Chủ đề: các hiện tượng tự nhiên

- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ

- Chuyền bóng bên phải, bên trái.

- Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;( cs 3).

- Ném trúng đích đứng cách xa 2m.

- Bò qua 5- 6 điểm díc dắc.

- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; (Cs 6).

- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu; Cs 9).

- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian; (Cs 13).

- Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày(Cs 19).

- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm; (Cs 23).

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4676 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Thực hiện 04 tuần: (từ 06/01 đến ngày 14/02 năm 2014) ( Lớn) A. MỤC TIÊU: 1.Phát triển thể chất: Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ Chuyền bóng bên phải, bên trái. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;( cs 3). Ném trúng đích đứng cách xa 2m. Bò qua 5- 6 điểm díc dắc. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; (Cs 6). Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu; Cs 9). Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian; (Cs 13). Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày(Cs 19). Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm; (Cs 23). 2.Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: Biết giữ gìn các truyền thống, di tích lịch sử của địa phương. Biết tham gia tích cực đón chào ngày tết. Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.(cs30) Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày(cs 33) Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh( cs40) Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn (cs 45) Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác( cs 52). Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường.( CS 56) Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.(cs 57) Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.(Cs 60) 3.Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.( cs 63) Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.( cs 64) Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được( cs 70) Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp;( cs74) Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh( cs 79) Biết kể chuyện theo tranh. ( cs 85) Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.( cs 91) 4.Phát triển nhận thức: Biết ý nghĩa của tết cổ truyền dân tộc, biết một số phong tục về ngày tết cổ truyền Trẻ nhận biết một số đặc điểm đặc trưng của tết và mùa xuân Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.( cs 94) Trẻ biết thứ tự các mùa trong năm và lợi ích của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối, con vật. Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.( cs 95) Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống.( cs97) Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc( cs 99) Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.( cs 100) Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. ( cs 101) Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 8. ( cs 104) Biết sử dụng các dụng cụ đo khác nhau để đong, đo so sánh và nói kết quả. Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác. ( CS 108) Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.( cs 109) Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. ( cs 120) Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.( cs 113) Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày ( CS 114) B. KẾT QUẢ MONG ĐỢI: 1.Phát triển thể chất : Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. Phối hợp tay và mắt trong các bài tập vận động: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m; Ném trúng đích đứng cách xa 2m; chuyền bóng bên phải, bên trái không rơi bóng. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện các bài tập: Nhảy lò cò, Chạy liên tục 150m; Bò qua 5- 6 điểm díc dắc. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động như vẽ, cắt,xếp chồng, ghép và dán hình.. Nói được tên một số món ăn và dạng chế biến đơn giản: Rau có thể luộc, nấu canh, gạo nấu cơm, nấu cháo… Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: thực phẩm giàu chất đạm( thịt, cá…); thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng( rau, quả…) Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: không uống nước lã, ăn quà vặt khi đi ngoài đường. Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh: ra nắng đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh. Biết những nơi như hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm … là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần. 2.Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và không làm được. Tự làm một số công việc đơn giản hằng ngày: ( vệ sinh cá nhân, trực nhật…) Biết biểu lộ cảm xúc : vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. Biết ngày lễ tết và một vài nét văn hoá truyền thống ( trang phục, món ăn…) trong ngày tết. Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn. Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường. Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn 3.Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: Hiểu nghĩa của các từ khái quát “ hiện tượng tự nhiên, cổ truyền…” Đọc biểu cảm đồng dao, ca dao, …. Miêu tả sự vật, sự việc với nhiều thông tin về hành động, tính cách, trạng thái của nhân vật Kể chuyện theo tranh minh hoạ và kinh nghiệm bản thân. Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt. 4.Phát triển nhận thức: Tò mò, tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng: “ Tại sao có mưa?...” Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng như: nắp cốc có nước vì nước nóng bay hơi…” Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng và thảo luận về đặc điểm của đối tượng. Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình… Đếm trên đối tượng trong phạm vi 8 và đếm theo khả năng. Nhận biết các chữ số từ 1 – 8 và sử dụng các số đó vào để chỉ số lượng, số thứ tự. Sử dụng một số dụng cụ để đo , đong và so sánh, nói kết quả. Sử dụng lời nói để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. Gọi đúng tên các ngày trong tuần, các mùa trong năm. Hát đúng giai điệu, lời ca… vận động nhịp nhàng, phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát. Phối hợp và lựa chọn các nguyên liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. Phối hợp được các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp, cân đối…. C. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU: Giáo viên lựa chọn và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học phù hợp với chủ đề và phù hợp trẻ. CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Nước: Trẻ biết đặc điểm của nước , ánh sáng , không khí . Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây cối. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữu gìn, tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước. Phong tránh các tai nạn về nước Mùa hè- Mùa đông: Trẻ biết được thứ tự các mùa trong năm, biết thời tiết của các mùa trong năm . Phân loại quần áo theo mùa . Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người , cây cối con vật theo mùa Tết, mùa xuân : Biết được đặc điểm của mùa xuân và các mùa khác. Kể về hoa quả ngày tết. Trang trí nhà cửa, mua sắm tết. Phong tục tập quán, các món ăn ngày tết. Đặc điểm giống nhau và khác nhau của thời tiết mùa xuân với các mùa khác. D. MẠNG NỘI DUNG: E. MẠNG HOẠT ĐỘNG: PT NHẬN THỨC: KPKH: - Sự kỳ diệu của nước. Các hiện tượng tự nhiên( mưa, gió, bão, sấm…) Mùa xuân và ngày tết nguyên đán. Thời tiết Mùa hè, mùa đông LQVT: - So sánh dung tích của ba đối tượng. Gọi tên các ngày trong tuần. XĐ phía phải, phía trái của bạn khác, của đối tượng khác có sự định hướng. Đếm đến 8;Nhận biết nhóm có 8 đối tượng; nhận biết chữ số 8. Phát triển TCXH Xem tranh ảnh, trò chuyện về việc giữ gìn nguồn nước sạch. Thực hành chăm sóc cây, vật nuôi. Chơi trò chơi đóng vai: gia đình, bán hàng, bác sĩ… Chơi trò chơi xây dựng: xây dựng hồ cá, đài phun nước, đài khí tượng, chợ tết…phù hợp với chủ đề . PT NGÔN NGỮ: LQVH Truyện: Cô mây; giọt sương; câu chuyện về bảy sắc cầu vồng; Bánh chưng, bánh dày; Giọt nước tí xíu; Cô con út của ông Mặt trời. Thơ: Mưa xuân; Mùa hè; Rét về, em chống; Cả nhà chống bão; Mưa rào; Có mưa; Nắng bốn mùa; Trăng sáng; sấm… Câu đố: Câu đố về các mùa trong năm LQCC: - Ôn nhóm cc i,t,c; b, d, đ. Lqcc: l, m,n Tập tô chữ cái l,m,n LQ Tiếng Việt: Làm quen các từ có nội dung trong chủ đề. PT THẨM MĨ: HĐTH: - Vẽ, cắt, xé, dán, nặn, xếp hình về các hiện tượng tự nhiên: Nước, mưa, bão…Cầu vồng, mặt trời, mặt trăng, sao… Vẽ, cắt, xé, dán, nặn, xếp hình về các mùa trong năm, về ngày tết Nguyên Đán. HĐAN: Hát, vận động: Cho tôi đi làm mưa với; hạt sương; Mùa hè đến; Cùng múa hát mừng xuân; Mùa xuân đến rồi; sắp đến tết rồi. NN-NH: Mưa rơi; bèo dạt mây trôi; Mùa xuân ơi; Cánh én mùa xuân; reo vang bình minh. TCAN: Hát theo hình vẽ; Vui cùng thiên nhiên. PT THỂ CHẤT: DD: - Uống nước sạch, tinh khiết và đã đun sôi. Mặc quần áo phù hợp với mùa., rửa tay bằng xà phòng, lau mặt khi bị bẩn và trước khi ăn. TDKN: - Bò qua 5- 6 điểm díc dắc. Bò qua 5- 6 điểm díc dắc - Ném và bắt bóng với người đối diện. Nhảy lò cò - Ném trúng đích đứng cách xa 2m. Chuyền bóng bên phải, bên trái - Chạy chậm 150m. CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ HIÊN

File đính kèm:

  • doc56 TUOI.doc