- Trẻ biết tên gọi một số loại rau.
- Đặc điểm cấu tạo, màu sắc đặc trưng của từng loại rau.
- Phân biệt sự giống và khác nhau của các loại rau.
- Trẻ nhận biết được rau chia làm 3 nhóm riêng biệt: Ăn lá, ăn củ, ăn quả
- Lợi ích của các loại rau đối với con người.
- Cách chăm sóc và bảo vệ rau
- Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân.
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 6: thế giới thực vật - Mùa xuân Nhánh 4: một số loại rau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cô.
- Tập, chì màu. Bàn ghế đúng qui cách.
- Tích hợp: AN, MTXQ.
III. TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định- gây hứng thú
- Cô và trẻ hát + vận động bài: “Bầu bí thương nhau”.
- Các con vừa hát bài hát nói về rau gì ?
- Ai giỏi kể tến số loại rau mà con biết?
- Vậy muốn có rau để ăn ta cần làm gì?
- Giáo dục: À, rau là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. vì thế các con cần ăn nhiều loại rau nhé!
- Các con xem cô vẽ được gì nè?
-Đó là rau ăn gì?
+Con xem cải xanh cô vẽ thế nào?
+Có những phần nào? Có dạng hình gì?
- Cô có rau gì nữa?
+Cà rốt cô vẽ có những phần nào?
+Phần củ màu gì? Phần lá màu gì? Có dạng gì?
- Cô lại có rau gì nữa đây?
+ Bí rợ có những phần nào?
+ Có màu gì? Có dạng hình gì?
- Có rất nhiều loại rau khác nhau, ở đây cô chỉ vẽ 3 loại rau quen thuộc. Các con thấy rau cô vẽ có đẹp không?
- Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con trổ tài vẽ 1 số loại rau mà các con thích nhé!
- Ngoài ra các con còn có thể vẽ những loại rau khác như: bắp cải, dưa leo, ….
- Con dự định vẽ những loại rau gì?
- Con vẽ rau (…) như thế nào?
- (cô gợi ý hỏi 2-3 cháu )
- Các con đã có dự định vẽ các loại rau gì chưa? Khi nặn xong các con làm gì?
- Bây giờ cô mở hội thi “vẽ một số loại rau” bắt đầu!
- Hỏi cách ngồi- cách cầm bút.
* Hoạt động 3. Trẻ vẽ
- Cho trẻ về bàn ngồi và vẽ rau theo ý thích.
- Trẻ vẽ, cô giúp đỡ.
* Hoạt động 4 . Triển lãm tranh
- Trẻ mang sản phẩm trưng bày lên bàn, cả lớp xem chung.
- Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và hỏi trẻ vì sao thích?
- Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
- Nhận xét chung.
- Hát + VĐ cùng cô.
- Bầu, bí.
- Trẻ tự kể.
- Cải xanh, cà ốt, bí rợ.
- Rau ăn lá, củ, quả.
+ ……..
+……...
- Cà rốt
+…….
+………
- Bí rợ.
+…….
+…….
- Trẻ tự kể.
-…….
-……..
- Trẻ vẽ
-Trẻ cùng cô nhận xét sản phẩm.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Bây giờ cô cháu ta về góc nghệ thuật xem tiếp các tranh về rau quả nhé!
Thứ năm ngày 20 tháng 02 năm 2014
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : NHỮNG CHỮ CÁI BÍ ẨN
( ÔN TẬP: B – D – Đ, H – K )
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ ôn tập phát âm lại 2 nhóm chữ cái đã học: b – d - đ, h – k.
- Nhận biết 2 nhóm chữ cái đã học: b – d - đ, h – k. qua các trò chơi.
- Giáo dục cháu nề nếp trật tự, tôn trọng luật chơi khi tham gia trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
- Bài giảng trình chiếu.
- 5 vòng tròn to có dán chữ cái: b – d - đ, h – k.
- Bảng gắn 1 số thẻ chữ cái b – d - đ, h – k. cho trẻ chọn.
- Bảng cài có gắn chữ cái: b – d - đ, h – k.
- 2 nhóm thẻ chữ cái to b – d - đ, h – k. gắn trên các “ngôi nhà” xung quanh lớp
- Tích hợp: MTXQ, AN, TD.
III/TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú
- Cô và trẻ hát + vận động bài: “Bầu bí thương nhau”.
- Các con vừa hát bài hát nói về rau gì ?
- Ai giỏi kể tến số loại rau mà con biết?
- Vậy muốn có rau để ăn ta cần làm gì?
- Giáo dục: À, rau là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. vì thế các con cần ăn nhiều loại rau nhé!
- Các con xem cô vẽ được gì nè? Hôm nay, cô sẽ tổ chức hội thi mang tên “Nhảy vòng”, để xem trong lớp lá 3 của chúng ta bạn nào nhanh chân và tinh mắt nhất nhé!
- Cháu hát vận động cùng cô.
- Cô giáo…
- (…)
- Trẻ tự trả lời…
HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi với chữ cái
* Trò chơi động: “Nhảy vòng”
- Trò chơi của chúng ta mang tên “Nhảy vòng”
- Cách chơi: Phía trước cô có 5 vòng tròn to ở giữa lớp, bên trên mỗi vòng tròn có gắn các chữ cái các con đã học, trên bảng cô có gắn một số thẻ chữ cái, cô mời 6 - 7 lên chọn 1 thẻ chữ cái mà con thích cầm trên tay.
Các con vừa đi vừa hát xung quanh các vòng tròn này, khi nghe hiệu lệnh của cô các con sẽ nhảy vào vòng tròn có chứa chữ cái giống chữ cái con cầm trên tay, và nhớ là mỗi vòng tròn chỉ chứa 1 bạn thôi nhé! Cô sẽ đến kiểm tra từng vòng tròn và khi đó các con sẽ phát âm thật to chữ cái con đang giữ.
Ai nhảy vào không đúng vòng tròn thì sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp. Các con hiểu cách chơi chưa?
- Cho cháu chơi 2-3 lần
- Cô cháu cùng kiểm tra lại
Các con ơi thời gian dành cho trò chơi đã hết rồi...
* Trò chơi tĩnh: “Nghe phát âm tìm chữ cái?”
Cô cho cháu đi lấy bảng cài và chơi theo yêu cầu của cô.
* Trò chơi động: “Tìm nhà?”
- Cách chơi: Mỗi bạn trên tay cầm 1 thẻ chữ cái, cô cho trẻ đi xung quanh lớp. Khi cô nói “Tìm nhà”…Trẻ nói “ Nhà nào”. Tìm về đúng ngôi nhà theo địa chỉ con cầm trên tay.
- Cháu chơi vài lần, cô và cả lớp kiểm tra lại.
* Trò chơi tĩnh: “Vòng quay kỳ diệu”
- Cách chơi: Cho cháu ngồi 3 hàng ngang trước màn hình có vòng tròn chứa nhiều chữ cái b – d - đ, h – k và mũi tên phía trên vòng tròn. Cô click chuột vào vòng tròn, vòng tròn tự quay và dừng lại, cháu sẽ phát âm chữ cái mũi tên đang chỉ.
- Cho cháu chơi nhiều lần.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Về góc chữ cái chơi trò chơi tìm chữ cái đã học trong từ, ghép từ với chữ cái đã học.
Thứ sáu ngày 21 tháng 02 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : VẬN ĐỘNG TTC:BẦU BÍ THƯƠNG NHAU
NGHE HÁT: HẠT GẠO LÀNG TA
TCAN: AI ĐOÁN GIỎI?
I/ YÊU CẦU
- Cháu thuộc trọn vẹn bài hát và vận động nhịp nhàng
- Cháu thich nghe bài hát cô hát cháu nghe, biết cách chơi trò chơi
- Giáo dục trẻ phát triển tai nghe, khả năng diễn đạt và trình bày bài hát của trẻ.
II/ CHUẨN BỊ
- Bài nhạc mp3 : Bầu bí thương nhau và hạt gạo làng ta..
- Hình ảnh : một số loại rau.
- Tích hợp: MTXQ
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy vận động TTC “ Bầu bí thương nhau”- Nhạc và lời …
- Cháu ngồi hình chữ u chơi: “Gieo hạt ”
- Các con vừa chơi gì thế?
- Người ta gieo hạt để làm gì?
- Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người?
- Cô tóm ý, ngoài ra cây xanh còn là nguồn cung cấp thức ăn cho bữa cơm hàng ngày của con người nữa đó các con.
- Các con có biết cô vừa nhắc đến gì không?
- Ai giỏi kể tên 1 số loại rau mà con biết nè?
- À, có 1 loại rau ăn quả thuộc nhóm dây leo đã đi vào 1 bài hát rất dễ thương. Các con có biết đó là bài hát gì không? Hát cho cô nghe đi !
- Bài hát này khi hát kết hợp với vận động sẽ càng vui hơn nữa. Ai biết cách vận động lên vận động cho cô và các bạn xem nào?
- Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.
- Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo tiết tấu chậm” rất phù hợp với giai điệu bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát này nhé!
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem., phân tích vận động.
- Vỗ tay theo tiết tấu chậm là vỗ như thế nào?
( nếu trẻ không trả lời được, cô giải thích lại cho trẻ nghe )
- Cả lớp vận động cùng cô.
- Trẻ hát kết hợp vận động theo tiết tấu chậm bằng nhiều hình thức: Vỗ tay, vỗ vai, dậm chân…
- Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng)
- Cô chú ý sửa sai.
- Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả? Tên vận động ?
HOẠT ĐỘNG 2: Nghe hát “ hạt gạo làng ta”-
Trần Đăng Khoa
- Để thay đổi bầu không khí cô sẽ hát tặng các con nghe bài hát cũng nói về 1 loại lương thực nuôi sống con người hàng ngày qua bài hát “ hạt gạo làng ta”, nhạc và lời của Trần Đăng Khoa
- Cô hát cháu nghe lần 1. Nêu nội dung:
Lúa là loại cây lương thực cung cấp gạo cho chúng ta ăn hàng ngày, trong từng hạt gạo chứa biết bao tình cảm ngọt ngào của quê hương đất nước.
Mỗi bát cơm các con ăn hàng ngày nó là công sức lao động rất vất vả của cô bác nông dân, vì thế các con phải biết quý trọng, ăn cơm không bỏ mứa, không làm đổ các con nhớ chưa?
- Lần 2, mở băng kết hợp minh họa.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi”
- Cô cho cháu chơi trò chơi “ hát theo hình vẽ”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho cháu chơi 4-5 lần.
(Nhận xét tuyên dương cháu.)
- Cháu chơi cùng cô.
- ………
- Trẻ tự kể…
- ……
-…rau…
- Trẻ tự kể…
- Trẻ hát “ bầu bí thương nhau”
- Trẻ lên vận động tự do theo ý thích
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ trả lời
- Trẻ vận động.
-Tổ, nhóm, cá nhân hát xen kẽ nhau
- ……….
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cùng cô vào góc nghệ thuật vẽ, trang trí tranh ảnh dán vào ngày xuân..
*NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN:
- Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần:
- Trẻ hát “ cả tuần đều ngoan’
- Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
- Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3- 5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan.
- Cả lớp hoan hô
- Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để được khen.
- Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để lần sau được khen.
- Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu.
- Trả trẻ.
KÝ DUYỆT TUẦN 22
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Mot so loai rauTuan 22.doc