Bài 2:
Dân số và sự gia tăng dân số
Mục II: Gia tăng dân số
- Kiến thức:
Hiểu dân số động và gia tăng dân số nhanh gây sức ép đối với tài nguyên, môi trường; thấy được sự cần thiết phải phát triển dân số có kế hoạch để tạo sự cân bằng giữa dân số và môi trường, tài nguyên nhằm phát triển bề vững
- Kỹ năng:
Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về dân số và dân số với môi trường
- Thái độ, hành vi:
Có ý thức chấp hành các chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của Nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi truờng môn địa lý khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường
- Thái độ, hành vi:
Có ý thức chấp hành các chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của Nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng
- Làm gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường
- Bộ phận
Bài 4:
Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống
Mục III: Chất lượng cuộc sống
- Kiến thức:
+ Hiểu môi trường sống cũng là một trong những tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam còn chưa cao, một phần do môi trường sống còn nhiều hạn chế
+ Biết môi trường sống ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân
- Kỹ năng:
Phân tích mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống
- Thái độ, hành vi:
Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi đang sống và nơi công cộng khác, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở đia phương
- Bộ phận
- Nhà cửa chật chội, ô nhiễm môi trường
Bài 6:
Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Mục :
- Kiến thức:
+ Biết việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước
+ Hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường
- Kỹ năng:
Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bề vững
- Thái độ, hành vi:
Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có tác động xấu đến môi trường
Liên hệ
Bài 7:
Các nhân tố ảnh hưởng
Mục I: Các nhân tố tự nhiên
- Kiến thức:
Hiểu được đất, khí hậu, nước và sinh vật là những tài nguyên quý giá và quan trọng để phát triển nông
Bộ phận
Tên bài
Địa chỉ
tích hợp
Nội dung GD môi trường, dân số
Ghi chú
đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
nghiệp nước ta. Vì vậy cần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, không làm ô nhiễm và suy thoái và suy giảm các tài nguyên nầy
- Kỹ năng:
Phân tích, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp của nước ta
- Thái độ, hành vi:
Không ủng hộ những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái và suy giảm đất, nướxc, khí hậu, sinh vật
Bài 8:
Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Mục I/2: Cây công nghiệp
- Kiến thức:
Biết ảnh hưởng của việc phát triển nông nghiệp tới môi trường; trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường
- Kỹ năng:
Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và môi trường
Liên hệ
Bài 9:
Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản
- Mục I/1: tài nguyên rừng
- Mục II/1: Nguồn lợi thuỷ sản
- Kiến thức:
+ Biết rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất; song tài nguyên rừng của ở nhiều nơi của nước ta đã bị cạn kiệt, tỉ lệ đất rừng che phủ thấp; gần đây diện tích rừng đã tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng
+ Biết nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ; song môi trường ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh
+ Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác, vừa bảo vệ trồng rừng; khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lý và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm
- Kỹ năng:
Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản với tài nguyên và môi trường
- Thái độ, hành vi:
+ Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước
+ Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường
- Bộ phận
- Chặt phá cây, săn bắn chim thú, đánh bắt các bằng thuốc nổ
Bài 11:
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Mục I: Các nhân tố tự nhiên
- Kiến thức:
+ Biết được nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để phát riển một nền công nghiệp có cơ cấu đa ngành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
+ Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để phát triển
Bộ phận
Tên bài
Địa chỉ
tích hợp
Nội dung GD môi trường, dân số
Ghi chú
công nghiệp
- Kỹ năng:
Nhận xét nguồn tài nguyên khoáng sản trên bản đồ Địa chất – Khoáng sản Việt Nam
Bài 12:
Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Mục II: Các ngành công nghiệp trọng điểm
- Kiến thức:
+ Biết việc phát triển không hợp lý một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường
+ Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp
- Kỹ năng:
Phân tích mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường với hoạt động sản xuất công nghiệp
- Thái độ, hành vi:
Liên hệ
Bài 17:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mục II: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Kiến thức:
+ Biết Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu về khoáng sản, thuỷ điện và đa dạng sinh học; song tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng môi trường của vùng bị giảm sút nghiêm trọng
+ Hiểu được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Kỹ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng
Bộ phận
Bài 20:
Vùng Đồng bằng sông Hồng
- Mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Mục III: Đặc điểm dân cư, xã hội
- Kiến thức:
+ Biết một số loại tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là đất; việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng
+ Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường
- Kỹ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng
Bộ phận
Bài 24:
Vùng Bắc Trung Bộ
Mục IV/1: Nông nghiệp
- Kiến thức:
Biết một số loại tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là rừng; chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường
- Kỹ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng
Bộ phận
Bài :
Vùng
Mục II:
Điều kiện tự
- Kiến thức:
+ Biết Nam Trung Bộ là vùng có thế mạnh về du lịch
Bộ phận
Tên bài
Địa chỉ
tích hợp
Nội dung GD môi trường, dân số
Ghi chú
Duyên hải Nam Trung Bộ
nhiên và tài nguyên thiên nhiên
và kinh tế biển, vì vậy để phát triển các ngành kinh tế biển cần có những biện pháp bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm
+ Biết hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, nên vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt
- Kỹ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng
Bài 28:
Vùng Tây Nguyên
Mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Kiến thức:
+ Biết vùng Tây Nguyên có một số lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình cao nguyên, đất badan, rừng chiếm diện tích lớn
+ Biết việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xâu đến môi trường. Vì vậy việc bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lý tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng là một nhiệm vụ quan trọng của vùng
- Kỹ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng
Bộ phận
Bài 31:
Vùng Đông Nam Bộ
Mục II:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Kiến thức:
+ Biết Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển
+ Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, việc bảo vệ môi trường trên đất liền và trên biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng
- Kỹ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng
- Bộ phận
- Đặc biệt là dầu khí
Bài 36:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Mục IV/1: Nông nghiệp
- Kiến thức:
+ Biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển
+ Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng là: Cải tạo đất mặn, đất phèn; phòng chống cháy rừng; bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn
- Kỹ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng
Bộ phận
Bài 38, 39:
Phát triển tổng hợp
- Mục I: Biển và đảo Việt Nam
- Kiến thức:
+ Biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều kiện để phát triển các
Toàn phần
Tên bài
Địa chỉ
tích hợp
Nội dung GD môi trường, dân số
Ghi chú
kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
Mục III: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo
ngành kinh tế biển. Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững
+ Biết thực trạng giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển - đảo, nguyên nhân và hậu quả của nó
+ Biết một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
- Kỹ năng:
+ Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển nước ta
+ Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế
+ Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
- Thái độ, hành vi:
+ Có tình yêu quê hương, đất nước; thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ môi trường biển - đảo của nước ta
+ Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển - đảo
Bài 43:
Địa lý tỉnh (Thành phố)
Mục V: Bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Kiến thức:
+ Biết được tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên; hiện trạng suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường của tỉnh (Thành phố), nguyên nhân và hậu quả
+ Biết một số biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài nguyên và môi trường ở tỉnh (Thành phố)
- Kỹ năng:
Nhận biết được các dấu hiệu suy giảm và ô nhiễm môi trường của tỉnh (Thành phố)
- Thái độ, hành vi:
Có ý thức quan tâm đến bảo vệ môi trường của địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương
Toàn phần
File đính kèm:
- GD tichhop DS-BVMT (Dia 9).doc