Chương trình ôn thi tốt nghiệp phương pháp dạy học toán tiểu học

1. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học toán ở tiểu học.

a) Mục tiêu: (kiến thức,kỹ năng, thái độ).

-Hình thành cho học sinh kiến thức, cơ sở ban đầu về số học, hình học, đo đại lượng, yếu tố thống kê.

-Có kỹ năng đo lường tính toán, vận dụng giải toánthiết thực trong đời sống thực tiễn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình ôn thi tốt nghiệp phương pháp dạy học toán tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a: 1 điểm. -Đáp số 0,5 điểm. +Nếu theo cách 1, mỗi câu lời giải và phép tính đúng 1 điểm. Bài 2: 1 điểm. Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 5. 1.Đề bài: A.Phần trắc nghiệm: Câu 1: Hình vẽ bên có bao nhiêu hình tam giác: A. 3 hình. B. 4 hình C. 5 hình. D. 6 hình. Câu 2:Tính diện tích của một vườn hoa với các kích thước như hình vẽ: 20cm 50cm A. 2814 m2. B. 454 m2. C. 3756 m2. D. 1314 m2. Câu 3: Lan và Huệ hẹn gặp nhau vào lúc 10 giờ 40 phút. Lan đến chỗ hẹn lúc 10 giờ 20 phút, còn Huệ lại đến muộn mất 14 phút. Hỏi Lan phải đợi Huệ trong bao lâu? A. 20 phút. B. 34 phút. C. 54 phút. D. 1 giờ 20 phút. Câu 4: Hãy so sánh hai phân số và . A. > B. < C. = Câu 5: Tìm giá trị số thích hợp của y sao cho: 4,75 < y <4,76 A. Không có số nào cả. B. 4,750. C. 4,755. D. 4,760. Câu 6: của bánh xà phòng nặng 75 gam. Hỏi cả bánh xà phòng nặng bao nhiêu gam. A. 45 gam. B. 95 gam. C. 125 gam. D. 135 gam. Câu 7: Nếu thêm vào một số 3,86 đơn vị rồi gấp số mới lên 6 lần thì được 24,36. Tìm số đó. A. 1,2. B. 47,52. C. 0,2. D. 7,92. Câu 8: Năm nay con 11 tuổi, mẹ hơn con 24 tuổi. Hỏi mấy năm nữa tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con? A. 1 năm. B. 2 năm. C. 3 năm. D. 4 năm. Câu 9: Một hiệu sánh hạ giá 10% giá sách để bán cho thiếu nhi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi. Tuy vậy cửa hàng vẫn còn lãi 12,5%. Hỏi ngày thường cửa hàng ấy lãi bao nhiên phần trăm? A. 20% B. 21,25% C. 22,5% D. 25% Câu 10: Tìm số lớn nhất có các chữ số khác nhau, biết tích các chữ số ấy là 6. A. 601. B. 320 C. 231 D. 321 B.Phần tự luận: (Chọn bài 1 hoặc bài 2 ) Bài 1: Hai hình chữ nhật có chiều rộng lần lượt là 5 cm và 3 cm, có diện tích bằng nhau. Tính chiều dài của mỗi hình, biết tổng chu vị của hai hình đó là 64cm. (3 đ) Bài 2: Một vườn trẻ dự trữ gạo ăn cho 120 em ăn trong 20 ngày. Nay có thêm một số em mới đến nên số ngày ăn giảm đi 4 ngày. Hỏi có bao nhiêu em mới đến thêm? (3 đ) Bài 3:Trung bình cộng của hai số là 13. Nếu xét thêm một số thứ ba nữa thì trung bình cộng của cả ba số là 11. Tìm số thứ ba. (2 đ) 2.Đáp án A.Trắc nghiệm: Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: C Câu 7: D Câu 8: A Câu 9: D Câu 10: D B. Phần tự luận: Bài 1: tổng chu vi của hai hình là: 64 : 2 = 32 (cm). Vậy tổng hai chiều dài và hai chiều rộng của hai hình là 32 cm. Suy ra tổng hai chiều dài của hai hình là: 32 – (5+3) = 24 (cm). Vì hai hình chữ nhật đã cho có diện tích bằng nhau nên chiều dài của chúng tỉ lệ nghịch với chiều rộng. Suy ra, nếu chiều dài hình thứ nhất là 3 phần thì chiều dài hình thứ hai là 5 phần. Vậy 24 cm tương ứng với: 3 + 5 = 8 (phần). Chiều dài hình thứ nhất là: 24 3 : 8 = 9 (cm). Chiều dài hình thứ hai là: 24 – 9 = 15 (cm). Đáp số: 9 cm và 15 cm. Bài 2: Số ngày ăn thực tế là: 20 – 4 = 16 (ngày). Số người ăn thực tế là: = 150 (em). Số em bé mới đến thêm là: 150 – 120 = 30 (em). Đáp số: 30 em. Bài 3: Tổng của hai số đầu là: 13 2 = 26. Tổng của ba số là :11 3 = 33 Số thứ ba là : 33 – 26 = 7 Đáp số: 7 3.Thang điểm: A.Phần trắc nghiệm: 5 điểm, mỗi câu đúng 1 điểm. B. Phần tự luận: Bài 1: 3 điểm. -Tìm được phân nữa tổng chu vi của hai hình: 0,5 điểm. -Tìm được tổng hai chiều dài của hai hình: 0,5 điểm. -Tìm được chiều dài của hình thứ nhất hoặc thứ hai: 1 điểm. -Tìm được chiều dài hình còn lại: 0,5 điểm. -Đáp số: 0,5 điểm. Bài 2: 3 điểm. -Tìm số ngày ăn thực tế: 0,5 điểm. -Tìm được số người ăn thực tế: 1 điểm. -Tìm được số em mới đến thêm: 1 điểm. -Đáp số: 0,5 điểm. Bài 3: 2 điểm. -Tìm được tổng củahai số đầu: 0,5 điểm. -Tìm được tổng của ba số: 0,5 điểm. -Tìm số thứ ba: 0,5 điểm. -Đáp số: 0,5 điểm. 6: a) Ở tiểu học ta dạy trẻ mấy hệ ghi số cơ bản là những hệ ghi số như thế nào? b) Hãy chỉ rõ giá trị thực tiễn của các hệ ghi số đó, những giá trị đó có điểm gì giống và khác nhau. Cho ví dụ minh họa cụ thể. 7: a) Các cách tiếp cận khái niệm số tự nhiên và sự thể hiện của sách giáo khoa. b) Các cách tiếp cận khái niệm phân số và sự thể hiện của sách giáo khoa. c) Các cách tiếp cận khái niệm số thập phân và sự thể hiện của sách giáo khoa d) Cách tiếp cận các đối tượng hình học dành cho học sinh tiểu học, khi học các yếu tố hình học. a) Các cách tiếp cận khái niệm số tự nhiên và sự thể hiện của sách giáo khoa. -Quan điểm bản số: để hình thành khái niệm số tự nhiên người ta dựa vào khái niệm tập hợp cùng lực lượng, xếp thành một lớp, gọi là lớp có tập hợp tương đương và trong lớp có tập hợp tương đương đó soạn ra tập hợp đại diện. Số phần tử của tập hợp đại diện được gọi là bản số của lớp. Khi bản số của lớp là số hữu hạn gọi là số tự nhiên. -Quan điểm tự số: Định nghĩa số tự nhiên dựa vào khái niệm sắp thứ tự tốt. Người ta xây dựng một dãy các tập hợp lồng nhau. Mỗi tập hợp đứng sau chứa tất cả các phần tử của tập hợp đứng trước nó và có một phần tử là chính tập hợp đứng ngay trước nó. Như vậy mỗi tập hợp đứng sau nhiều hơn tập hợp đứng ngay trước nó đúng một phần tử. Số phần tử cho bởi tập hợp như thế gọi là tự số. Như vậy mỗi một tự số gọi là một số tự nhiên và một số tự nhiên được xác định dựa vào mối quan hệ của nó với số đứng liền trước nó và số đứng liền sau nó. b) Các cách tiếp cận khái niệm phân số và sự thể hiện của sách giáo khoa. +Cách tiếp cận khái niệm phân số: -Tiếp cận kiểu tập hợp: thường diễn ra ở lớp 2, dựa vào việc so sánh số lượng của một bộ phận tập hợp so với toàn thể tập hợp, làm xuất hiện khái niệm phân số. Ví dụ: (Có ½ số cam được tô đậm -> phân số) -Tiếp cận kiểu diện tích: Dựa vào sự so sánh một bộ phận diện tích của các hình cơ bản: vuông, chữ nhật so sánh với toàn bộ diện tích của hình để làm xuất hiện phân số: 1/5 -> Ví dụ: -Tiếp cận kiểu phép chia: Dựa vào một tình huống thực tiễn làm xuất hiện phép chia hai số tự nhiên mà trong các số tự nhiên không biểu hiện thương đúng để giúp học sinh thấy nhu cầu cần biểu thị số lượng có tồn tại trong thực tiễn, từ đó đưa ra kí hiệu phân số. Ví dụ: Có 3 quả cam chia đều cho 4 người. Hỏi mỗi người được mấy phần quả cam? ( -> phân số). -Tiếp cận kiểu tia số: chủ yếu trong hệ thống bài tập. Ví dụ: 0 1 .Giữa số 0 và số 1 có bao nhiêu số tự nhiên? (không có). .Giữa số 0 và số 1 có bao nhiêu phân số? (vô số). -Tiếp cận kiểu tỉ số: Dựa vào tình huống thực tiễn để so sánh hai tập họp bất kỳ. Ví dụ: 3 : 2 = -> phân số. c) Các cách tiếp cận khái niệm số thập phân và sự thể hiện của sách giáo khoa -Cách tiếp cận dựa vào phân số: dựa trên cơ sở đã trang bị cho học sinh các kiến thức về phân số tổng quát, từ đó hình thành các dạng phân số đặc biệt có mẫu số là 10, 100, 1000 … Từ đó đưa ra dạng không mẫu số: 0,1; 0,01; 0,001 … làm xuất hiện số thập phân. Ưu điểm phù hợp với sự phát triển của hệ thống số. -Cách tiếp cận dựa vào số đo đại lượng: trên cơ sở trang bị các kiến thức về đo đại lượng, đặc biệt các đại lượng có hệ cơ số là 10 như độ dài, khối lượng … cho học sinh thấy mối quan hệ của các đơn vị đo. Sau đó hình thành cho học sinh các đơn vị cụ thể (1dm=m;1cm=m;1mm=m). Từ đó hình thành các khái niệm số thập phân. Cụ thể là đưa ra tình huống thực tiễn: đo độ dài của các vật có số đo phù hợp. Ví dụ: 2m7dm5cm, để tiện hơn ta đưa về dạng một đơn vị đo: 2m7dm5cm 2,75 m (số thập phân). Ưu điểm: hình thành kiến thức khá tự nhiên trên cơ sở học sinh thực hành đại lượng. Nhược điểm: làm cho người học dễ bị nhầm tưởng số thập phân là số tự nhiên do đổi đơn vị đo mà có (phương pháp mã hóa lại số đo phức hợp). -Cách tiếp cận mã hóa lại số nguyên: dựa vào các tình huống thực tiễn, đưa ra các số đo biểu thị đại lượng dưới dạng số nguyên rất lớn. Ví dụ: Sau vụ mùa, nhà A thu được 1600kg thóc, nhà B thu được 1400kg thóc, nhà C thu được 1900kg thóc. Để gọn lại, người ta chọn đơn vị lớn hơn: nhà A thu được 1,6tấn thóc, nhà B thu được 1,4tấn thóc, nhà C thu được 1,9tấn thóc… Người ta giới thiệu 1,6; 1,4; 1,9 là số thập phân. Từ đó học sinh ý thức được vai trò của dấu phẩy trong cách viết, giá trị của số đứng sau dấu phẩy. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh thấy mỗi số tự nhiên có thể được đặt tương ứng với một số thập phân và ngược lại. d) Cách tiếp cận các đối tượng hình học dành cho học sinh tiểu học, khi học các yếu tố hình học. -Tổ chức quan sát và hành động trên các mẫu vật nhằm thu thập thông tin có liên quan đến hình học, tích lũy kinh nghiệm cảm tính và hình thành những kỹ năng cần thiết như nhận dạng hình, vẽ hình, đo đạc, cắt ghép hình, sử dụng đồ dùng học tập, thực hành tình toán. -Trừu tượng hóa theo mô hình hình học, mô tả và lập luận theo ngôn ngữ hình học. Ở tiểu học không tiến hành xây dựng các khái niệm trên cơ sở định nghĩa chặt chẽ, mà chủ yếu tổ chức hành động theo những thao tác, thủ thuật có tính kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docDe cuong PP day Toan.doc
Giáo án liên quan