* Phát triển nhận thức:
- Cháu biết được một số hiện tượng thiên nhiên thường gặp diển ra xung quanh cuộc sống của chúng ta.
- Biết được lợi ích và những thiệt hại ảnh hưởng đến đời sống của con người và môi trường.
- Trẻ nhận biết được phía trên , phía dưới của bạn khác.
*Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ đọc thơ to, rõ ràng,trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
*Phát triển thể chất:
- Biết tập luyện và giữ gìn sức khỏe, ăn uống hợp lý, đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ.
- Trẻ biết thực hiện các động tác hô hấp, tay, chân, bụng lườn, bật và của bài tập phát triển chung một cách thuần thục, nhịp nhàng.
- Trẻ thực hiện được vận động đi trong đường hẹp, bò chui qua cổng.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm : nước – các hiện tượng thiên nhiên Chủ đề nhánh: các hiện tượng thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g động :
* Bài tập phát triển chung:
+ Thở 3: Thổi nơ bay
- TTCB: Đứng tự nhiên chân rộng bằng vai, 2 tay thả xuôi.
- Động tác: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh rồi đưa 2 tay giơ lên làm nơ bay cao.
+ Tay 3: Đưa hai tay dang ngang nâng lên hạ xuống
- TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi
- N 1: Đưa hai tay dang ngang
- N 2: Hạ tay xuống
- N3: Như N1
- N4: Như N2
+ Bụng lườn 4: Ngồi duỗi thẳng chân, tay chống sau, cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân.
- TTCB : Ngồi duỗi thẳng chân, tay chống sau
- N 1: Cuối gập người về phía trước sao cho tay chạm ngón chân
- N 2: Về TTCB
- N 3: Như N1
- N 4: Về TTCB
+ Chân 2: Đứng dậm chân tại chỗ
- TTCB: Đứng tự nhiên tay chống hông
- N1: Cô dậm chân phải
- N2: Về TTCB
- N3: Cô dậm chân trái
- N4: Như N2
+ Bật 2: Bật tiến về phía trước
- TTCB: Tay chống hông
- N 1 : Cô trùng chân khụy gối bật tiến về phía trước bằng 2 chân
- N 2,3,4 tương tự.
- Trẻ đứng hai hàng dọc đối diện nhau
+ Vận Động Cơ Bản : “Đi trong đường hẹp, bò chui qua cổng “
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động “Đi trong đường hẹp, bò chui qua cổng “
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Cô làm mẫu + giải thích:
+ ĐT : Khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô bước tới sau vạch mức , khi có hiệu lệnh thực hiện cô bước đi trong đường hẹp mắt nhìn thẳng về phía trước khi tới cổng cô bò chui qua cổng kết hợp tay nọ chân kia.
- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ thực hiện, sữa sai cho trẻ.
- Cho trẻ thực hiện hết lớp.
- Củng cố:
+ Cô vừa dạy các con vận động gì?
- Cô thấy lớp mình học rất giỏi cô sẽ thưởng cho lớp mình trò chơi “ Trời nắng trời mưa ”
+ Cách chơi: Cô vẽ một vòng tròn làm nhà, cô và các con sẽ vừa đi vừa hát làm động tác những chú thỏ , khi hát tới câu “ mưa to rồi, mau mau về thôi” thì các con hãy chạy thật nhanh về nhà.
+ Luật chơi: Ai chạy chậm chưa vào nhà sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi vài lần
- Giáo dục : khi đi chơi gặp sự thay đổi của thời tiết như mưa thì phải biết chạy vào nhà không được trú dưới gốc cây, trời nắng thì phải chơi ở chỗ mát, phải đội mũ.
- Cho trẻ đi chậm hít sâu thở mạnh
- Nhận xét, giáo dục trẻ có ý thức và chú ý trong giờ học
****************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết cách làm các sản phẩm
- Cảm nhận vẻ đẹp qua sản phẩm, giữ gìn sản phẩm.
- Rèn kỉ năng khéo léo tỉ mỉ
- Giáo dục cháu biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm, nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
II/ Chuẩn bị:
- Giấy A 4, bút màu, bảng con. Đất sét,hồ…….
II/ Tiến hành:
- Cho trẻ nghe bài “ Cho tôi đi làm mưa với “
+ Các con vừa nghe bài hát gì ?
+ Trong bài hát nói về gì ?
- Giới thiệu các góc chơi :
+ Góc vẽ: Vẽ mưa
+ Góc nặn: Bình , ly dựng nước
+ Góc dán: xé, dán mưa
+ Góc tô màu :tô màu tranh
- Các góc chơi có mẫu
- Cho trẻ vào góc chơi.
- Báo sắp hết giờ
- Trưng bày sản phẩm
- Cô nhận xét sản phẩm, giáo dục cháu biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm, biết phụ giúp cô thu dọn đồ dùng, đồ chơi và cất đúng chỗ, nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
* Kết thúc:
Đánh giá kết quả sau một ngày hoạt động:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
****************************
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ( 10/04/2014 )
Nghĩ lễ
****************************
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (11/04/2014)
Đề tài: Vẽ thêm lá bay và lá rụng. Tô màu bức tranh
(đề tài)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết vẽ thêm lá bay, lá rụng, tô màu bức tranh theo hướng dẫn của cô
- Phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay
- Giáo dục yêu thiên nhiên chăm sóc cây xanh. Vì cây xanh mang lại nhiều lợi ích cho con người
II/ Chuẩn bị:
- Cô: Tranh mẫu, một số tranh
- Trẻ : Vở tạo hình, bút chì, bút sáp.
III/ Tiến hành:
* Hoạt động 1: Cô tập trung trẻ hát bài ”Cho tôi đi làm mưa với”
+ Các con vừa đọc bài thơ gì ?
+ Trong bài thơ nói về gì ?
- Giáo dục trẻ mưa giúp cây tươi tốt vì vậy nước rất cần thiết với chúng ta các con phải biết tiết kiệ nước, học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ.
* Hoạt động 2 : Dẫn trẻ xem mô hình
- Cô dần trẻ đi chơi cùng cô đi .Khi đi các con nhớ đi bên phải, đi sát lề đường không đùa giỡn các con nhớ chưa.
- Dẩn trẻ tới mô hình quan sát cây trên mô hình
- Đàm thoại :
+ Các con nhìn xem cô có những loại cây nào?
+ Muốn cây tươi tốt chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ xem một số bức tranh cây rụng lá, lá cây bay khi thời tiết thay đổi như gió mạnh, bão
- Các con thấy những bức tranh này vẽ có đẹp không?
- Thế các con có thích vẻ những bức tranh đẹp như cô không?
- Cô cho trẻ đọc thơ về bàn thực hành
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện
- Cô thông báo sắp hết giờ… hết giờ.
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô nhận xét
- Giáo dục trẻ phụ cô dọn dẹp đồ dùng làm những công việc nhỏ vùa sức như lời Bác dạy “tuổi nhỏ, làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”
* Cho lớp nghĩ
****************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ÔN LUYỆN
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết quan tâm lẫn nhau
- Trẻ ôn luyện lại các bài thơ, bài hát đã học
- Giáo dục trẻ biết ứng phó với thời tiết, biết lợi ích của nước và biết tiết kiệm nước.
II/ Tiến hành:
- Cho trẻ ôn luyện bài thơ bài hát thuộc chủ đề
+ Cho trẻ ngồi thành hình chữ U
+Cô cho trẻ hát , đọc thơ theo hình thức, tổ, nhóm, cá nhân.
+ Cho trẻ đi đua đọc theo tổ
* Nhận xét:
*Kết thúc.
Đánh giá kết quả sau một ngày hoạt động:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
****************************
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (12/04/2014)
LQVT: Trẻ nhận biết được phía trên , phía dưới của bạn khác
I/ Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được phía trên, phía dướicủa bạn khác
- Qua giờ học phát triển tư duy cho trẻ
- Cháu tích cực tham gia hoạt động, thực hiện được bài tập theo hướng dẫn của cô.
- Giáo dục trẻ học ngoan, chú ý trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
- Cô :
- Trẻ :
III/ Tiến hành:
* Hoạt động 1: Hát bài “ cho tôi đi làm mưa với ”.
* Hoạt động 2: Ôn kiến thức cũ : cho trẻ chơi trò chơi tạo nhóm
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi : Các con sẽ vừa đi vừa hát khi nào cô ra hiệu lệnh tạo nhóm các con sẻ tạo nhóm theo yêu cầu của cô. Nếu cô yêu cầu tạo thành nhóm nạn trai, bạn gái thì các con phải nắm tay đúng yêu cầu của cô ai tạo sai bị phạt nhảy lò cò
+ Luật chơi : Phải thực hiện đúng theo yêu câu của cô
* Hoạt động 3: Dạy bài mới “Dạy trẻ nhận biết phía trên, dưới của bạn khác
- Cho trẻ xem tranh trên vi tính bức tranh bạn đứng trên cầu máy bay đang bay trên đầu, và thuyền dang chạy phía dưới cầu
- Cô hỏi trẻ máy bay dang bay phía trên hay phía dưới so với bạn?
+ Thuyền dang chay phái trên hay phía dưới so với bạn?
- Cô cho trẻ đọc thơ đi xem quà, muốn biết món quà gì các con hãy tới đây với cô.
+ Cô mời một trẻ lên cho trẻ mở gói quà
+ Các con nhìn xem trong gói quà của cô có gì ?
+ Các con nhìn xem quả bóng bay này bay phía trên hay phía dưới so với bạn?
+ Sau đó cô đặt dưới chân bạn một con gâu và hỏi trẻ gấu ở phía trên hay phía dưới so với bạn?
+ Cô mời bạn khác lên và hỏi các trẻ khác các con hay nhìn xem trên đầu bạn có gì?
- Cô cho trẻ chơi trò trơi “ Trời tối`, trời sáng”
+ Cô đặc dười chân trẻ một quả bóng hỏi lớp xem quả bóng ở trên hay ở dưới so với bạn?
+ Thực hành đồ dùng rời
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ.
- Cô thông báo sắp hết giờ… hết giờ
- Nhận xét.
- Cũng cố cô cho trẻ chơi trò chơi “Gió thổi ”
- Cho trẻ nghỉ.
****************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LAO ĐỘNG VỆ SINH
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết lao động làm sạch môi trường xung quanh là niềm vui
- Trẻ biết phụ cô dọn dẹp vệ sinh lớp học sạch sẽ
- Giáo dục trẻ lao động vệ sinh sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe.
II/ Tiến hành:
- Tập chung trẻ cho cả lớp hát bài hát “ Trời nắng trời mưa ”
- Đàm thoại:
+ Con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về gì ?
- Các con ơi! Hôm nay là ngày cuối tuần các con hãy cùng cô dọn dẹp vệ sinh lớp học cho sạch nhé.
- Cô hướng dẫn và phân công trẻ làm
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ
*. Kết thúc: Nhận xét buổi lao động.
Đánh giá kết quả sau một ngày hoạt động:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NÊU GƯƠNG
I/ Yêu cầu:
- Trẻ thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan được cắm cờ
- Cuối tuần cháu đạt 4 cờ được 1 phiếu bé ngoan
- Trẻ cảm thấy thích thú khi được cắm cờ
- Giáo dục trẻ siêng hoạt động học và chơi.
II/ Tiến hành:
* Chuẩn bị : Cờ, sổ bé ngoan
+ Neâu göông cuoái ngaøy: Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan ”
- Trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ nhận xét ưu khuyết điểm của mình và của bạn
- Ý kiến nhận xét của các bạn tổ khác
- Cô nhận xét, nhắc nhở trẻ chưa đạt cần cố gắng
- Cho trẻ cắm cờ
- Cắm cờ tổ
+ Neâu göông cuoái tuaàn: Cho trẻ hát bài “ Cả tuần đều ngoan ”.
- Trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ nhận xét ưu khuyết điểm của mình và của bạn
- Ý kiến nhận xét của các bạn tổ khác
- Cho trẻ cắm cờ cuối ngày;
- Cắm cờ tổ;
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ;
+ Mời 2 bạn lên hát;
+ Cô đọc tên những bạn từ 4 cờ trở lên, cho trẻ lên nhận phiếu bé ngoan dán vào sổ;
* Kết thúc cho trẻ hát bài “ Đi học về”.
Ký duyệt
Ngày … tháng 4 năm 2014
Ngô Thị Thu Hiền
Giáo Viên
Nguyễn Thị Thanh thảo
File đính kèm:
- nghe nghiep(1).doc