- Trẻ biết thực hiện phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các vận động: Chạy theo đường zích zắc; Bật xa qua ; Chạy chậm ,làm đoàn tàu,làm máy bay.
- Biết phối hợp các cử động của đôi bàn tay, ngón tay thông qua các hoạt động khác nhau: lắp ráp, xé dán, xếp hình, tết, gập giấy làm đồ chơi về các phương tiện giao thông.
- Nhận biết một số nơi nguy hiểm: Lòng đường phố, đường tàu và không được chơi gần những nơi đó.
- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động, các trò chơi vận động.
- Phát triển sự phối hợp tay và các giác quan.
79 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 55051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ca: Em đi qua ngã tư đường phố..
Tốp ca: Em đi chơi thuyền.
- Cho trẻ đọc thơ về chủ đề
- 4 - 5trẻ đọc thơ
* Nghe cô hát
- Cô hát cho trẻ nghe bài : Anh phi công ơi
- Bài hát nói về ước mơ của bạn nhỏ sau này lớn lên sẽ làm anh phi công điều khiển phương tiện bay trên đường hàng không, chúng mình có ai ước mơ sau này làm anh phi công không?
- Cô hát cho trẻ phụ họa cùng cô
* Trò chơi âm nhạc
- Cô cho trẻ chơi trò chi “ Nghe âm thanh đoán tên phương tiện giao thông
- Cô là người giả làm tiếng kêu của một số phương tiện giao thông, trẻ nhanh tay lắc xắc xô để đoán tên phương tiện đó ( có thể hát hoặc đọc thơ về phương tiện đó)
- Bạn nào đoán sai phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi nhiều lần
3. Kết thúc
- Trẻ hát và vận động bài hát " Đường em đi"
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ đăng kí các tiết mục trẻ thích
- Trẻ biểu diễn và trả lời tên bài hát
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ phụ họa cùng cô
- Trẻ chơi trò chơi
- Hát và vận động
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
CẮT DÁN ĐÈN GIAO THÔNG
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được màu sắc của đèn giao thông biết được đèn giao thông để đưa ra tín hiệu dành cho người và các phương tiện tham gia giao thông.
- Biết cách cầm kéo để cắt lượn theo hình tròn và màu sắc, dán đủ 3 màu cho mỗi cột đèn
- Trẻ biết đèn đỏ dừng đèn xanh được đi.
2.Kỹ năng :
- Trẻ biết cắt lượn tròn theo vết chấm mờ, bôi hồ để dán, bố cục bức tranh cho cân đối hài hòa.
3.Giáo dục :
- Trẻ biết chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông.
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học: thu dọn giấy vụn thừa khi hoàn thành xong sản phẩm.
II. Chuẩn bị :
- Tranh mẫu của cô.
- Giấy màu hồ dán, giấy nền, kéo
III. Tiến hành:
Dự kiến hoạt động cô
Dự kiến hoạt động trẻ
1. Thu hút :
- hát " Em đi qua ngã tư đường phố"
- Đàm thoại về bài hát
=> Cô củng cố: Bài hát nói về đèn hiệu giao thông báo hiệu cho người và phương tiện khi tham gia giao thông khi đến ngã tư đường phố phải quan sát đèn nếu không sẽ rất dễ xảy ra tai nạn.
- Hôm nay cô cho các con “Cắt dán đèn giao thông”
2. Nội dung
* Quan sát mẫu
- Cho trẻ quan sát tranh cột đèn
- Trẻ nói theo hiểu biết của mình về cột đèn
- Cô củng cố: Đây là cột đèn giao thông chỉ có ở các ngã tư đường gồm có 3 đèn xanh đi vàng chờ ( chậm) đỏ dừng.
* Hướng dẫn cách cắt
- Cô cắt dán và hỏi trẻ từng thao tác
- Trẻ trả lời các thao tác cô vừa thực hiện
=> Cô củng cố: Cắt 1 hình chữ nhật màu tím làm cột đèn sau đó cắt 3 hình tròn xanh, đỏ, vàng làm màu đèn khi cắt xong thì sắp xếp 3 đèn vào cột cho cân đối rồi dán chú dán màu đỏ ở trên, màu vàng, rồi đến màu xanh nhé
* Cho trẻ thực hiện
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô mở nhạc về chủ điểm PTGT cho trẻ vừa nghe, vừa thực hiện.
* Trưng bày sản phẩm.
- Cô và trẻ cùng nhận xét và chọn ra sản phẩm đẹp
- Động viên để trẻ làm tốt hơn vào những giờ học sau
+ Con vừa cắt dán được gì?
+ Giáo dục: Biết ích lợi của đèn giao thông, biết quí trọng sản phẩm của mình tạo ra... biết đi đường đúng luật, không chạy nhảy đùa giỡn khi tham gia giao thông,....
- Về nhà siêng năng tập cắt dán để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp…
* Kết thúc cho trẻ hát em tập lái ô tô.
-Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Quan sát và đưa ra nhận xét
- Trẻ QS cắt dán
- Trẻ nhắc lại cách cắt và dán
- Trẻ thực hiện
-Trẻ nhận xét
- Trẻ hát và thu dọn đồ dùng
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ......................................................………………………………………………………………………………………………………………………
II. Nhật ký
................................................................................................................................................................................................................................................ …..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................................................................................................................................................................................................
*************************************
THỨ SÁU NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2013
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH- XH
TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ LLGT PHỔ BIẾN
I. Mục đích :
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết khi đi sang đường phải có người lớn dắt, không tự đi đường 1 mình, biết đi bên lề đường bên phải, không nô đùa ở trên đường, khi ngồi trên xe không được quay lung tung.
- Khi đi tàu xe không thò đầu thò tay ra ngoài, biết được khi đi ở đường phố phải chú đến đèn hiệu giao thông và đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.
2/ Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Nhận biết và phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai khi tham gia giao thông
3/ Giáo dục: Trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II/ Chuẩn bị.
- Tranh vẽ cảnh đường nông thôn, đường thành phố, ngã tư đường phố
3/ Tiến hành tổ chức:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Hoạt động 1: Thu hút
- Hát bài " Dung dăng dung dẻ"
- Đàm thoại về bài hát
- Bài hát nhắc nhở các bạn phải biết chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông
- Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về một số luật lện giao thông nhé.
2/ Nội dung
- Bạn nào biết khi tham gia giao thông phải đi ntn?
+ Không đi 1 mình, nô đùa ở lòng đường, lề đường....
+ Nếu nô đùa ở gần đường thì sẽ ntn?
+ Có được ra đường 1 mình không?
* Quan sát tranh cảnh đường nông thôn
- Ai kể về bức tranh
- Người đi bộ đi ở đâu, phía nào?
- Người đi bộ có đi ở lòng đường không?
- Lòng đường dành cho ai?
- Tại sao người điều khiển xe máy cần đội mũ bảo hiểm?
- Bạn nhỏ ngồi xe máy ntn?
- Chúng mình ngồi trên xe có quay lung tung không?
=> Củng cố lại: Đây là bức tranh vẽ về người và phương tiện đang đi lại trên đường, người đi bộ thì đi ở lề đường bên phải còn người điều khiển xe đạp và xe máy thì đi ở lòng đường và người điều khiển xe máy còn đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
- Còn các bạn nếu đi tàu xe thì không được thò đầu thò tay ra ngoài.
* Quan sát tranh ngã tư đường phố.
- Trẻ nhận xét về bức tranh
- Vì sao biết đây là ngã tư đường phố?
- Bạn nào có nhận xét gì về ngã tư đường phố?
- Đường nông thôn có đèn hiệu giao thông không?
- Ở ngã tư đường phố người và các phương tiện đi lại ntn?
- Có biết tại sao cần có đèn hiệu GT không?
- Khi xe ô tô này muốn rẽ sang trái và sang phải ở ngã tư thì phải đi như thế nào?
- Người đi bộ đi ở đâu?
- Xe cộ đi ở đâu?
- Vì sao người đi xe bên này phải dừng cả lại?
- Khi nào thì họ được đi qua đường?
- Ở ngã tư đường phố phần đường nào dành cho người đi bộ?
- Đây là biển báo gì?
(Cho trẻ xem thêm một số biển báo khác: đường cấm đi ngược chiều, cấm quay đầu xe, cấm dẽ trái...)
- Khi đi đường thành phố phải chú đèn giao thông và người đi bộ phải đi trên vỉa hè, khi sang đường phải đi trên vạch kẻ sơn và biết chấp hành nội qui của các biển báo chỉ dẫn
*Cô treo tranh quang cảnh đường phố và đường ở nông thôn, khi ngồi trên tàu xe…
- Các con xem bức tranh vẽ gì?
- Người đi bộ đi ở đâu? Về phía tay nào?
- Các bạn nhỏ ra đường 1 mình không? Vì sao?
- Có được chơi đùa, đá bóng, nhảy dây trên đường như các bạn này không? Vì sao?
- Khi ngồi trên xe máy phải có gì?
- Khi ngồi trên tàu xe phải như thế nào?
* So sánh luật giao thông đường phố và đường nông thôn
- Giống nhau:
+ Có được đi bên trái không?
+ Các bạn nhỏ có ra đường 1 mình không?
+ Có nô đùa ở lề đường lòng đường không?
- Đều phải chấp hành luật lệ giao thông đi đúng phần đường của mình
- Khác nhau:
+ Ở nông thôn người đi bộ đi ở đâu?
+ Có đèn hiệu GT không?
- Đường phố người đi bộ đi trên vỉa hè, khi sang đường thì đi trên vạch kẻ sơn, khi đến ngã tư cần chú đèn hiệu.
* Mở rộng
- Không những chỉ có luật giao thông đường bộ mà tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường thủy đường không cũng đều phải chấp hành đúng luật lệ giao thông theo qui định của bộ giao thông vận tải.
Kết thúc: Hát " Em đi qua ngã tư đường phố"
- Cả lớp cùng hát
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh
- Hát và đi ra ngoài
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ……………………………………………………………………………………………………………….....
II. Nhật ký
.......................................................................................................................................................................................................................................... ….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................................................................................................................................... ….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............
*****************HẾT TUẦN*******************
File đính kèm:
- PUONG TIEN GIAO THONG-3 TUOI.doc