Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 - 2009

Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, căn cứ Luật Giáo dục 2005 và các nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn 2 của Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; tiếp tục thực hiện các Nghị quyết số 40/2000/QH10 và số 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khóa X, Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; phát huy những kết quả đã đạt được trong năm học 2007-2008; căn cứ tình hình thực tế của ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT);

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Quy hoạch mạng lưới trường học đảm bảo khoảng cách đi học hợp lý, phù hợp đối với các đối tượng học sinh ở các cấp học; tham mưu quy hoạch đất cho phát triển giáo dục. Triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số vốn đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục xóa bỏ tình trạng học ca 3, phòng học tạm thời các loại, giải quyết nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Năm 2008 tập trung triển khai 3.700 tỷ đồng của Đề án, đảm bảo tất cả dự án ở các tỉnh thành phải được khởi công trong năm 2008. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số để thu hút trẻ đến trường. Tập trung làm tốt việc đầu tư phát triển số lượng và nâng cao chất lượng của trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư hiện đại hóa hệ thống trường THPT chuyên. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm GDTX, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cần thiết tối thiểu và tài liệu học tập cho các trung tâm học tập cộng đồng. Xây dựng các trung tâm GDTX cấp huyện thực hiện đồng thời các chức năng GDTX, hướng nghiệp và dạy nghề phù hợp với điều kiện đầu tư, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của địa phương. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn, đảm bảo yêu cầu giảng dạy và học tập ở TCCN. Công bố tiêu chí lựa chọn đầu tư và kế hoạch đầu tư từ các nguồn vốn nhà nước cho giáo dục của mỗi địa phương trong năm học 2008-2009 và dự kiến khả năng đầu tư trong các năm 2009 - 2011 để địa phương chủ động trong việc sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục. Công bố danh mục tối thiểu và yêu cầu kỹ thuật thiết bị dạy học phổ thông, thực hiện quy cách phòng học bộ môn do Bộ GDĐT ban hành. Kịp thời cung ứng, mua sắm thiết bị lớp 12 đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đủ số lượng. Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Đầu tư thiết bị gắn với việc đào tạo cán bộ, viên chức phụ trách và sử dụng thiết bị. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn tài trợ, các dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Hình thành hệ thống đơn vị chuyên trách về CNTT trong ngành giáo dục và đào tạo bao gồm: Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ, Phòng hoặc tổ CNTT thuộc các sở giáo dục và đào tạo, Phòng hoặc Trung tâm CNTT thuộc các trường trung cấp chuyên nghiệp. Mỗi trường phổ thông có một cán bộ, viên chức phụ trách ứng dụng CNTT có trình độ từ trung cấp trở lên, có giáo viên nòng cốt về việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Phát triển mạng giáo dục EduNet và các dịch vụ, nội dung thông tin về giáo dục và đào tạo ứng dụng trên Internet. Trước 31/10/2008, hoàn thành cơ bản việc triển khai kết nối Internet băng thông rộng tới tất cả các trường học có điện lưới, hoàn thành kết nối qua cáp quang tới tất cả các sở với Bộ và hoàn thành việc thiết lập hệ thống email miễn phí theo tên miền riêng của cơ sở giáo dục và đào tạo để cung cấp cho mọi giáo viên và học sinh. Các cơ sở giáo dục và đào tạo tích cực sử dụng email để giao dịch văn bản. Phổ biến sử dụng thông tin giáo dục trên website Bộ www.moet.gov.vn và www.edu.net.vn. 5. Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và tiểu học theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 và số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007. Hoàn thành xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng THCS và THPT; xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ của giáo viên TCCN; xây dựng chế độ làm việc của giáo viên mầm non, phổ thông và của giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên TCCN. Tiếp tục triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên các cấp học theo chương trình, sách giáo khoa mới; tổ chức hướng dẫn tự học về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá cho tất cả giáo viên từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Nghiên cứu để ban hành chính sách đặc thù và kế hoạch phát triển giáo viên sư phạm và các môn học còn thiếu giáo viên (tiếng Anh, Tin học, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng dân tộc). Xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên trách và kiêm nhiệm giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường THPT. Tiếp tục triển khai Nghị quyết 08/NQ-BCSĐ ngày 04/4/2007 của Ban Cán sự Đảng Bộ GD-ĐT về việc phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2007 đến năm 2015. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cho các trường và khoa sư phạm. Tổ chức hội nghị các trường và khoa sư phạm toàn quốc lần thứ hai vào tháng 12/2008. Ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở GDĐT, tiêu chuẩn hiệu trưởng các cấp học. Xây dựng quy định về tiêu chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên. Xây dựng chương trình chuẩn bồi dưỡng về quản lý giáo dục cho các hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông, TCCN, cao đẳng và đại học. Tổ chức các lớp bồi dưỡng 15.000 hiệu trưởng trường phổ thông giai đoạn 2008-2010 theo đề án hợp tác với Singapore. Tiếp tục tiến hành công tác bồi dưỡng và đào tạo giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. Ban hành chuẩn, quy trình và triển khai đánh giá hiệu trưởng trường phổ thông thông qua ý kiến giáo viên. Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ đối với hiệu trưởng các trường phổ thông và TCCN. Tiếp tục thực hiện Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ trong việc sắp xếp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các vùng khó khăn. Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức hội nghị công tác tổ chức cán bộ trong các cơ sở giáo dục toàn quốc vào tháng 12/2008. Rà soát, thống nhất tiêu chuẩn và danh hiệu tôn vinh các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng, công bố tiêu chuẩn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp. Tổ chức hội nghị tuyên dương các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, giáo viên giỏi toàn quốc của ngành nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2008. 6. Triển khai ở cấp quốc gia 3 chương trình: phổ cập một năm mẫu giáo 5 tuổi; xây dựng hệ thống các trường THPT chuyên; phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú Năm học 2008 - 2009, toàn ngành triển khai thực hiện 3 chương trình sau: a) Phổ cập một năm mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2009 – 2015 Xây dựng và triển khai Đề án phổ cập một năm mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2009 – 2015 nhằm tạo điều kiện cho trẻ 5 tuổi tiếp cận với giáo dục có chất lượng trong các loại hình trường; chuẩn bị tiếng Việt, nhất là đối với trẻ em vùng khó khăn, vùng dân tộc trước khi vào lớp 1. Đảm bảo trẻ em 5 tuổi ở những vùng khó khăn, vùng dân tộc được đi học tại các trường mẫu giáo công lập, ở các vùng còn lại tăng cường huy động trẻ 5 tuổi được học trong các loại hình trường. b) Phát triển và hiện đại hoá hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2008-2015 Lên quy hoạch nâng cấp trường chuyên, đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu (về quỹ đất, về phòng học, phòng thí nghiệm, máy tính và các dữ liệu tài nguyên khai thác); xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy chuyên; xây dựng chương trình khung, chuẩn kiến thức cho trường chuyên; đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh trường chuyên. c) Củng cố và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) giai đoạn 2009-2015 Phát triển hệ thống trường PTDTNT theo quy hoạch tạo nguồn đào tạo cán bộ của các địa phương; tổ chức dạy học và các hoạt động phù hợp với trường PTDTNT. Xây dựng tiêu chí, định mức hỗ trợ cơ sở vật chất, giáo viên và học sinh từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn ngoài ngân sách. Để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: Giám đốc các sở giáo dục và ®ào tạo căn cứ tình hình thực tiễn địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng giáo dục và đào tạo, các trường và cơ sở giáo dục khác ở địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học; tích cực tham mưu với Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có nghị quyết về giáo dục, chỉ thị về nhiệm vụ năm học 2008-2009 ở địa phương; chủ động phát huy sự cộng tác, phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể để ngành giáo dục và đào tạo có điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ năm học. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp quản lý giáo dục địa phương thực hiện nhiệm vụ năm học; kịp thời báo cáo, phản ánh tình hình, đề xuất các giải pháp chỉ đạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Chỉ thị này được phổ biến tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp để quán triệt và thực hiện. N¬i nhËn: - Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; - Uỷ ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; - Ban Tổ chức TW; - Ban Tuyên giáo TW; - Công đoàn Giáo dục Việt Nam; - Hội Khuyến học Việt Nam; - Hội Cựu Giáo chức Việt Nam; - Hiệp hội Thiết bị Giáo dục Việt Nam; - Các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp thực hiện); - Các Bộ, ngành có trường trung cấp chuyên nghiệp (để phối hợp chỉ đạo); - Các Sở Giáo dục và Đào tạo (để thực hiện); - Các đơn vị trong cơ quan Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ (để thực hiện); - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ; - Lưu: VT, TH, PC. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thiện Nhân

File đính kèm:

  • doc47-2008-CT-BGDDT.doc
Giáo án liên quan