Chủ đề nhánh 2 : nghề sản suất

1. Thái độ:

- Yêu qúy, kính trọng người lao động.

- Sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng sắp xếp, bố cục tranh hợp lý, Kỹ năng vẽ kết hợp các nét cong, nét xiên, tô màu gọn.

- Rèn kỹ năng cầm bút tô chữ cái u ư theo nét chấm mờ .

- Rèn kỹ năng diễn đạt rõ ràng, trọn câu, đủ ý cho trẻ.

- Đọc thơ, kể chuyện, hát múa diễn cảm về các nghề.

- Tham gia các trò chơi: Đóng vai bố mẹ, bán hàng, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Kéo co, rồng rắn lên mây, ô ăn quan, chi chi chành chành

- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 10093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề nhánh 2 : nghề sản suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 ta phải làm gì? - Cho trẻ thêm 1 cái liềm và đếm kiểm tra lại. - Để chỉ 7 cái xẻng hoặc 7 cái liềm phải dùng thẻ số mấy? ( số 7 ) - 7 cái liềm bớt đi 2 cái liềm còn lại mấy cái liềm ? ( còn lại 5 cái liềm ) - Vậy số liềm và số xẻng như thế nào với nhau ? Số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn ? it hơn mấy ? - Để hai nhóm bằng nhau và đều bằng 7 ta phải làm gì ? (Thêm vào 2 cái liềm ) - Yêu cầu trẻ tìm thẻ số đặt vào. - Tương tự cho trẻ bớt đi 3 cái liềm, 4 cái, cho trẻ so sánh, tìm thẻ số đặt vào . Hoạt động 3 : Luyện tập . - Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh + Lần 1: Bớt dụng cụ để bằng số đã cho + Lần 2: 1 trẻ gắn số 7, một trẻ thêm cho bằng 7. Kiểm tra kết quả 2 đội - Cho trẻ về nhóm thực hiện vẽ, dán thêm cho đủ số lượng 7 -Cho trẻ thu dọn đồ dùng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát dụng cụ và SP của nghề xây dựng. TCVĐ. Kéo co, Tạo dáng. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết công việc của cô thợ may - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn cảnh quan ngôi trường ở xung quanh mình 2. Chuẩn bị: -Liên hệ với tiệm may cô Nguyệt. - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co, mũ cáo, thỏ... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát dụng cụ và sản phẩm của nghề xây dựng. - Dẫn trẻ tham quan công trình xây dựng ở gần trường. - Đàm thoại: + Để xây được nhà bác thợ xây cần những dụng cụ gì?(Cuốc, xẻng, bay, bê...) + Đặc điểm cấu tạo của những dụng cụ đó như thế nào? + Để biết ơn các bác thợ thợ xây các cháu phải làm gì? Hoạt động 2: TC: Kéo co, Tạo dáng. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). - Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Gợi ý trẻ chơi ô ăn quan, chơi chuyền. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Học kidsmart làm thiệp tặng cô chú công nhân - Sö dông vë lµm quen víi to¸n 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tìm và khoanh tròn nhóm số lượng 7 tô màu nhóm đồ dùng có số lượng 7. - Trẻ biết cách làm bưu thiếp. 2.Chuẩn bị: - Đồ dùng đầy đủ . 3.Tiến hành - Học kidsmart làm bưu thiếp. Hoạt động 1: Hướng dẩn trẻ cách sử dụng máy, cách mở các bài học. - Dẩn trẻ lên phòng học , hướng dẩn trẻ cách mở và đóng máy. -Hướng dẩn trẻ cách mở trò chơi làm bưu thiếp tặng cô nhân ngày 20/11. Hoạt động2 : Cho trẻ thực hiện. - Cho từng nhóm trẻ thực hiện ( cô quan sát sữa sai ) - Sử dụng vỡ LQVT qua các con số . Hoạt động1 : Giới thiệu trẻ đếm và tạo nhóm có số lượng 7 . - Cô cho trẻ mở vở ( trang 19 ) hướng dẫn trẻ khoanh tròn nhóm đồ dùng có số lượng 7 , tô màu nhóm đồ dùng có số lượng 7 . Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện . - Cô đi từng bàn hướng dẩn và rèn thêm cho các trẻ yếu . ĐÁNH GIÁ: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG HỌC : Tập tô chữ cái : U, Ư. 1. Mục đích yêu cầu: - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật, tính kiên trì. . - Rèn kỹ năng phát âm chính xác, chơi trò chơi. Rèn kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi và cách tô chữ cái u, ư -Trẻ nhận biết và phát âm chính xác âm của các chữ cái u, ư có trong từ chỉ tên dụng cụ và sản phẩm của nghề sản xuất . 2. Chuẩn bị: - Tranh và từ về dụng cụ, sản phẩm của nghề có tên gọi chứa chữ cái u, ư. Tranh hướng dẫn tập tô. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Ai kể đúng. - Cho trẻ kể tên các dụng cụ sản phẩm của nghề có tên gọi chứa chữ cái u, ư."Cái cuốc, cái bừa, cái tủ, cái giường, cái thước..." - Cô gắn tranh sau đó yêu cầu trẻ tìm chữ cái u, ư có trong từ dưới tranh. Hoạt động 2: Thi đội nào nhanh. - Trẻ đứng thành 2 nhóm lên gắn chữ cái còn thiếu ở trong từ. - Cho trẻ đọc từ dưới tranh. - Cho trẻ chơi. Kiểm tra kết quả của mỗi đội. Hoạt động 3: Hướng dẫn tập tô. - Treo tranh gặt lúa. - Cho trẻ đọc từ dưới tranh. - Giới thiệu chữ u viết thường và chữ u in rỗng. - Hướng dẫn trẻ tô chữ u ở dòng kẻ in mờ, tô theo chiều mũi tên, tô trùng khít với nét chấm mờ, tô từ trái sang phải, tô chữ thứ nhất xong sang chữ thứ 2 cho đến hết hàng, hàng 1 xong chuyển đến hàng thứ 2 cho đến hết. - Hỏi trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi. - Cho trẻ thực hiện, cô hướng dẫn thêm cho trẻ yếu. - Chơi dừng bút. - Tương tự với chữ cái ư. - Cho trẻ tô đẹp cầm vỡ đưa lên để cả lớp cùng xem. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : -QS: Công việc của cô lao công - TC: Bịt mắt bắt dê, Truyền tin. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. - Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về dụng cụ và những công việc hàng ngày của cô lao công. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ sử dụng, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn sạch để bác lao công đỡ vất vả. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co, 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát dụng cụ và sản phẩm của cô lao công - Dẫn trẻ tham quan công việc của cô lao công. - Đàm thoại: + Hàng ngày các cháu thấy cô lao công làm những công việc gì? +Cô cần những dụng cụ gì? Đặc điểm cấu tạo của những dụng cụ đó như thế nào? + Khi tham gia hoạt động ở khuôn viên trường chúng ta lưu ý điều gì? Làm thế nào để cô lao công đỡ vất vả hơn? Hoạt động 2: CVĐ: Bịt mắt bắt dê, Truyền tin. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Hướng trẻ chơi làm các con giống từ lá cây, thu gom rác để đúng nơi qui định - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQBT. Hạt gạo làng ta . - Hoạt động tự chọn. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ Hạt gạo làng ta : " Trẻ biết công lao của người nông dân làm ra sản phẩm" - Trẻ biết thể hiện được các vai chơi chơi với nhau đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau. - Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm các sản phẩm . 2. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ nội dung bài thơ. Đồ chơi ở các góc. 3. Tiến hành: - LQBT: Hạt gạo làng ta. Hoạt động1: Giới thiệu tên bài thơ, tác giả. - Cô giới thiệu tên bài thơ “ Hạt gạo làng ta ” Tác giả Trần Đăng Khoa . - Cô đọc diển cảm cho trẻ nghe 2 lần . - Đàm thoại về tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ ( các bác nông dân lao động để làm nên hạt gạo rất vất vã từ việc làm đất,cấy lúa,chăm sóc gặt lúa? ) Hoạt động2: Dạy trẻ đọc thơ. - Cho trẻ đọc thơ theo cô 3- 4 lần . Hoạt động 3: Cho trẻ đọc cả lớp 3 -4 lần ,theo tổ, nhóm ( cô chú ý sữa sai cho trẻ ) - Hoạt động tự chọn. Hoạt động 1: Thảo luận nội dung chơi. Hoạt động 2: Qúa trình chơi. -Trẻ chơi ở các góc có sự quan sát gợi ý của cô. Hoạt động 3 : Nhận xét sau khi chơi ĐÁNH GIÁ: Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG HỌC : Thơ: Hạt gạo làng ta. 1.Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ. - Đọc thơ diễn cảm, nói mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết ơn người lao động, giữ gìn sản phẩm lao động, có ý thức tổ chức, kỷ luật. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng phương tiện: Tranh minh họa nội dung bài thơ. Đàn có bài hát ”Cháu yêu cô chú công nhân" 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu bài thơ: “ Hạt gạo làng ta ” “Trần Đăng Khoa” - Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe 2 lần, lần 2 kết hợp xem tranh minh họa. - Đàm thoại: + Các cháu vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Sáng tác của ai ? +Bài thơ nói về điều gì? +Để làm ra hạt gạo người nông dân phải vất vả như thế nào? +Câu thơ nào thể hiện điều đó? +Để thể hiên tấm lòng của mình với người nông dân chúng ta phải làm gì? Giáo dục cháu yêu quí người lao động. Hoạt động 2: - Cho trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ đọc tập thể: tổ, nhóm, cá nhân (cô chú ý sửa sai cho trẻ). - Cho trẻ đọc nối tiếp. Hoạt động 3: Chơi thi xem đội nào nhanh. - Ngồi thành 2 nhóm xem tranh và xếp tranh theo trình tự nội dung bài thơ. - Cử đại diện mỗi nhóm lên đọc diễn cảm bài thơ. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Dạo chơi sân trường 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Ngoài sân trường - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây, vòng thể dục 12 cái... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường - Dẫn trẻ quan sát một số đồ chơi ngoài trời, cho trẻ nhận xét về đặc điểm, công dụng, cách chơi. Tham quan một số khu vực vui chơi (khu vực bạch tuyết) Hoạt động 2: CVĐ: Nhảy tiếp sức, lộn cầu vồng. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Hướng dẫn trẻ sử dụng phấn vẽ dụng cụ và sản phẩm các nghề, chơi ô ăn quan... - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ca múa tập thể - Bình bầu bé ngoan 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ đọc thuộc, hát hay và diễn cảm các bài hát, bài thơ về nghề. - Biết hành vi đúng sai. - Biết cách đánh giá hành vi của mình và của bạn. - Giáo dục trẻ tính mạnh dạn trung thực 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng : Phiếu bé ngoan. Đàn, phách gõ. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: - Ca múa tập thể - Hát : Em tập lái ô tô, bác đưa thư vui tính, tía má em, Cái bát xinh xinh cháu yêu cô chú công nhân.... - Đọc thơ : Cái bát xinh xinh, bé làm bao nhiêu nghề... Hoạt động 2: - Bình bầu bé ngoan Cho trẻ tự nhận xét. Cô nhận xét hoạt động của cả lớp trong tuần, nhận xét từng cá nhân trẻ. Tuyên dương trẻ ngoan có cố gắng, nhắc nhỡ trẻ chưa ngoan. - Dặn dò trẻ về nhà ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ, sưu tầm tranh ảnh về các nghề cháu thích. ĐÁNH GIÁ: Chuyên môn duyệt. Ngày ... tháng ....năm 2013 Trần Thị Hòe

File đính kèm:

  • docNGHỀ SẢN XUẤT 2 .doc
Giáo án liên quan