Chủ đề: trường tiểu học Nhánh 2: đồ dùng của học sinh lớp 1

- Trẻ nhận biết được đặc điểm của trường tiểu học. biết được sự giống và khác nhau giữa trường tiểu học và trường mẫu giáo.

- Trẻ giao tiếp với mọi người bằng ngôn ngữ mạch lạc. Mở rộng vốn từ cho trẻ thông qua các hoạt động.

- Rèn cho trẻ các kỹ năng vận động, vận động phối hợp tay chân.

- Giáo dục trẻ yêu trường lớp, bạn bè. Kính trọng và lễ phép với thầy cô.

-Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của trường tiểu học thông qua tranh ảnh, bài thơ, bài hát về trường tiểu học.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 27557 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: trường tiểu học Nhánh 2: đồ dùng của học sinh lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục: Giáo dục cháu biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm. CHUẨN BỊ: Sách báo, tạp chí. Nguyên vật liệu thiên nhiên. Phụ liệu dùng cho tạo hình. TIẾN HÀNH: Hát “Mời bạn đến đây” Cô mời cháu chơi “oẳn tù tì”. Cô khen cháu và gợi ý cháu cùng luyện cơ tay mềm dẻo, khéo léo bằng cách làm ra những sản phẩm đẹp mà cô vừa cho cháu xem. Góc vẽ: Vẽ đồ dùng của học sinh lớp 1. Góc nặn: Nặn đồ chơi bé thích. Góc cắt dán: Cắt dán một số đồ dùng học tập. Góc trang trí: Làm quà tặng bạn ngày ra trường. Cháu thỏa thuận và tự về góc chơi. Cô bao quát, hướng dẫn thêm cho cháu. Cháu thực hiện xong mang sản phẩm lên trưng bày. Cô cùng cả lớp nhận xét sản phẩm đẹp của các bạn. Kết thúc: Nhận xét. Hát múa các bài thuộc chủ đề. NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: * Kiến thức và kỉ năng cơ bản trẻ chưa đạt được: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. * Nội dung chưa tổ chức được, lí do: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… * Những hoạt động cần điều chỉnh: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ----------------------------------------------- * Thứ 5 (15/05/2014): 1, KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ: Cắt dán đồ dùng học tập (Trang 46) MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Giúp cháu nhận biết các hình hình học, cách phối hợp các hình hình học để tạo thành các đồ dùng học tập. 2/ Kỹ năng: Giúp cháu rèn luyện kỹ năng cắt các hình hình học và các chi tiết nhỏ, cách bố cục các chi tiết cân đối, hoàn chỉnh và phết hồ dán đều, đẹp; màu sắc đẹp mắt;…khả năng quan sát các chi tiết, đặc điểm của hình. 3/ Giáo dục: GD cháu biết giữ gìn sản phẩm, tính kiên nhẫn trong hoạt động. Cháu yêu thích những món đồ dùng đẹp mắt và có thái độ bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập. CHUẨN BỊ: Album cắt dán mẫu. Hình ảnh và một số món đồ dùng có sẳn. Tập bé tập tạo hình, giấy màu thủ công, kéo, hồ dán. TIẾN HÀNH: Cháu hát múa “Tạm biệt búp bê”. Cô trò chuyện cùng cháu về trường tiểu học. + Sang năm con được học lớp mấy? + Vào học lớp 1 con cần phải chuẩn bị những gì? Những món đồ dùng đó có ích lợi gì? + Con thích những món đồ dùng nào? Cô giáo dục cháu: Món đồ dùng nào cũng cần thiết cho việc học đọc và học viết của cháu. Vì vậy cháu phải giữ gìn cẩn thận và sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Cháu xem hình ảnh đẹp về đồ dùng và cách sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng. Cháu trò chuyện cùng cô về những hình ảnh đã xem. Cô nói: Hôm nay cô sẽ giúp các con cắt dán trước về một số đồ dùng học tập của lớp 1 nha. Cô giới thiệu với cháu tranh cắt dán về một số đồ dùng học tập. Cháu quan sát và nhận xét về các chi tiết như sự kết hợp của một số hình hình học, cách phối màu và bố cục hoàn chỉnh. Cách dán đều, đẹp. Cô gợi ý cháu tặng một số đồ dùng học tập cho các bạn ở vùng biển đảo còn gặp nhiều khó khăn. Cô giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm, nhắc nhở cháu về tư thế ngồi, cách cầm kéo cắt nét thẳng, cách phết hồ và dán đẹp mắt. Cô gợi ý giúp cháu phối hợp các màu sắc khi dán cho thật đẹp. Sau đó, cô mời cháu về bàn thực hiện. Cháu thực hiện: Cô quan sát, hướng dẫn đúng lúc, giúp cháu thực hiện cắt dán theo vốn kinh nghiệm của cháu. Cháu thực hiện xong, cô cùng cả lớp đến xem và nhận xét về sản phẩm của cháu và bạn. Kết thúc: Cháu trưng bày sản phẩm ở góc Khu vườn cổ tích. Cô cùng các cháu múa hát văn nghệ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU BÉ TẬP LÀM NỘI TRỢ: “Cách làm muối tiêu” MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Giúp cháu biết cách làm muối tiêu. Cháu biết sử dụng gia vị phù hợp trong ăn uống. 2/ Kỹ năng: Cháu biết cách làm muối tiêu ngon, phù hợp khẩu vị của bản thân. Cháu biết cách phối hợp cùng các bạn. 3/ Giáo dục: Giáo dục cháu ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời cô giáo. Cháu biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi; biết giữ vệ sinh trong ăn uống. CHUẨN BỊ: Đồ dùng, nguyên liệu để làm muối tiêu. Một số loại trái cây dùng với muối tiêu. TIẾN HÀNH: Cháu đọc thơ “Cô dạy em”. Cô giáo dục cháu chăm ngoan, vâng lời thầy cô giáo. Cô gợi ý cháu nhớ lại một số môn học, những điều cô đã dạy cháu. Ở trường mầm non cháu thích nhất là được làm gì? Cô giáo dục cháu theo câu nói “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình” - Cô hướng dẫn cháu cách làm muối tiêu. Sau đó các cháu về nhóm thực hành. Cô quan sát, hướng dẫn kịp thời. Cháu làm xong thì cùng thưởng thức sản phẩm của mình với một số loại quả mà cô đã chuẩn bị sẳn. Cháu nói lên cảm nhận của mình khi ăn quả. Cô giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, ăn uống phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng theo gương Bác Hồ qua 5 điều Bác dạy. Kết thúc: Cháu đọc thơ “Tháp mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: * Kiến thức và kỉ năng cơ bản trẻ chưa đạt được: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. * Nội dung chưa tổ chức được, lí do: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… * Những hoạt động cần điều chỉnh: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ------------------------------------------ * Thứ 6 (16/05/2014): Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Chữ V, R (Tiết 2) MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái V, R. 2/ Kỹ năng: Giúp cháu rèn thính giác; nhanh nhẹn, tự tin; hứng thú trong hoạt động. Cháu rèn kỹ năng quan sát; đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; khoanh tròn chữ khéo léo. 3/ Giáo dục: Giáo dục cháu có thái độ yêu thích được học đọc, học viết; được vào học lớp 1 trường tiểu học. Cháu biết bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập. Cháu vâng lời người lớn và cố gắng rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy. CHUẨN BỊ: Một số đồ dùng học tập như: viết chì, quyển vở, cây thướt, cái bảng, com pa, cặp sách,…có đánh các chữ cái đã học. Phần mềm chữ cái Happy Kid (trò chơi: Chọn đúng tên) Sách Bé chuẩn bị học đọc và học viết, bút chì. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Ôn nhận biết chữ cái V, R. Hát “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”. Cô giáo dục cháu thái độ khi vào học lớp 1 trường tiểu học. Cháu chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”. Cháu tự chuẩn bị một số đồ dùng học tập của học sinh lớp 1: - Đồ dùng có đánh dấu bằng chữ cái V, R (in hoa, in thường, viết thường) - Đồ dùng mà tên có chứa chữ cái V, R. * Hoạt động 2: Phát âm V, R. - Cháu đọc và nhận âm V, R trong các bài đồng dao như: Con vỏi con voi, rì rà rì rà. - Cô dẫn các cháu cùng đến tham gia trò chơi “Chọn đúng tên” trong phần mềm happy kid, vừa đi vừa hát “Cô dạy em”. Cô giáo dục cháu. * Hoạt động 3: Luyện tập. Cháu đọc bài thơ “Đôi tay bé xíu”. Cô hướng dẫn cháu các bài luyện tập trong sách. Cháu chỉ và đọc theo cô các bài đồng dao. Khoanh tròn chữ cái V, R trong từ cho sẳn. Khoanh tròn chữ cái V, R trong bài đồng dao. Tìm nối chữ cái V, R trong từ. Cháu về bàn thực hành. Cô bao quát, sửa sai tư thế và cách cầm bút cho cháu. Kết thúc: Cháu múa hát cùng cô và thu dọn đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU SINH HOẠT CUỐI TUẦN MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Cháu vui vẻ, thoải mái, bộc lộ được các khả năng của bản thân. 2/ Kỹ năng: Cháu biết cách thực hiện theo cá nhân và tập thể theo yêu cầu. 3/ Giáo dục: Giáo dục cháu biết phụ giúp, phối hợp cùng cô và các bạn. Cháu biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. CHUẨN BỊ: Khăn lau, thau nước. Các bài hát, thơ, chuyện thuộc chủ đề. TIẾN HÀNH: Cô trò chuyện cùng cháu và gợi ý các cháu cách giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh cháu. Giúp cháu tìm hiểu thêm về trường tiểu học và một số đồ dùng trong trường tiểu học. Cháu cùng hát, đọc một số bài thơ về chủ đề. Cháu cùng tham gia chơi một số trò chơi dân gian như: Oẳn tù tì, kéo co, tập tầm vông, lộn cầu vồng,… Cháu nghe một số bài hát thuộc chủ đề. Cô hướng dẫn và cùng cháu dọn dẹp, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng, đồ chơi; vệ sinh lớp học. Nhắc nhở một số thói quen tốt cho cháu trong ngày nghỉ. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Cháu hiểu ý nghĩa của 3TCBN và phải thực hiện đầy đủ 3 tiêu chuẩn mới được nhận cờ. 2/ Kỹ năng: Rèn ngôn ngữ cháu mạch lạc. Cháu tự tin, công bằng khi nhận xét bạn. 3/ Giáo dục: Giáo dục cháu ngoan, thực hiện đúng 3TC cô đưa ra. CHUẨN BỊ: Cờ, sổ theo dõi. TIẾN HÀNH: Cháu hát múa “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” Cháu trò chuyện về 5 điều Bác Hồ dạy và câu nói “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình”. Cháu cố gắng chăm ngoan, học giỏi theo lời Bác khuyên. Cô gợi ý cháu nhắc về nội dung trong ngày. Những việc ngoan mà cháu thực hiện được khi đến lớp. Cháu đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. Cô cho các cháu nhận xét theo tổ. Cháu đạt 3 tiêu chuẩn lên nhận cờ của cô. Cô ghi nhận trẻ ngoan vào sổ theo dõi nhóm lớp. Cháu nhận xét tổ nhiều cờ. Tổ trưởng lên cắm cờ tổ. Cô động viên, khích lệ tinh thần của các cháu. Kêt thúc: Hát múa, đọc thơ, đồng dao, chơi đố em theo chủ đề. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Cháu hiểu ý nghĩa của 3TCBN và phải thực hiện đúng mới cắm cờ. 2/ Kỹ năng: Rèn ngôn ngữ mạch lạc. Cháu thích thú, tự tin khi nhận xét bạn. 3/ Giáo dục: Giáo dục cháu ngoan, thực hiện đúng 3TC cô đưa ra. CHUẨN BỊ: Cờ, sổ theo dõi. TIẾN HÀNH: - Hát “Cả tuần đều ngoan” Cô mời một số cháu biểu diễn bài hát “Quê hương tươi đẹp”, “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”, “Tạm biệt búp bê”…Cháu đọc thơ “Hoa quanh lăng Bác”, “Cô dạy em”, “Cô giáo của em”; đồng dao về quê hương, đất nước. Cháu thực hiện nêu gương cuối ngày Sau đó, cô mời các tổ trưởng lên kiểm tra tổ cờ của các bạn. Bạn nào đạt từ 4 cờ trở lên thì báo cáo với cô; cô phát hoa bé ngoan và sổ cho cháu về dán hoa vào sổ. Cô nhắc nhở các cháu biết đoàn kết, giúp đỡ bạn cùng nhau tiến bộ. Kết thúc: Cháu chơi một số trò chơi dân gian. NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY: * Kiến thức và kỉ năng cơ bản trẻ chưa đạt được: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. * Nội dung chưa tổ chức được, lí do: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… * Những hoạt động cần điều chỉnh: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ******************************************

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 35.doc