- Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ mưa, gió,vẽ hoa mùa xuân, cắt dán xúc xích trang trrên băng giấy, tô viết chữ cái b,d,đ,l, n,m và các số, qua các hoạt động tự phục vụ, hoạt động lao động.
- Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi chuyền bóng qua đầu, qua chân, bò chui qua cổng,trườn sấp kết hợ trèo qua ghế thể dục.
- Rèn luyện các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu khám phám nước và một số hiện tượng tự nhiên. Dạo chơi tắm nắng tăng cường thể lực.
- Chơi các trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây, thả diều, chơi chong chóng quay.
- Hình thành một số thói quen, kỹ năng kỹ xảo trong việc chăm sóc sức khỏe (Mặc áo quần phù hợp với thời tiết, chơi các đồ chơi an toàn). Vệ sinh thân thể (Giữ gìn đầu tóc, áo quần, mặt mũi, chân tay sạch sẻ, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ)
- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp.
- Tập chế biến một số món ăn, đồ uống. Tập làm nội trợ pha sữa.
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 12766 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Nước và một số hiện tượng tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ nguyên liệu để tỉa quả.
- Giáo dục trẻ ăn nhiều trái cây có nhiều chất tốt cho sức khỏe.
- Biết cách cầm bút tô màu, tìm và nối chữ cái l, n, m trong từ đến chữ cái m, n, l in đậm.
Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 cái kéo, quả quýt
- Mỗi bàn 2 cái đĩa, khăn lau tay.
- Tranh hướng dẫn LQCV
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Tỉa quả.
- Cô giới thiệu các dụng cụ và nguyên liệu, cách tỉa quả
- Cô làm mẫu: Tách vỏ quýt thành 5 cánh dùng kéo cắt lượn tròn thành hình cánh hoa. - Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện nếu thiếu cô bổ sung.
- Cho trẻ thực hiện.
- Sau đó cùng trình bày ra đĩa.
- Nhận xét kết quả thực hiện của trẻ.
- Cho trẻ ăn quả.
- Hỏi trẻ ăn nhiều trái cây có ích lợi gì ?
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng.
Hoạt động 2: Sử dụng vở LQCV.
- Cô treo tranh hướng dẫn cho trẻ đọc từ ở dưới tranh, yêu cầu trẻ tìm và nối chữ cái l, n, m trong từ đến chữ cái m, n, l in đậm.
- Cho trẻ thực hiện, cô hướng dẫn thêm cho trẻ.
ĐÁNH GIÁ:
Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2011
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: Hát+ gõ TTN: "Sắp đến tết rồi"
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát: "Sắp đến tết rồi"
- Hát gõ TTN, nhịp nhàng theo bài hát. Rèn luyện sự nhanh nhạy cho trẻ khi chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị:
- Đàn có bài hát "Sắp đến tết rồi, Ngày quê em". Các bức ảnh về ngày tết
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Hát gõ TTN "Sắp đến tết rồi"
- Cô mở đàn cho trẻ hát "Sắp đến tết rồi"cả lớp, tổ, cá nhân.(Chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô giới thiệu vận động gõ TTN "Sắp đến tết rồi"
- Cô hỏi lại trẻ cách gõ TTN như thế nào.
- Cô nhắc lại.
- Cho trẻ thực hiện cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.(Chú ý sửa sai cho trẻ)
Hoạt động 2: Nghe hát "Ngày tết trên quê em"
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe lần 1.
- Trò chuyện với trẻ về giai điệu, nội dung của bài hát.
- Hát lần 2 mở băng cho trẻ nghe.
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát : Hoa đồng tiền.
TC: Kéo co, cây cao, cỏ thấp.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.
- Trẻ biết được một số đặc điểm cấu tạo cũng như công dụng, ích lợi của hoa.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co...
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát hoa đồng tiền.
- Cho trẻ đứng xung quanh vườn hoa và quan sát.
- Đàm thoại: + Đây là hoa gì? (Hoa đồng tiền)
+ Hoa đồng tiền có đặc điểm như thế nào? (Hoa màu vàng, cánh nhỏ và dài…)
+ Người ta trồng hoa để làm gì? Muốn có nhiều hoa phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ hoa.
Hoạt động 2: CVĐ: Kéo co.
Cây cao cỏ thấp.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung).
- Cho trẻ chơi.
Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp
- Gợi ý trẻ chơi ô ăn quan, chơi chuyền.
- Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQTC: “Ném vòng cổ chai”
- Học kidsmart truy tìm hạt mứt đậu.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
- Trẻ biết cách tìm những hình ảnh theo mùa ở ao thiên nhiên để xếp đúng.
2.Chuẩn bị:
- Tranh lô tô có các hình ảnh mưa, trăng, mặt trời…
3.Tiến hành:
Hoạt động1: - Học kidsmart truy tìm hạt mứt đậu
- Cô hướng dẫn cho trẻ cách truy tìm hạt mứt đậu như thế nào?
- Cho trẻ thao tác trên máy.
Hoạt động 2: - LQTC: Ném vòng cổ chai.
- Cô giải thích cách chơi: Đứng trước vạch mức cách chai 1,2 m, nhắm thẳng vào chai sau đó ném vòng vào đúng cổ chai, nếu bị rơi ra ngoài thì không được tính. Lần lượt từng bạn lên chơi.
- Cho trẻ chơi.
ĐÁNH GIÁ:
Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2011
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: Nhận biết mục đích của phép đo.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết mục đích của phép đo biểu diễn độ dài kích thước của 1 đối tượng qua đô dài của 1 vật chọn làm đơn vị đo.
- Rèn kỹ năng thực hành thao tác đo.
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ có 1 băng giấy xanh dài 40 cm, đỏ 30 cm, vàng 35 cm, hình chữ nhật dài 5 cm, thẻ số từ 5- 10.
- Tranh chơi trò chơi.
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Ôn chiều dài của 3 đối tượng.
- Cho trẻ so sánh 3 băng giấy để tìm ra băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn hơn và băng giấy ngắn nhất.
Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết mục đích của phép đo.
- Cho trẻ đo các băng giấy bằng hình chữ nhật.
- Lấy hình chữ nhật đo băng giấy xanh dài bằng 8 lần hình chữ nhật.
- Lấy hình chữ nhật đo băng giấy vàng dài bằng 7 lần hình chữ nhật.
- Lấy hình chữ nhật đo băng giấy đỏ dài bằng 6 lần hình chữ nhật.
- Cho trẻ chọn số tương ứng với số lần đo để đặt vào.
- Hỏi trẻ: + Băng giấy nào đo được nhiều lần hình chữ nhật nhất (Xanh)
+ Băng giấy nào đo được ít lần hình chữ nhật nhất (Đỏ)
+ Băng giấy nào dài nhất?
+ Băng giấy nào ngắn nhất?
+ Băng giấy nào ngắn hơn?
Hoạt động 3: Thi ai chọn nhanh.
+ Cô nói màu băng giấy trẻ nói số lần hình chữ nhật đo được trên băng giấy.
- Thi ai đo đúng.
+ Cho trẻ đo câu đối, dây xúc xích, khăn bàn…
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: QS: Hoa cúc.
TC: Rồng rắn lên mây, gieo hạt.
1. Mục đích yêu cầu:
- Biết được 1 số đặc điểm của hoa cúc về màu sắc, mùi hương…
- Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, khám phá môi trường cảnh vật XQ.
- Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường. Biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co...
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát hoa cúc.
- Cho trẻ đứng xung quanh vườn hoa và quan sát.
- Đàm thoại: + Đây là hoa gì? (Hoa cúc)
+ Hoa cúc có đặc điểm như thế nào? (Hoa màu vàng, cánh nhỏ và dài…)
+ Người ta trồng hoa để làm gì? Muốn có nhiều hoa phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ hoa.
Hoạt động 2: CVĐ: Rồng rắn lên mây.
Gieo hạt.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp
- Hướng trẻ vẽ các loại hoa, lộn cầu vồng, kéo co...
- Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Sử dụng vở LQVT.
- Rèn kỹ năng rửa mặt.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm bút tìm và nối đúng từ số 1- 10 để tạo thành bình hoa, tô màu đẹp.
- Trẻ biết cách rửa mặt bằng nước sạch.
2.Chuẩn bị:
- Tranh hướng dẫn, chậu , khăn mặt
3.Tiến hành:
Hoạt động1: Sử dụng vở LQVT
- Treo tranh hướng dẫn.
- Cô hướng dẫn trẻ nối từ số 1- 10, hỏi trẻ được hình gì? Cho trẻ tô màu bình hoa và lọ hoa.
- Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ yếu.
Hoạt động 2 : Rèn kỹ năng rữa mặt
- Cho trẻ quan sát, thảo luận tranh minh họa
- Cô nêu quy trình rửa mặt
- Cô hỏi lại trẻ quy trình rửa mặt. Nếu trẻ trả lời chưa đúng thì cô bổ sung
- Cho trẻ thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được.
ĐÁNH GIÁ:
Thứ 6 ngày 28 tháng 1 năm 2011
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH : Chuyện sự tích bánh chưng bánh giầy.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật, nắm được nội dung của câu chuyện. Biết được vì sao lại có 2 thứ bánh quý đó để cúng tổ tiên ông bà vào dịp đầu năm.
- Rèn kỹ năng kể diễn cảm, nói mạch lạc.
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên trì
2. Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. 3 bộ tranh để trẻ chơi trò chơi.
3. Tiến hành:
Hoạt động1: Giới thiệu câu chuyện ”Sự tích bánh chưng bánh giầy”
- Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe 2 lần, lần 2 kết hợp sử dụng tranh minh hoạ
- Đàm thoại:
+ Các cháu vừa nghe cô kể cô chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Vua hùng đã nói với các con điều gì?
+ Sau khi nghe Vua cha nói các hoàng tử đã làm gì?
+ Riêng Lang Liêu đã làm gì?
+ Bánh chưng và bánh giầy được Lang Liêu làm như thế nào?
+ Sau khi lễ xong mọi người được Lang liêu giải thích ý nghĩa của 2 thứ bánh và được nếm thử thì Vua cha đã làm gì?
+ Ở nhà các con vào dịp tết bố mẹ có gói bánh chưng không?
+ Câu chuyện giải thích cho chúng ta điều gì?
Hoạt động 2: Cho trẻ kể chuyện cùng cô.
- Cô dẫn chuyện cho trẻ tập kể.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Cho trẻ ngồi thành 3 đội xem tranh, xếp tranh và tập kể lại chuyện.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Dạo chơi sân trường
TC: Bịt mắt bắt dê- nu na nu nống.
1. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ.
- Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: Ngoài sân trường
- Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây, bóng, khăn bịt mắt, mũ dê...
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường
- Dẫn trẻ quan sát một số đồ chơi ngoài trời, cho trẻ nhận xét về đặc điểm, công dụng, cách chơi. Tham quan một số khu vực vui chơi (khu vực thiên nhiên của bé)
Hoạt động 2: CVĐ: Bịt mắt bắt dê.
Nu na nu nống.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp
- Hướng dẫn trẻ sử dụng phấn vẽ một số đồ chơi ngoài trời, chơi ô ăn quan...
- Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ca múa tập thể.
- Bình bầu bé ngoan.
1. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ đọc thuộc, hát hay và diễn cảm các bài hát, bài thơ về ngày tết nguyên đán.
- Biết hành vi đúng sai. Biết cách đánh giá hành vi của mình và của bạn.
- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn trung thực
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng : Phiếu bé ngoan. Đàn, phách gõ.
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: - Ca múa tập thể
- Hát: Sắp đến tết rồi, bánh chưng xanh...
- Đọc thơ kể chuyện: Tết đang vào nhà, sự tích bánh chưng bánh giầy, cây đào…
Hoạt động 2: - Bình bầu bé ngoan
- Cho trẻ tự nhận xét. Cô nhận xét hoạt động của cả lớp trong tuần, nhận xét từng cá nhân trẻ. Tuyên dương trẻ ngoan có cố gắng, nhắc nhỡ trẻ chưa ngoan.
- Dặn dò trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ, sưu tầm tranh ảnh về hiện tượng tự nhiên
ĐÁNH GIÁ:
File đính kèm:
- TAM NƯỚC.doc