghép.
VD: rán bánh rán cái bánh (2 từ đơn)
bánh rán Không thêm được từ vào giữa 2 kết hợp (từ ghép)
Phân biệt từ ghép, từ láy:
- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng)
- Khác nhau:
+ Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành từ đơn đều có nghĩa (từ ghép tổng hợp) hoặc liên kết với nhau rất chặt chẽ không thể tách rời nhau được)
+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa (mờ nghĩa)).
B. Bài tập
Bài tập 1:Dùng dấu gạch chéo phân tách từ đơn từ phức trong các câu văn sau :
a) Xưa , có một ông thầy đồ lười , tiếng đồn khắp nơi , đến nỗi không ai dám cho con đến học cả .
b)Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt . Đôi môi tái nhợt , quần áo tả tơi thảm hại .
c)Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi
Đáp án :
a)Từ đơn :Xưa ,có,một,ông,lười ,không, ai, dám, cho, con , dén , học, cả.
Từ phức : thầy đồ .tiếng đồn , khắp nơi ,đến nỗi,
b). Từ đơn : và
Từ phức : đôi mắt, ông lão, đỏ đọc , giàn giụa , nước mắt , tái nhợt , tả tơi , thảm hại
c)Một /người/ ăn xin /già/ lọm khọm /đứng/ ngay/ trước/ mặt tôi /.
Bài tập 2: Xác định từ ghép , hai gạch dưới tư láy trong hai khổ tờ sdau
Sông la ơi Sông la
G G
Trong veo như ánh mắt
G G
Bờ tre xanh im mát
G
Mươn mướt đôi hàng mi
L G
Bè đi chiều thầm thì
L
Gỗ lượn đàn thong thả
L
Như bầy trâu lim dim ‘
G L
Đằm mình trong êm ả
L
Sóng long lanh vẩy cá
L G
Chim hót trên bờ đê .
G
Bài tập 3: Cho các từ sau
Chậm chạp , châm chọc , mê mẩn , mong ngóng ,nhỏ nhẹ , tươi tốt , vấn vương , tươi tắn
* Hãy xếp các từ đó vào hai nhóm , Từ ghép, từ láy
+ Từ ghép : Nhỏ nhẹ , tươi tốt , mong ngóng , phương hướng , châm chọc
+ Từ láy :Chậm chạp , mong mỏi , tươi tắn , mê mẩn , vấn vương
Bài tập 4
Dùng dầu gạch chéo phân tách giữa từ đơn , tư phức trong khổ thơ sau
Ôi /Tổ Quốc/ giang sơn /hùng vĩ /
Đất/ anh hùng/ của /thế kỉ /hai mươi /
Hãy/kiêu hãnh /trên/ tuyến đầu/ chống Mĩ /
Có /miền nam/ anh dũng/ tuyệt vời /
Bài tập 5
gạch một gạch dưới từ ghép và hia gạch dười từ láy trong các câu văn sau
Con trâu nhà em trông mập mạp . Mình nó đen bóng như gỗ mun . cái sừng của nhọn hoắt , vênh vênh . Thân hình nó béo mẫm và lực lưỡng , trông thật đáng yêu .
Bài tập6: dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức trong câu:
Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng lớn/ lắm/() Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai/chân/lên/ vuốt râu.
Bài tập 7: Các chữ in đậm dưới đây là1từ phức hay 2 từ đơn:
Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức)
Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( là hai từ đơn)
Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( là một từ phức)
Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng.( là hai từ đơn)
Bài tập 8: nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở?
nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở mang tính khái quát, tổng hợp. Còn nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở mang tính cụ thể so với các từ trên.
Bài tập 9: Phân các từ ghép trong từng nhóm dưới đây thành hai loại:
Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
a, máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo.
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: máy móc.
- từ ghép có nghĩa phân loại: những từ còn lại.
b, cây cam, , cây chanh, cây bưởi, cây cối, , cây công nghiệp, cây lương thực.
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: cây cối
- từ ghép có nghĩa phân loại:những từ còn lại.
c, xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam.
-Từ ghép có nghĩa tổng hợp: xe cộ.
- từ ghép có nghĩa phân loại:những từ còn lại.
Bài tập 10: Tìm các từ láy âm đầu trong đó có
Vần ấp ở tiếng đứng trước:
M: Khấp khểnh, lập loè, mập mờ, lấp lánh, mấp mô, rập rờn, lấp ló.
Các từ láy này đều biểu thị trạng tháI ẩn- hiện, sáng- tối, cao – thấp, vào – ra, lên – xuống, có – khôngcủa sự vật hiện tượng.
Vần ăn ở tiếng đứng sau:
Theo em, nghĩa của từ láy tìm được ở mỗi nhóm giống nhau điểm nào?
ngăy ngắn, đầy đặn, may mắn, bằng bặn, chắc chắn, vừa vặn.các từ này đều biểu thị tính chất đầy đủ, hoàn hảo, tốt đẹp.
Bài tập 11 : Đọc đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi theo màu sắc mây trời. Trời âm u, mây mưa, biển xám xịt,nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Theo Vũ Tú Nam
Tìm các từ ghép trong đoạn văn trên rồi chia thành hai nhóm:Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
Từ ghép có trong đoạn văn là:
thay đổi, màu sắc mây trời, mây mưa, dông gió, đục ngầu, giận dữ, buồn vui, đăm chiêu, con người.
- có nghĩa tổng hợp : thay đổi, màu sắc mây trời, mây mưa, dông gió, giận dữ, buồn vui, đăm chiêu.
- từ ghép có nghĩa phân loại: đục ngầu, con người.
Tìm các từ láy trong đoạn văn trên rồi chia thành ba nhóm:
Từ láy âm đầu, từ láy vần, từ láy âm đầu và vần.
Các từ láy có trong đoạn văn trên là:
- Láy âm đầu:
Xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng.
Láy vần: sôi nổi.
từ láy âm đầu và vần: ầm ầm.
Bài tập 12: xếp các từ : châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, mải miết, xa lạ, xa xôi, phẳng lặng, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng vào bảng sau:
Từ ghép
Từ láy
Châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng, xa lạ, phẳng lặng,mơ mộng
.
Bài 13:
a)Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp:
giá, lạnh, rét , buốt.
b)Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy:
a) nhỏ b) lạnh c) vui
M: nhỏ bé, nhỏ nhoi
Bài 14: Xác định 2 kiểu từ ghép(TH,PL) trong số các từ ghép sau:
Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.
TH: Nóng bỏng ,nóng nực, lạnh giá.
Bài 15: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo thành 2 từ láy chỉ màu sắc:
đỏ, xanh, vàng , trắng, đen.
Bài 16: Cho đoạn văn sau:
“Mưa mùa xuân xô xao, phơi phớiNhững hạt mưa bé nhỏ , mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.”
Hãy xác định từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn văn trên.
Bài 17:
Hày tìm 2 từ ghép, 2 từ láy nói về những đức tính của một học sinh giỏi.
Bài 18:
Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người.
Bài 19: Tìm các tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để có:
a) các từ ghép b) các từ láy
mềm. Mềm..
xanh.. xanh..
khoẻ. khoẻ.
mạnh mạnh.
Vui.. vui.
Lạnh lạnh
Bài 20: Cho các kết hợp sau:
Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, kéo xe, xe kéo, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.
Các kết hợp nào là từ ghép.
Phân loại các từ ghép đó.
File đính kèm:
- chuyen de BDHS gioi L5.doc