Chương trương trình phát thanh măng non của trường tiểu học Hoà Hưng

Mời các bạn nghe chương trương trình phát thanh măng non của trường tiểu học Hoà Hưng.chương trình hôm nay sẽ giới thiệu về tiểu sử của Bác Hồ.

Tiểu sử Bác Hồ : Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù, Tổng Lâm Thịnh, Tỉnh Nghệ An. Thân sinh là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Lúc mới sinh, Người được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung. Lớn lên đi dạy học, Người lấy tên Nguyễn Tất Thành. Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra nước ngoài tìm đường cứu nước với tên gọi là Ba. Năm 1919 trong hội nghị Vét-Xây(Pháp), Người lại lấy tên là Nguyễn Ái Quốc để dễ dàng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người còn lấy nhiều tên gọi khác như : Lý Thuỵ, Vương, Chiến, Tống Văn Sơ, Lin, Li-Nốp Trở về nước ngày 8/2/1941 Người trực tiếp lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc Pháp. Tháng 8/1942 Người lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945 Người đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó đến nay , nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới trìu mến gọi Người là Bác Hồ. Vì tuổi cao sức yếu, Bác Hồ đã từ trần lúc 9 giờ 47 phút ngày 02/ 09/ 1969.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trương trình phát thanh măng non của trường tiểu học Hoà Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài hát về Bác Hồ và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Thuộc một bài thơ, kể một câu chuyện về Bác Hồ. - Tham gia hội diễn văn nghệ của lớp, của trường. Chương trình phát thanh măng non hôm nay đến đây là hết rồi. Xin thân ái chào các bạn. Hẹn gặp lại trong chương trình lần sau. Mời các bạn đón nghe chương trình phát thanh măng non của trường tiểu học Hoà Hưng, trong chương trình phát thanh hôm nay sẽ giới thiệu về “NÚI BÀ ĐEN”. Núi Bà đen cao 986 mét thuộc địa phận Tỉnh Tây Ninh của nước ta. Từ lâu, núi Bà Đen đã là địa điểm du lịch nổi tiếng với lễ hội Vía Bà, thu hút đến hàng trăm ngàn người từ khắp nơi. TẠI SAO CÓ TÊN BÀ ĐEN ? Theo truyền thuyết, Bà Đen chính là Lý Thị Thiên Hương, người Huyện Quan Hóa (Tây Ninh). Bà có nước da bánh mật, nhan sắc mặn mà. Một lần đi viếng Chùa, Bà bị côn đồ uy hiếp nên phải nhào xuống vực sâu quyên sinh. Xác Bà được một nhà sư đem đi an tán và lập Điện thờ trên núi. Từ đó núi có tên là núi Bà Đen. NÚI BÀ ĐEN LÀ DI TÍCH VĂN HÓA ? Đúng. Nhưng ngoài di tích văn hóa, núi Bà Đen còn được xếp hạng là di tích lịch sử nữa đấy. Các hang động nơi đây từng là căn cứ của cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ở NÚI BÀ CHỈ CÓ ĐIỆN BÀ ? Không đâu. Ngoài Chùa Thượng nơi có Điện Bà, đến núi Bà Đen bạn còn có thể đi thăm chùa Hạ, chùa Trung. Lên núi, bạn sẽ gặp nhiều hang động như : Hang Gió, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, Thiên Thai, Kim Quang LỄ HỘI MÙA XUÂN NÚI BÀ CÓ GÌ ? À, đây là một lễ hội văn hóa được tổ chức vào dịp tết với nhiều hoạt động lễ hội dân gian đầy màu sắc. Đặc biệt, ngày mùng năm tháng Giêng là ngày Vía Bà. Khách thập phương kéo nhau lên núi làm lễ vía Bà và cầu tài, xin lộc. Khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, nhưng cũng rất thành kính thiêng liêng. Chương trình phát thanh măng non hôm nay đến đây là hết rồi. Xin thân ái chào các bạn. Hẹn gặp lại trong chương trình lần sau. Mời các bạn đón nghe chương trình phát thanh măng non của trường tiểu học Hoà Hưng, trong chương trình phát thanh hôm nay sẽ giới thiệu về NỘI DUNG THI CHUYÊN HIỆU “ NHÀ SỬ HỌC NHỎ TUỔI” Câu 1 : Em hãy cho biết ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là ngày nào ? Trả lời : Ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là ngày 15/ 5/1941. Câu 2 : Từ ngày thành lập đến nay, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã đổi tên mấy lần ? Trả lời : Đã đổi tên 3 lần : - Lần thứ nhất : tháng 3/ 1951 Đội đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng tám. - Lần thứ hai : Sau Đại hội Đoàn toàn Quốc lần thứ 2, ngày 4/11/1956 Đội được đổi tên là Đội thiếu niên tiền phong. - Lần thứ ba : ngày 30/1/1970 Đội được mang tên : Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Câu 3 : Anh Kim Đồng tên thật là gì, quê ở đâu ? Trả lời : Anh Kim Đồng tên thật là Nông văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở Thôn Nà Mạ, Xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Câu 4 : Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào, quê ở đâu ? Trả lời : Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890. Quê ở làng Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Câu 5 : Em hãy cho biết phong trào nào là phong trào truyền thống của Đội ? Trả lời : Phong trào truyền thống của Đội là phong trào “ Nói lời hay, làm việt tốt”. Câu 6 : Em hãy cho biết ngày, tháng, năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ? Trả lời : Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là ngày 5/ 6/1911. Câu 7 : Em hãy cho biết 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng được Bác Hồ nói trong dịp nào ? Trả lời : Ngày 15/ 5/1961, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ? Câu 8 : Em hãy cho biết ngày chiến thắng Điện Biên Phủ ? Trả lời : Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ là ngày 7/ 5/1954. Câu 9 : “ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” được đổi thành “ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” từ năm nào ? Trả lời : “ Nước Việt nam dân chủ cộng hòa” được đổi thành “ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” từ năm 1976. Câu 10 : Nước Việt Nam chúng ta có bao nhiêu dân tộc ? Trả lời : Nước Việt Nam chúng ta có : 54 dân tộc. Câu 11 : Lá cờ thêu 6 chữ vàng, là lá cờ của vị anh hùng nào khi ra trận ? Trả lời : Lá cờ thêu 6 chữ vàng là lá cờ của anh hùng Trần Quốc Toản khi ra trận. Câu 12 : Em hãy cho biết ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ? Trả lời : Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh là ngày 26/3 /1931. Câu 14 : Tỉnh Tây Ninh có bao nhiêu Huyện, Thị Xã ? kể ra ? Trả lời : Tỉnh Tây Ninh có 8 Huyện và 1 Thị Xã : Huyện Hòa Thành, Huyện Châu Thành, Huyện Dương Minh Châu, Huyện Tân Châu, Huyện Tân Biên, Huyện Gò Dầu, Huyện Trảng Bàng, Huyện Bến Cầu và Thị Xã Tây Ninh. Câu 15 : Nghề truyền thống của Xã Ninh Sơn là nghề gì ? Trả lời : Nghề truyền thống của xã Ninh Sơn là nghề làm nón lá. Câu 16 : Tỉnh Tây Ninh có bao nhiêu danh lam, thắng cảnh kể ra ? Trả lời : Tỉnh Tây Ninh có 4 danh lam thắng cảnh đó là : 1/ Tòa Thánh. 2/ Núi Bà. 3/ Hồ Dầu Tiếng. 4/ Trung Ương Cục Miền Nam. Câu 17 : Thị xã Tây Ninh có bao nhiêu Xã, Phường ? Trả lời : Thị Xã Tây Ninh có 5 xã, 5 phường đó là : Xã Ninh Sơn, Xã Ninh Thạnh, Xã Tân Bình, Xã Thạnh Tân, Xã Bình Minh, Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường Hiệp Ninh. Câu 18 : Em hãy cho biết Xã Ninh Sơn có bao nhiêu ấp, kể ra ? Trả lời : Xã Ninh Sơn có 4 ấp đó là : ấp Ninh Thọ, ấp Ninh Lộc, ấp Ninh Trung, ấp Ninh Tân. Câu 19 : Hoà Hưng là một vị anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được nhà nước phong tặng danh hiệu gì ? Trả lời : Hoà Hưng là một vị anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được nhà nước phong tặng danh hiệu “ anh hùng dân tộc”. Câu 20 : Em hãy cho biết tên của dòng sông chảy qua địa phận Tỉnh Tây Ninh ? Trả lời : Đó là Sông Vàm Cỏ Đông. Câu 21 : Em hãy cho biết Khu di tích Lịch Sử Trung Ương Cục Miền Nam thuộc Huyện nào của Tỉnh Tây Ninh ? Trả lời : Trung Ương Cục Miền Nam thuộc Huyện Tân Biên của Tỉnh Tây Ninh. Câu 27 : Chị Võ Thị Sáu sinh năm nào ? Tại đâu ? bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng năm nào ? Trả lời : Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1936 tại Đất đỏ, Long Điền, Tỉnh Bà Rịa ( cũ ) đã bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4/1951. Chương trình phát thanh măng non hôm nay đến đây là hết rồi. Xin thân ái chào các bạn. Hẹn gặp lại trong chương trình lần sau. Mời các bạn đón nghe chương trình phát thanh măng non của trường tiểu học Hoà Hưng, trong chương trình phát thanh hôm nay sẽ giới thiệu về NỘI DUNG THI CHUYÊN HIỆU “ NGƯỜI THẦY THUỐC NHỎ TUỔI”. Câu 1 : Tại sao ta cần phải ăn, uống hợp vệ sinh ? Trả lời : ăn uống là yêu cầu cần thiết để giúp con người tồn tại và phát triển. Nhưng nếu ăn uống không hợp vệ sinh, thì sẽ phát sinh ra bệnh, làm tổn hại đến sức khỏe. Câu 2 : Em hãy cho biết cách xử lý khi bị chảy máu cam ? Trả lời : Khi bị chảy máu cam ta nên ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không được nuốt máu. Bóp chặt 2 cánh mũi bằng 2 ngón tay trong 10 phút, hoặc cho đến khi máu ngừng chảy mới thôi.Nếu máu vẫn còn chảy, ta làm 1 nút bông dài rồi nút vào lỗ mũi, để đầu bông thò ra ngoài, rồi tiếp tục bóp chặt mũi. Câu 3 : Khi ăn, ta nên dùng những thức ăn gì ? Tránh ăn những gì ? Trả lời : Khi ăn, ta cần ăn những thức ăn chín, nóng. không nên ăn quà vặt bán ở cổng trường, hoặc ngoài đường hay đường phố. Câu 4 : Em hãy cho biết tác dụng của các loại cây thuốc Nam sau : Sả , gừng , Mã Đề và Trắc Bách Diệp ? Trả lời : - “Sả” có tác dụng : chữa cảm sốt. - “Gừng” có tác dụng : chữa đau bụng, tiêu chảy và kiết lỵ. - “Mã Đề” có tác dụng : làm lợi tiểu, thông đường tiết niệu. - “Trắc Bắch Diệp” có tác dụng : làm cầm máu. Câu 5 : Làm thế nào để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng ? Trả lời : Muốn giữ gìn vệ sinh nơi công cộng ta cần : - Đổ rác đúng giờ, đúng nơi qui định. - Không vứt bừa bãi giấy, rác ra đường. - Khơi cống rãnh, để đề phòng bệnh tật. - Nhổ cỏ, phát quang đường làng, ngõ xóm. - Việc thường ngày phải làm sau mỗi buổi học tan. Câu 6 : Khi uống, theo em nên uống loại nước nào cho hợp vệ sinh ? Trả lời : Khi uống ta nên : - Uống nước sôi để nguội, ấm. - Không uống nước lã. - Không uống các loại nước có màu đóng chai, nếu chưa biết chất lượng. - Học sinh : không nên uống rượu, bia. Chương trình phát thanh măng non hôm nay đến đây là hết rồi. Xin thân ái chào các bạn. Hẹn gặp lại trong chương trình lần sau. Mời các bạn đón nghe chương trình phát thanh măng non của trường tiểu học Hoà Hưng, trong chương trình phát thanh hôm nay sẽ giới thiệu về NỘI DUNG THI CHUYÊN HIỆU “ AN TOÀN GIAO THÔNG”. Câu 1 : Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào ? Trả lời : Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật. Người đi bộ trên đường bộ. Câu 2 : Có mấy loại dải phân cách ? Trả lời : Có 2 loại : loại cố định và loại di động. Câu 3 : Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai ? Trả lời : Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân và của toàn xã hội. Câu 4 : Mọi hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ được xử lý như thế nào ? Trả lời : Phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. Câu 5 : Người tham gia giao thông phải đi như nhế nào là đúng quy tắc giao thông ? Trả lời : Đi bên phải theo chiều đi của mình. Đi đúng phần đường quy định. Chấp hành hệ thống báo hiệu dường bộ. Câu 6 : Cơ quan nào quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, lắp đặt báo hiệu đường bộ địa phương quản lý ? Trả lời : Ủy Ban nhân dân cấp Tỉnh. Câu 7 : Người điều khiển xe mô tô 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi lanh từ 50 phân phối trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi ? Trả lời : Từ 18 tuổi. Câu 8 : Khái niệm “ đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng ? Trả lời : Đường bộ gồm : Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Câu 9 : Em hãy mô tả biển báo giao nhau nguy hiểm ? Trả lời : Hình tam giác, có viền màu đỏ, nền màu vàng. Câu 10 : Em hãy mô tả biển báo cấm ? Trả lời : Hình tròn, có viền màu đỏ, nền màu trắng. Chương trình phát thanh măng non hôm nay đến đây là hết rồi. Xin thân ái chào các bạn. Hẹn gặp lại trong chương trình lần sau.

File đính kèm:

  • docphat thanh mang non.doc
Giáo án liên quan