Bình ty đại nguyên soái Trương Định - Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
- Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vùa tấn công Gia Định (năm 1859).
- Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
- Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
-Biết các đường phố, trường học,.ở địa phương mang tên Trương định.
7 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử khối 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp ngay khi chúng vùa tấn công Gia Định (năm 1859).
- Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
- Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
-Biết các đường phố, trường học,....ở địa phương mang tên Trương định.
2
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
MONG MUỐN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
- Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+ Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoán sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, dử dụng máy móc.
3
CUỘC PHẢN CÔNG Ở
KINH THÀNH HUẾ
Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hòa và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế .
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị
+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
+ Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương: Phạm Bành - Đinh Công Tráng ( khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng ( Hương Khê)
+ Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, .....ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
4
XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
- Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Về kinh tế : xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
+ Về xã hội : xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
HS khá giỏi chưa ghi
5
PHAN BỘI CHÂU VÀ
PHONG TRÀO ĐÔNG DU
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX ( Giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905- 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du.
HS khá giỏi chưa ghi
6
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
- Biết ngày 5-6-1911 tại Bến Nhà Rồng ( TP HCM ), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành ( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
HS khá giỏi chưa ghi
7
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
- Biết Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng:
+ Biết lí do tổ chức hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Aùi Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
8
XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An:
Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực Dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bomđoàn biểu tình.
Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ -Tĩnh.
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
+ Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh nhân dân dành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ.
+ Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ
9
CÁCH MẠNG MÙA THU
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa dành chính quyền thắng lợi : Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mit tinh , quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù : Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,..... Chiều ngày 18-9-1945 cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội toàn tháng.
_ Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8-1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa dành chính quyền và lần lượt dành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm cách mạng tháng Tám.
HS khá giỏi chưa ghi
10
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
- Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch HCM đọc “Tuyên ngôn độc lập”:
- Ngày 2/ 9 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình , tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều buổi lễ kết thúc.
- Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đành dấu sự ra đời cua3nu7o7c1 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
11
ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1858 – 1945)
- Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945:
+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nữa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3-2-1930 : Đảng Cộng sản Việt Nam ta đời.
+ Ngày 19-8-1945: khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
12
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khò khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc dốt”, “giặc đói”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ,.....
13
“THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH
KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:
- Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta dành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta .
+ Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
+ Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
14
THU - ĐÔNG 1947
VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
- Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi ( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến) :
+ Aâm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quang đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
+ Quân Pháp chia làm ba mũi ( nhãy dù, đường bộ và đường thủy) tiến công lên Việt Bắc.
+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng....
Sau hơn 1 tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
+ Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công qui mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bão vệ được căn cứ địa kháng chiến.
15
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng 1 phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch biên giới thắng lợi, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhung anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đức cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
16
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU
CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh :
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thục phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh ohong trào thi đua yêu nước.
17
ÔN TẬP HK 1
- Hệ thống hoá những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
18
ÔN TẬP HK 1
- Hệ thống hoá những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
File đính kèm:
- Chuan KTKN HKI.doc