Chủ đề : Thế giới thực vật Trường mẫu giáo Viên An

1. Phát triển thể chất:

- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm

- Làm quen với 1 số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống

- Đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.

- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.

- Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc bản nhạc. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.

- Có thể kiểm soát được vận động.

- Có thể phối hợp tay – mắt trong các vận động.

- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.

 

doc103 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề : Thế giới thực vật Trường mẫu giáo Viên An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các bài hát. - Trẻ biết cảm thụ âm nhạc, biết lắng nghe và cổ vũ trước và sau khi bắt đầu hay kết thúc một bản nhạc. II. CHUẨN BỊ: - Nhạc không lời các bài hát mà trẻ biểu diễn trong chương trình văn nghệ - Sân khấu cho trẻ biểu diễn - Đàn máy và một số trang phục, đồ dùng âm nhạc, mũ mão cho trẻ sử dụng. - Trang trí lớp theo chủ đề. - Thời gian: 35 phút - Địa điểm: Tổ chức trong lớp III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC: TT Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ 1 2 3 Hoạt động 1: Bé khám ph Hoạt động 2: Bé làm ca sĩ Hoạt động 3: Kết thúc tiết học: - Cô cho trẻ ngồi đội hình chữ U - Hôm nay cô cùng các con cùng tham gia chương trình biểu diễn văn nghệ trước khi kết thúc chủ đề: Thế giới thực vật nhé! (trẻ nghe) - Cho trẻ quan sát mô hình “Vườn cây của bé”và tọa đàm về mô hình (trẻ tham gia) - Cô giáo dục trẻ về VSDD, cho trẻ gọi tên các loại hoa quả, hoa, cây xanh...có trong mô hình (trẻ tham gia) - Mở đầu chương trình văn nghệ mời quý vị khán giả cùng thưởng thức bài hát: Em yêu cây xanh do tốp ca thể hiện (trẻ tham gia) - Tiếp theo chương trình văn nghệ là bài thơ: Hoa cúc vàng do bạn................................................thể hiện (trẻ thể hiện). - Mùa xuân đến các con thấy như thế nào, để biết được điều đó mời quý vị khán giả cùng thưởng thức bài hát: Mùa xuân đến rồi. (trẻ tham gia) - Tiếp theo là tiết mục múa: Mùa xuân đến rồi do tốp múa thể hiện (trẻ thể hiện) - Tiếp theo là bài hát Mùa xuân ơi! Do cô gửi tới quý vị khán giả (trẻ nghe). - Tiếp theo là bài thơ: Tết đang vào nhà do bạn......................................thể hiện (trẻ nghe) - Tiếp theo là bài hát Bầu và bí nhạc Phạm Tuyên, lời ca dao cổ do tam ca thể hiện (trẻ thực hiện) - Tiếp theo là bài múa Mùa xuân do tốp múa thể hiện (trẻ theo dõi) - Kết thúc chương trình là bài hát Hoa kết trái do tốp ca thể hiện. - Cô hỏi lại tên các tiết mục trong chương trình văn nghệ - Cô giáo dục trẻ (trẻ nghe) LÀM QUEN TIẾNG VIỆT (Ôn các từ đã học trong tuần) I. MỤC ĐÍCH : - Trẻ nhớ, nghe, hiểu và nói được các từ đã học trong tuần - Biết nghĩa các từ đã học và biết ứng dụng vào trong cuộc sống, vui chơi ở lớp và ở nhà. II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ các từ đã học III. TIẾN HÀNH: 1. Ổn định – giới thiệu bài: Cô và trẻ cùng hát bài Hoa kết trái (trẻ cùng hát) 2. Hướng dẫn: - Cô và trẻ cùng trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát (trẻ tham gia) - Cô đưa tranh cho trẻ xem và hỏi về nội dung bức tranh.(các từ đã học trong tuần mà trẻ còn yếu) - Cô lần lượt ôn lại các từ đã học trong tuần, cho trẻ nhắc lại (trẻ thực hiện) 3. Kết thúc tiết học: - Hỏi lại đề tài? - Cô GD trẻ HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc tạo hình: Chơi tô màu/xé/cắt dán theo chủ đề; Làm đồ chơi từ lá cây - Góc âm nhạc: Hát múa về chủ đề - Góc học tập - sách: Xem truyện tranh ảnh về chủ đề - Góc đóng vai: Gia đình; Cửa hàng nông sản - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh của lớp - Góc xây dựng: Xây vườn cây Tổ chức cho trẻ cùng chơi như hướng dẫn ở đầu tuần - Vệ sinh - Trả trẻ HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Đón trẻ, điểm danh LAO ĐỘNG TẬP THỂ I. CHUẨN BỊ: - Chổi, xọt rác …để trẻ nhặt rác bỏ vào xọt. - Sân chơi bằng phẳng, phấn, bóng… II HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC: 1. Lao động tập thể: - Cô cho trẻ tập trung cô giới thiệu và phân công công việc cho từng tổ. - Cho trẻ thực hiện công việc. - Cô quan sát và theo dõi hướng dẫn trẻ thực hiện. 2. Chơi tự do - Cô cho trẻ tự do chơi theo ý thích của trẻ. - Cô quan sát và đảm bảo an toàn cho trẻ. - Kết thúc giờ chơi. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Trẻ cố gắng phấn đấu trong học tập và vui chơi. - Trẻ ngoan, có ý thức trong học tập – vui chơi và rèn luyện mình ngoan hơn, tiến bộ hơn theo các tiêu chuẩn “bé ngoan” mà đặt ra. - Có tiến bộ trong học tập và vui chơi. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu “hoa hồng” đủ số lượng cho trẻ đạt được phiếu. - Bài hát: Cả tuần đều ngoan. - Các tiêu chuẩn bé ngoan cô đặt ra. - Các bài hát khác có liên quan. III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC: - Cô cho trẻ hát 1 bài: Hoa bé ngoan - Cô và trẻ cùng trò chuyện, trao đổi về công việc đã thực hiện trong tuần. - Cùng trẻ điểm danh và đếm số cờ trẻ đạt được trong tuần. - Cô lần lượt cho trẻ cắm cờ và phát phiếu bé ngoan cho trẻ dán vào sổ của mình. - Lần lượt 2 tổ còn lại. - Cô chú ý hướng dẫn và nhắc nhở trẻ thực hiện nghiêm túc - Tuyên dương những cháu được nhận phiếu hoa hồng. - Kết thúc giờ “nêu gương cuối tuần” - Trả trẻ Viên An, ngày 18 tháng 02 năm 2014 GVCN Phạm Thị Quyên PHIẾU ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CUỐI CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT Thời gian: 4 tuần. Từ ngày 13 tháng 01 năm 2014 đến ngày 21 tháng 02 năm 2014 1/ Mục tiêu chủ đề: 1.1/ Các mục tiêu trẻ đã thực hiện tốt: - Phát triển thể chất đạt 90%, phát triển nhận thức đạt 80%, phát triển ngôn ngữ 75%,cháu đọc thuộc thơ to rõ, phát triển tình cảm xã hội 85%, phát triển thẫm mỹ đạt 80%. 1.2/ Các mục tiêu trẻ đã thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí do: - Phát triển thể chất chưa đạt 10%, phát triển nhận thức chưa đạt 20%, phát triển ngôn ngữ chưa đạt 25%, phát triển tình cảm xã hội chưa đạt 15%, phát triển thẫm mỹ chưa đạt 15%. 1.3/ Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lí do: * Mục tiêu 1: - Có 10% trẻ chưa đạt yêu cầu phát triển thể chất: - Lí do: Cháu chưa mạnh dạng trong vận động, cháu chưa chú ý khi cô dạy và chưa tiếp thu được kĩ năng vận động, cháu còn nghỉ học, chưa nghe và hiểu tiếng Việt rõ ràng. Như cháu Đạt, Tâm, Bảo, Vươn, Tường, Sóc Kha, Việt, Pho La...... * Mục tiêu 2: - Cháu nhận thức khá tốt nhưng còn 20% cháu nhận thức chưa hết các bài cô yêu cầu trong chủ đề còn nói chuyện với bạn trong giờ học chưa chú ý đến cô dạy và có .. trẻ chưa đạt yêu cầu phát triển nhận thức: - Lí do: Trẻ ít chú ý trong giờ học. * Mục tiêu 3: - Phát triển ngôn ngữ khá nhưng còn 25% chưa đạt: đa số trẻ thuộc thơ nhưng đọc thơ còn chưa tự tin, chưa biết kể chuyện theo trí nhớ bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Chưa chủ động giao tiếp bằng tiếng Việt với cô và bạn. Chưa trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng đúng câu hỏi. - Lí do: Đa số trẻ là người dân tộc Khơme nên chưa có thói quen nghe và nói được tiếng Việt * Mục tiêu 4: - Phát triển tình cảm xã hội còn 15% trẻ chưa đạt theo yêu cầu của cô: trẻ chưa nhận thức đạt yêu cầu trẻ chưa biết chơi các góc chơi, chưa biết thể hiện tình cảm trong các vai chơi một cách tự tin, đúng theo thực tế, chưa chơi đúng theo yêu cầu trò chơi mà còn hay xen kẽ nghịch phá bạn chơi: Bảo, Tâm, Huy, Long.... - Lí do: Trẻ chỉ ham thích nói chuyện với bạn chưa chú ý đến cách diễn đạt cách chơi.. * Mục tiêu 5: - Phát triển thẫm mỹ còn 20% trẻ chưa hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu của cô, như các sản phẩm xé,dán..... - Lí do: Trẻ chưa chú ý cô hướng dẫn tổ chức, còn ham chơi nên chưa hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu. Chưa khéo léo trong các hoạt động tạo hình. 2/ Nội dung của chủ đề: 2.1/ Các nội dung trẻ đã thực hiện theo kế hoạch: - Các hoạt động: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động chiều. 2.2/Các nội dung trẻ đã thực hiện tốt được hoặc chưa phù hợp và lí do: - Hoạt động ngoài trời: Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, chơi các trò chơi đúng luật và đúng cách, biết hướng dẫn bạn cách chơi các trò chơi mới. Không còn tranh dành đồ chơi với bạn. 2.3/ Các kỹ năng mà trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được và lí do:. 3/ Tổ chức các hoạt động của chủ đề: 3.1/ Hoạt động học: - Hoạt động trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng: + PTTM:hát múa…, đọc thơ + PTNT: Khám phá khoa học, tìm hiểu về ngày tết cổ truyền của dân tộc, sự thay đổi của cây theo mùa..... + PTNN: Các chữ cái, bài thơ.... 3.2/ Việc tổ chức chơi trong lớp: * Số lượng/bố trí các khu vực hoạt động ( không gian, diện tích, trang trí…): -Có 5 góc: Góc học tập, góc xây dựng, góc phân vai, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật,có diện tích 2m có trang trí các góc chơi. * Sự giao tiếp giữa các trẻ/ nhóm chơi: Việc khuyến khích trẻ rèn luyện kỹ năng: - Trẻ có phối hợp chơi cùng bạn,biết phối hợp cùng chơi với bạn, trẻ còn nhầm lẫn khi chơi,các góc chơi còn lung tung chưa vào nề nếp, có một số trẻ cá biệt còn dành đồ chơi với bạn chưa biết chơi cùng bạn. * Thái độ của trẻ khi chơi: - Trẻ vui vẻ thể hiện được vai chơi, cách chơi. 3.3/ Việc tổ chức chơi ngoài trời: * Số lượng các buổi chơi ngoài trời được tổ chức: - 17/18 buổi được tổ chức ở ngoài trời diện tích rộng rãi thoáng mát khi chơi. * Số lượng/ chủng loại đồ chơi: - Đồ chơi nhiều phong phú đa dạng: phấn vẽ, bóng, bong bóng, chong chóng, dây thun, máy bay giấy, thuyền * Vị trí/ Chổ trẻ chơi: - Vị trí phù hợp với hoạt động vui chơi của trẻ, chỗ trẻ chơi sạch sẽ, thoáng mát. * Vấn đề an toàn, vệ sinh đồ chơi và khu vực hoạt động: - Đồ dùng, đồ chơi của trẻ luôn đảm bảo an toàn cho trẻ: Không bén, nhọn, thường xuyên vệ sinh đồ chơi và khu vực hoạt động,bên cạnh đó có cô quản lí trẻ trong quá trình chơi. * Khuyến khích trẻ hoạt động, giao lưu và rèn luyện các kỹ năng thích hợp: khuyến khích động viên trẻ chơi và giáo dục trẻ không tranh giành đổ chơi cùng bạn. 4/ Những vấn đề khác cần lưu ý: 4.1/ Về sức khỏe của trẻ( Những trẻ nghỉ nhiều và có vấn đề về ăn, uống, vệ sinh): Không có trẻ có vấn đề về sức khỏe do ăn uống hay về sinh tại lớp hay gia đình trẻ. 4.2/ Chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi của cô và trẻ: - Chuẩn bị khá đầy đủ theo chủ đề trong tháng 5/ Lưu ý việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn: - Tìm cách thu hút trẻ chú ý khi cô dạy và tạo hứng thú trong quá trình chơi.Cầntiếp tục rèn luyện cho trẻ vào thói quen nề nếp lớp học và chơi khuyến khích động viên trẻ và chú ý đến giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi cùng bạn chú ý nghe cô dạy…. - Tiếp tục duy trì và tạo thêm môi trường học tập và vui chơi duy trì nề nếp học tập. - Tiếp tục tạo môi trường ngôn ngữ tiếng Việt và chữ viết cho trẻ được làm quen, gây hứng thú cho trẻ học tập phù hợp với chủ đề. - Tham mưu với các cấp lãnh đạo cung cấp thêm đò chơi ngoài trời để trẻ được vui chơi phù hợp với Hoạt động ở trường Mầm non. Viên An, ngày 21 tháng 02 năm 2014 HIỆU PHÓ GVCN Lý Thị Sà Phe Phạm Thị Quyên

File đính kèm:

  • docchu de The gioi thuc vat(1).doc