Chính tả (Tiết 23): Đề bài: Nghe - Viết: Chiều trên sông hương

I.Mục tiêu:

1. Nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài: Chiều trên sông Hương.

2.Viết đúng các tiếng có vần khó hoặc dễ lẫn: trâu- trấu- trầu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ ở bài tập 2.

- 1 miếng trầu, mấy hạt thóc và vỏ trấu (nếu có) để hs hiểu thêm về các từ ngữ ở bài tập 3a.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính tả (Tiết 23): Đề bài: Nghe - Viết: Chiều trên sông hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả (Tiết 23): Đề bài: NGHE - VIẾT : CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG. I.Mục tiêu: 1. Nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài: Chiều trên sông Hương. 2.Viết đúng các tiếng có vần khó hoặc dễ lẫn: trâu- trấu- trầu. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ ở bài tập 2. - 1 miếng trầu, mấy hạt thóc và vỏ trấu (nếu có) để hs hiểu thêm về các từ ngữ ở bài tập 3a. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (5phút) B.Bài mới 1.Gt bài (1-2 phút) 2.Hd hs viết chính tả (18-20 phút) 3.Hd hs làm bài tập (10-12phút) 4.Củng cố, dặn dò (1-2 phút) -Đọc cho 2 hs viết bảng lớp, lớp viết bảng con các từ: khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương. -Nhận xét bài cũ. -Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. -Ghi đề bài. a.Hd hs chuẩn bị: -Gv đọc toàn bài 1 lượt (nghỉ hơi lâu ở những chỗ có dấu chấm lửng) Gv nói: Đoạn văn tả cảnh buổi chiều trên sông Hương, một dòng sông rất nổi tiếng của thành phố Huế. Các em hãy đọc và tìm hiểu đôi nét về đoạn văn để giúp cho việc viết đúng. -Hd hs nắm nội dung và cách trình bày bài. +Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương? Gv: Phải thật yên tĩnh người ta mới có thể nghe thấy tiếng gõ lanh canh của thuyền chài. +Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? -Yêu cầu hs viết vào bảng con những từ ngữ dễ sai như: vắng lặng, nghi ngút, yên tĩnh, thuyền chài. b.Gv đọc bài cho hs viết. c.Chấm chữa bài: -Yêu cầu hs tự chấm chữa bài, ghi số lỗi ra lề đỏ. -Gv chấm từ 5-7 bài, nhận xét về nội dung, cách trình bày, chữ viết của hs. -Gv nêu yêu cầu, cho hs làm bài vào vở. -Mời 2 hs lên bảng làm bài tập, sau đó đọc kết quả. -Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -Gọi nhiều hs đọc lại từ ngữ đã được hoàn chỉnh, Gv sữa lỗi phát âm cho hs. -Con sóc, mặc quần soóc, cần câu móc hàng, kéo xe rơ moóc. b.Bài tập 3a (lựa chọn): -Yêu cầu Hs làm việc cá nhân, kết hợp quan sát tranh minh hoạ gợi ý lời giải để giải câu đố, ghi lời giải và bảng con. -Mời hs giải thích về câu đố? -Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng, viết bảng. -Gọi 3,4 hs nhìn bảng, đọc lại lời giải đúng. -Gv giới thiệu miếng trầu, vỏ trấu của thóc để hs hiểu thêm từ ngữ tìm được -Cho cả lớp chữa bài trong vở. -Gv rút kinh nghiệm về cách viết bài chính tả. -Yêu cầu hs rút kinh nghiệm cách viết các từ ngữ trong bài tập 2,3. -Yêu cầu hs học thuộc lòng các câu đố trong bài tập 3. -Chuẩn bị bài sau: Nghe-viết: Cảnh đẹp non sông. -Hs viết lại một số từ đã học. -2 hs đọc lại đề bài. -Hs chú ý lắng nghe. -1,2 hs đọc lại đề bài, cả lớp theo dõi SGK. -Khói thả nghi ngút trên một vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. -Viết hoa các chữ đầu tên bài, chữ đầu câu, tên riêng Cồn Hến. -Hs tự viết các từ khó. -Hs viết bài. -Hs tự chấm chữa bài. -Hs xác định yêu cầu, tự làm bài. -Nhận xét bài làm của bạn. Hs quan sát tranh minh hoạ, tự làm bài. -Con trâu là một con vật giúp bác nông dân, nếu thêm huyền thì chữ trâu sẽ thành trầu. Trầu làm ấm miệng các cụ già, thêm sắc thành trấu, trấu từ hạt lúa mà ra. -3,4 hs đọc lại lời giải. -Hs quan sát.

File đính kèm:

  • doc23.doc
Giáo án liên quan