Về nhóm lớp:
- Trang trí môi trường lớp học phù hợp với chủ đề, thiết kế các bài tập ở dạng mở cho trẻ hoạt động ở các góc.
- Vệ sinh phòng lớp, đồ dùng (chăn gối) sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với thời tiết.
2. Về trẻ:
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ 100%
100 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề bốn: nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang chăm sóc em bé đấy?
- Vì sao con biết đó là cô y tá?
- Các con đã phải và bệnh viện chưa? Khi nào? ốm bệnh gì?
- Khi đó cô y tá và bác sỹ chăm sóc con như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Môn MTXQ:
Trß chuyÖn vÒ nghÒ y
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ biết một số công việc của bác sỹ, cô y tá, hộ lý…biết nơi ở và làm việc của họ là bệnh viện, biết những dụng cụ cần thiết của nghề y.
Biết nhờ có bác sỹ, y tá mà những người mắc bệnh được chữa trị kịp thời.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
- Giáo dục: trẻ biết kính trọng và biết ơn bác sỹ, cô y tá.
II. CHUẨN BỊ:
- Băng hình về quá trình khám và chữa bệnh của bác sỹ, y tá…cô y tá, bác sỹ chăm sóc bệnh nhân
- Phòng khám.
- Đàn ghi âm bài hát: thật đáng chê, Em làm bác sỹ
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu
- Cho trẻ đọc bài thơ “Thỏ bông bị ốm”
- Bạn thỏ bông bị gì? Mẹ thỏ bông đưa thỏ bông đi đâu?
- Đến bệnh viện làm gì?
?Để xem bạn thỏ bông đến bệnh viện làm gì chúng mình cùng xem nhé.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về những công việc của những người làm nghề y.
± Trình chiếu băng hình về bác sỹ đang khám cho bệnh nhân.và cho trẻ nêu nhận xét.
- Các con xem đây là ai?
- Vì sao con biết đó là bác sỹ?
- Ai biết gì về công việc của bác sỹ?
- Bác sỹ đang làm gì?
- Ngoài khám bệnh bác sỹ còn làm gì nữa?
- Để khám được bệnh bác sỹ cần có gì?
Ống nghe này dùng để làm gì? Ai có nhận xét gì về cái ống nghe này?
?Bác sỹ là người thầy thuốc và nhiệm vụ là khám bệnh và chữa bệnh cho mọi người.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Làm bác sỹ”
± Trình chiếu hình ảnh cô y tá chăm sóc bệnh nhân
- Ai đang chăm sóc bệnh nhân?
- Vì sao con biết đó là cô y tá?
- Ai biết gì về công việc của cô y tá?
- Cô y tá làm gì?
? Cô y tá tiêm thuốc và cho bệnh nhân uống thuốc chăm sóc bệnh nhân. Nhờ có bác sỹ, y tá mà những người mắc bệnh được chữa trị kịp thời.
± Các con đã phải vào bệnh viện chưa? Khi nào? ốm bệnh gì?
- Khi đó bác sỹ và y tá chăm sóc các con như thế nào?
Và nói gì với các con?
± Trình chiếu hình ảnh bác sỹ về trường khám bệnh cho các cháu, tiêm phòng….
Tương tự cho trẻ quan sát và nhận xét.
* cho trẻ hát bài “em làm bác sỹ”
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Trò chơi: Nối đồ dùng với người làm nghề tương ứng và tô màu cho phù hợp.
Cô bao quát trẻ
- Trẻ hát bài “em làm bác sỹ” và đi ra ngoài.
- Trẻ đọc thơ
- Thỏ Bông bị ốm, đến bệnh viện.
- Khám và chữa bệnh
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Bác sỹ
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Đang khám bệnh…
- Trẻ trả lời
- Ống nghe
- Để khám bệnh
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ đọc thơ
- Cô y tá
- Qua quần áo…
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Tiêm, cho bệnh nhân uống thuốc, chăm sóc người bệnh…
- Trẻ kể
- Trẻ hát
- Trẻ chơi trò chơi
Trẻ hát và đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung: - HĐCMĐ: - Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề y trên sân.
- Trò chơi: Cáo và thỏ.
- Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ sử dụng những kỹ năng đã học để vẽ những đồ dùng, dụng cụ của nghề y như: ống nghe, bơm kim tiêm, máy siêu âm…
Trẻ chơi hứng thú trò chơi “Cáo và thỏ”
- Luyện kỹ năng vẽ nét thẳng, cong, xiên, tròn…
- Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình của bạn.
II. CHUẨN BỊ: - Phấn, sân rộng sạch
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1: Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề y trên sân.
- Cho trẻ vẽ các đồ dùng dụng cụ của nghề y trên sân
- Cô bao quát gợi ý giúp đỡ trẻ
- Nhận xét 1 số hình ảnh trẻ vẽ đẹp.
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Cáo và thỏ
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung: Cho trẻ làm quen bài thơ:
Lµm b¸c sü
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Làm bác sỹ” thể hiện được nhịp điệu của bài thơ.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng đọc thuộc diễn cảm, rõ lời.
- Giáo dục: Trẻ biết yêu thương kính trọng bác sỹ
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu
- Cho trẻ hát bài “Em làm bác sỹ”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bác sỹ làm gì?
- Ước mơ sau này lớn lên các con sẽ làm nghề gì?
?Có một bạn nhỏ ước mơ sau này trở thành bác sỹ và bạn đã tập làm bác sỹ như thế nào các con nghe cô đọc bài thơ “Làm bác sỹ” nhé.
2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm bài thơ.
- Cô đọc bài thơ 2 lần
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
3. Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc bài thơ nhiều lân
- Tổ đọc luân phiên
- Nhóm đọc
* Cả lớp đọc 1 lần nữa.
- Trẻ hát
- Em làm bác sỹ
- Khám và chữa bệnh
- Trẻ kể
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ đọc thơ theo cô
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- 81-83% Trẻ biết được công việc của bác sỹ, cô y tá, hộ lý…biết nơi ở và làm việc của họ là bệnh viện, biết những dụng cụ cần thiết của nghề y.
- 87% Trẻ chơi các trò chơi hứng thú, biết thể hiện vai chơi của mình.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4/31/1
Đón trẻ - Trò chuyện
- Ai biết gì về công việc của bác sỹ?
- Bác sỹ đang làm gì?
- Ngoài khám bệnh bác sỹ còn làm gì nữa?
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Môn LQVH:
Th¬: Lµm B¸c Sü
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ “Bạn bé tập làm bác sỹ khám bệnh cho mẹ và thái độ của bé trong vai bác sỹ rất ân cần, yêu thương chăm sóc bệnh nhân”.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm, đọc rõ lời
Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu.
- Giáo dục: Trẻ biết yêu thương kính trọng bác sỹ
II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Mô hình sân khấu rối : bạn bé, mẹ, ống nghe, quần áo bác sỹ.
- Đàn ghi âm bài hát “Em làm bác sỹ”
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu
- Cho trẻ hát bài “Em làm bác sỹ”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bác sỹ làm gì?
- Ước mơ sau này lớn lên các con sẽ làm nghề gì?
?Có một bạn nhỏ ước mơ sau này trở thành bác sỹ và bạn đã tập làm bác sỹ khám bệnh cho mẹ đó là bài thơ gì? Tác giả là ai?
2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm bài thơ.
- Cô đọc bài thơ 2 lần, lần 2 kết hợp hình ảnh.
3. Hoạt động 3: Trích dẫn làm rõ ý
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Tác giả nào?
- Trong bài thơ bạn bé làm gì?
- Ai là bệnh nhân của bé?
- Bé đã nói gì với mẹ?
- Khi khám bé chẩn đoán mẹ bệnh gì?
± Trích: “Mời mẹ ngồi yên lặng
Để bác sỹ khám cho
Chắc lại đi đầu nắng
Bệnh này là bệnh ho”
- Khi chẩn đoán bệnh xong bác sỹ đã làm gì?
- Khi cho uống thuốc bác sỹ đã nói gì với mẹ?
- Nếu tiêm thì thế nào?
± Trích: “Thuốc ngọt chứ không đắng
Phải uống với nước sôi
Nếu tiêm thì đau lắm
Mẹ lại khóc nhè thôi”
- Mẹ hỏi bác sỹ như thế nào?
- Bác sỹ đã trả lời ra sao?
± Trích: “ Mẹ bỗng hỏi bác sỹ
…..Bánh mì”
- Bác sỹ đối với bệnh nhân như thế nào?
3. Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc bài thơ 3-4 lần
- Tổ đọc luân phiên, đọc nối tiếp từng đoạn, đọc theo hình ảnh tranh.
- Nhóm đọc
* Cả lớp đọc 1 lần nữa.
- Trẻ hát
- Em làm bác sỹ
- Khám và chữa bệnh
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Làm bác sỹ
- Mẹ
- Mời mẹ ngồi…cho.
- Chắc là…..bệnh ho
- Cho uống thuốc.
- Thuốc ngọt…nước sôi
- Nếu tiêm ….nhè thôi
- Đau bụng….thuốc gì?
- Uống sữa….mì.
- Nhẹ nhàng, ân cần…
- Trẻ đọc thơ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung: HĐCMĐ: - Vật chìm, vật nổi.
- Trò chơi: Người đưa thư
- Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết khái niệm vật chìm vật nổi, thích làm thí nghiệm. Biết chơi hứng thú đúng luật.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Luyện kỹ năng quan sát cho trẻ.
II. CHUẨN BỊ: - Khối xốp, sỏi, viên phấn, đinh, giấy, quả nhữa.
- Dây thừng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1 Hoạt động 1: Quan sát vật chìm vật nổi
-Cô cho trẻ đứng xem qua bồn nước lần lượt thả từng - Trẻ quan sát và
đồ vật vào và nhận xét: chìm hay nổi? Vì sao em biết nhận xét.
(chìm xuống dưới đáy là chìm,nằm trên mặt nước là
nổi)? vì sao chìm hay nổi? L=> vật nhẹ nổi trên mặt
nước, vật nặng chìm xuống đáy.
2.Trò chơi:cô giới thiệu tên Tc->trẻ nhắc cách chơi,luật chơi,cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
3.Chơi tự do:cô bao quát, đảm bảo an toàn.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung: ¤n nhãm ch÷ b, d, ®, i, t, c
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Ôn luyện nhóm chữ cái b, d, đ ,i, t, c. Nhận biết và phân biệt chữ cái đã học qua các trò chơi.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt và phát âm cho trẻ.
Rèn luyện phản ứng nhanh nhẹn khi nghe hiệu lệnh của cô.
II. CHUẨN BỊ: - Thẻ chữ cái i, t, c, b,d, đ và 6 hình tròn đường kính 1m.
- Đàn ghi âm bài hát phục vụ tiết dạy.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Luyện phát âm chữ cái đã học
- Cô giơ chữ cái nào trẻ phát âm chữ cái đó. (tổ, nhóm, cá nhân).
- Lần 2: Trẻ tìm và phát âm chữ cái theo hiệu lệnh của cô.
- Lần 3: Cô mô tả cấu tạo của chữ.
2. Hoạt động 2: Trò chơi với chữ cái B, D, Đ, I, T, C
± Trò chơi: Thi ai nhanh
- Trên sàn có các hình tròn, cô sẽ gắn các chữ cái vào đó, chúng mình lên chơi vừa đi vừa hát. Khi nào cô có hiệu lệnh thì các con phải nhanh chân chạy vào vòng tròn có chữ cái đó. Bạn nào không tìm đúng thì phải ra ngoài 1 lần chơi.
- Trẻ chơi 3-4 lần.
± Trò chơi: Ghép chữ
- Cho trẻ tìm nét chữ cái ghép vào thành chữ cái theo yêu cầu của cô.
Trẻ chơi 2-3 lần
±Trò chơi: Truyền tin
- Chia lớp làm 3 đội chơi. Cho 1 bạn đứng đầu hàng lên cô cho trẻ nhìn vào thẻ chữ cái sau đó 3 trẻ của 3 hàng về nói thầm vào tai bạn thứ 2, bạn thứ 2 lại nói vào tai bạn thứ 3 tiếp tục như thế cho đến bạn cuối cùng chạy thật nhanh lên tìm thẻ chữ cái đó giơ lên phát âm. Tổ nào nhanh đúng là tổ đó thắng cuộc.
- Trẻ phát âm chữ cái.
- Trẻ tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ chơi 4-5 lần
- Trẻ ghép chữ cái theo yêu cầu của cô và phát âm.
- Trẻ chơi.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- 95% Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ và một số trẻ đọc thơ diễn cảm như: Kim Anh, Mai Linh, Chi Mai.
- 98% Trẻ nhận biết và phân biệt chữ cái đã học thông qua trò chơi
- 86% trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động chơi và thể hiện được mối quan hệ các nhóm chơi với nhau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- NHÁNH 4.doc