1. Phát triển thể chất:
- Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ vườn cây ăn quả, vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy, nặn các loại quả, xé dán các loại hoa, tô viết chữ cái i, t, c và các số, qua các hoạt động tự phục vụ, hoạt động lao động.
- Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi trèo lên xuống thang, lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng, bật xa, ném xa, chạy nhanh 10m.
- Rèn luyện các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu khám phám thế giới thực vật. Dạo chơi tắm nắng tăng cường thể lực.
- Chơi các trò chơi vận động: Cáo và thỏ, ô tô và chim sẻ, mèo đuổi chuột, kéo co.
- Hình thành một số thói quen, kỹ năng kỹ xảo trong việc chăm sóc sức khỏe (Mặc áo quần phù hợp với thời tiết, chơi các đồ chơi an toàn). Vệ sinh thân thể (Giữ gìn đầu tóc, áo quần, mặt mũi, chân tay sạch sẻ, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ)
- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp.
- Tập chế biến một số món ăn, đồ uống. Tập làm nội trợ pha sữa.
41 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3793 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Thực vật xung quanh bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắp cải.
- Hỏi trẻ bắp cải ở nhà được mẹ chế biến thành món ăn gì?
- Tương tự với rau ngót.
- Trước khi ăn rau chúng ta phải làm gì?
- Ăn rau nhớ đến ai?
- Ngoài ra còn có quả gì?(Trẻ kể tên cô treo tranh)
- Cho trẻ hát “Em đi gieo 1 hạt đậu xanh”
Hoạt động 3: Luyện tập
- Ai tin mắt: Nhìn và đoán xem rau nào không cùng nhóm.
- Hoạt động nhóm:
+ Tô màu xanh rau ăn lá.
+ Vẽ rau ăn lá.
+ Trồng các loại rau.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát cây bí.
TC: Rồng rắn lên mây, chi chi chành chành.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.
- Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các loại rau ở trong vườn trường.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co…
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát cây bí.
- Cho trẻ quan sát cây bí.
- Đàm thoại: + Đây là cây gì? Cây bí.
+ Cây bí có đặc điểm cấu tạo như thế nào?(Thân cây nhỏ tròn, thân dây. Có nhiều lá màu xanh, to tròn, cuống dài nhám)
+ Trồng cây bí để làm gì? Là loại rau ăn gì?
+ Muốn có nhiều cây phải làm gì?
Hoạt động 2: CVĐ: Rồng rắn lên mây.
Chi chi chành chành.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung).
- Cho trẻ chơi.
Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp
- Gợi ý trẻ chơi ô ăn quan, chơi chuyền.
- Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQC: Sự tích rau thì là.
- Học kidsmart xưởng làm bánh.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung bài chuyện.
- Trẻ biết cách làm bánh.
2.Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung chuyện.
3.Tiến hành:
Hoạt động1: - Học kidsmart xưởng làm bánh.
- Cô hướng dẫn cho trẻ cách làm bánh.
- Cho trẻ thao tác trên máy.
Hoạt động 2: - LQC: Sự tích rau thì là.
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1, lần 2 kết hợp xem tranh.
- Đàm thoại về tên chuyện, nội dung chuyện (Mọi người phải có tính kiên trì, nhẫn nại.)
ĐÁNH GIÁ:
Thứ 5 ngày 30 tháng 12 năm 2010
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết phân biệt được khối cầu, khối trụ.
- Rèn kỹ năng sử dụng các giác quan, sử dụng ngôn ngữ mô tả đặc điểm của khối.
Kỹ năng quan sát, ghi nhớ.
- Giáo dục trẻ ý thức học tập, phối hợp cùng nhau khi chơi.
2.Chuẩn bị:
- Bài hát đồng dao "Họ nhà rau", bài hát "Bạn ơi có biết, quả gì", câu đố về khối trụ, khối cầu.
- Đồ dùng của trẻ:
+ 4 rổ to đựng về khối trụ, khối cầu, bóng, bi, các loại hộp có dạng khối trụ.
+ Mỗi trẻ có 1 rổ đựng khối trụ, khối cầu.
3.Tiến hành:
- Cho trẻ hát bài cháu yêu cô chú công nhân và ngồi thành 4 nhóm.
Hoạt động 1: Ôn nhận biết gọi tên khối trụ, khối cầu.
- Nhóm 1: Chơi với khối cầu.
- Nhóm 2: Chơi với bóng, bi.
- Nhóm 3: Chơi với khối trụ.
- Nhóm 4: Chơi với các loại hộp có dạng khối trụ.
- Cho trẻ trong nhóm chơi với nhau sau đó nêu ý kiến của mình về kết quả chơi.
- Hỏi trẻ nhóm 1:
+ Con chơi với khối gì? Chơi với khối cầu.
+ Con chơi như thế nào? Chơi lăn khối.
+ Khối cầu có lăn được không? Vì sao?
- Nhóm 2:
+ Con chơi gì? Chơi bắn bi, lăn bóng.
+ Viên bi, quả bóng có dạng khối gì?
+ Khi bắn bi, lăn bóng thì viên bi và quả bóng như thế nào?
- Nhóm 3:
+ Con chơi với khối gì? Chơi với khối trụ.
+ Con chơi như thế nào? Chơi xếp chồng khối và lăn khối.
+ Khối trụ có lăn và xếp chồng được không? Vì sao?
- Nhóm 4:
+ Con chơi gì? Chơi với các loại vỏ hộp.
+ Các loại hộp có dạng khối gì? Có dạng khối trụ.
+ Các hộp có xếp chồng lên nhau được không? Xếp được vì nó có mặt phẳng.
Hoạt động 2: Phân biệt khối trụ, khối cầu.
- Cho trẻ hát "Đố bạn biết" đi lấy đồ dùng và về chổ ngồi.
- Câu đố: “Khối gì như quả địa cầu…
- Cho trẻ chọn khối và gọi tên khối.
- Khối cầu có đặc điểm gì?
- Cho trẻ sờ khối.
- Cho 2 trẻ quay mặt lại với nhau và cùng chơi với khối.
- Cô khái quát lại: Khối cầu cong tròn nên lăn được mọi phía, khối cầu không xếp chồng được vì không có mặt phẳng.
- Câu đố: Khối gì có 2 mặt phẳng, để đứng thì đứng để nằm thì lăn.
- Cho trẻ chọn khối và gọi tên khối. Trẻ gọi tên khối.
- Khối trụ có đặc điểm gì? Khối trụ xếp chồng lên nhau được vì khối trụ có 2 mặt phẳng.
- Cho trẻ sờ mặt phẳng. Trẻ sờ mặt phẳng.
- Cô khái quát lại: Khối trụ có 2 mặt phẳng và khối trụ có thể xếp chồng được. Khi để nằm khối trụ lăn được về trước hoặc về phía sau.
- Cho trẻ so sánh khối cầu và khối trụ.
- Giống đều lăn được.
- Khác nhau khối trụ có thể xếp chồng được vì có mặt phẳng.
Hoạt động 3:Luyện tập
- Cho trẻ hát bài đồng dao “Họ nhà rau” cất đồ dùng và về ngồi thành 3 nhóm.
- Trò chơi 1: Ai tinh mắt chọn tài.
+ Khi cô đọc câu đố hoặc mô tả đặc điểm khối đội nào rung xắc xô trước đội đó có quyền trả lời nếu trả lời đúng đội đó được thưởng 1 bông hoa. Sau đó cả đội cùng sờ tay vào hộp và chọn đúng khối đó.
+ Cho trẻ chơi. Kiểm tra kết quả của mỗi đội.
- Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh.
+ Cho trẻ chia thành 2 đội, lần lượt từng bạn 1 lên lấy khối và bỏ khối lên lưng của bạn bò và chuyển khối nếu làm rơi không được tính.
+ Cho trẻ chơi. Kiểm tra kết quả của mỗi đội.
- Hoạt động nhóm: Nặn khối, tô màu khối, chơi với khối.
- Kết thúc: Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát rau ngót.
TC: Kéo co, gieo hạt.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đặc điểm cấu tạo của rau ngót có ở trong vườn trường.
- Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ.
- Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co...
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát rau ngót.
- Cho trẻ đứng xung quanh cây rau ngót và quan sát.
- Đàm thoại: : + Đây là cây gì?
+ Cây rau ngót có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
+ Trồng rau ngót để làm gì? Là loại rau ăn gì?
+ Muốn có nhiều rau phải làm gì?
Hoạt động 2: CVĐ: Kéo co.
Gieo hạt.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp
- Hướng trẻ chơi làm các con giống từ lá cây.
- Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Sử dụng vở LQCV.
- Rèn kỹ năng rửa tay.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm bút tìm và gạch chân đúng chữ cái b, d, đ.
- Trẻ biết cách rữa tay.
2.Chuẩn bị:
- Tranh hướng dẫn.
3.Tiến hành:
Hoạt động1: Sử dụng vở LQCV.
- Cô treo tranh hướng dẫn cho trẻ đọc từ ở dưới tranh, yêu cầu trẻ tìm và gạch chân chữ cái b, d, đ có trong từ ở dưới tranh.
- Cho trẻ thực hiện, cô hướng dẫn thêm cho trẻ yếu.
Hoạt động 2 : Rèn kỹ năng rữa tay.
- Cho trẻ quan sát, thảo luận tranh minh họa
- Cô nêu quy trình rữa tay.
- Cô làm mẫu kết hợp miêu tả.
Bước 1: Làm ướt tay, xoa xà phòng.
Bước 2: Cuốn và xoay ngón tay.
Bước 3: Rửa mu bàn tay.
Bước 4: Rửa kẽ ngón tay.
Bước 5: Rửa đầu ngón tay.
Bước 6: Rửa sạch bằng xà phòng theo trình tự từ cổ tay xuống mu bàn tay và đầu ngón tay sau đó lau khô tay.
- Cho trẻ nhắc lại quy trình rửa tay và thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được.
ĐÁNH GIÁ:
Thứ 6 ngày 31 tháng 12 năm 2010
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH : Bật liên tục 4-5 vòng
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nắm được kỹ thuật động tác bật liên tục qua 4-5 vòng.
- Rèn kỹ năng bật liên tục.
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức, kỷ luật.
2. Chuẩn bị:
- 10 vòng thẻ dục, các loại rau củ quả, 2 rổ to
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Luyện các kiểu đi chạy.
- Cho trẻ đi chạy các kiểu 2 vòng sân.
Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung.
+ Tay: Tay đưa ngang gập trước ngực. (2Lx8N)
+ Chân: Ngồi khuỵ gối (3Lx8N)
+ Bụng: Cúi gập người về trước tay chạm chân.(2Lx8N)
+ Bật nhảy: Bật tiến về trước. (3Lx8N)
Hoạt động 3: Bật liên tục 4-5 vòng.
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang quay mặt lại với nhau.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Lần 2 kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị 2 tay chống hông khi nghe hiệu lệnh bật liên tục vào các vòng chạm đất bằng đầu mũi bàn chân sau đó chuyển đến cả bàn chân. Bật liên tục cho đến vòng cuối cùng và bật ra ngoài.
- Cho trẻ thực hiện bài tập cô chú ý sửa sai.
Hoạt động 4: Thi xem đội nào nhanh.
- Chia thành 2 đội lần lượt từng bạn lên lấy rau theo yêu cầu của cô, đội nào nhanh đội đó sẻ thắng.
Hoạt động 5: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Dạo chơi sân trường
TC: Vuốt hột nổ, Bịt mắt bắt dê.
1. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ.
- Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: Ngoài sân trường
- Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây, khăn bịt mắt...
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường
- Dẫn trẻ quan sát một số đồ chơi ngoài trời, cho trẻ nhận xét về đặc điểm, công dụng, cách chơi. Tham quan một số khu vực vui chơi (khu vực bạch tuyết, vườn cổ tích)
Hoạt động 2: CVĐ: Vuốt hột nổ.
Bịt mắt bắt dê.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp
- Hướng dẫn trẻ sử dụng phấn vẽ một số loại rau, chơi ô ăn quan...
- Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ca múa tập thể
- Bình bầu bé ngoan
1. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ đọc thuộc, hát hay và diễn cảm các bài hát, bài thơ về rau, quả.
- Biết hành vi đúng sai.
- Biết cách đánh giá hành vi của mình và của bạn.
- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn trung thực
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng : Phiếu bé ngoan. Đàn, phách gõ.
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: - Ca múa tập thể
- Hát : Em yêu cây xanh, quả gì, bầu bí thương nhau....
- Đọc thơ : Bắp cải xanh, kể chuyện quả bầu tiên, họ nhà rau ...
Hoạt động 2: - Bình bầu bé ngoan
Cho trẻ tự nhận xét. Cô nhận xét hoạt động của cả lớp trong tuần, nhận xét từng cá nhân trẻ. Tuyên dương trẻ ngoan có cố gắng, nhắc nhỡ trẻ chưa ngoan.
- Dặn dò trẻ về nhà ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ, sưu tầm tranh ảnh về tết mùa xuân.
ĐÁNH GIÁ:
File đính kèm:
- TAM THUC VAT.doc