Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

TTO - Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu". có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên Cây nêu ngày Tết - Ảnh: Vi Thảo TTO - Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi". Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh". Người Trung Quốc xưa thuờng dùng cây đào, lấy tích của cây bàn đào của bày Tây Vương Mẫu, là chỗ quỷ ở, thường có hai con quỷ lớn là Thần Đồ, Uất Lũy hay bắt các quỷ xấu mà ăn, cũng kêu là đào phù (nghĩa là bùa đào). Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu. Trước hết, cây tre là biểu trưng cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Tre là thể hiện cương nhu phối triển! Tre có thể uốn cong trước gió. Gió bão cực mạnh cũng không làm tre đổ hay bật rễ. Cây tre cũng có thể chẻ mỏng để làm các vật dụng đồng thời có thể dùng để làm khiêng, chống đỡ nhà cửa... Thờ cúng tổ tiên là một nghi thức văn hóa rất quan trọng cho đời sống con người - Ảnh: Bích Dậu Trồng tre vào đầu năm mới để khẳng định tinh thần Việt Nam và trồng tre trước cửa nhà trong bảy ngày đầu năm còn là đánh dấu những ngày vui, hạnh phúc nhất trong năm, những may mắn mới với ước mong nhiều đổi mới hơn, nhiều thành đạt hơn. * Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Song độc đáo nhất ở VN, thờ cúng tổ tiên trở thành hệ thống và có ý nghĩa riêng của nó, rất quan trọng cho đời sống con người VN. Khởi đầu những ngôi mộ trong hang động ở vùng Trung du Bắc bộ có những vật dụng đem theo cho người chết với sự tin tưởng người chết vẫn sống ở thế giới vĩnh hằng. Con người, ông bà, tổ tiên mình có thể thành Tiên, thành thần, thành thánh, thành Phật chứ không phải người nhà trời mới linh thiêng. Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN. Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung... Các nhà nho trước đây cho rằng thờ cúng tổ tiên chỉ để thể hiện chữ hiếu, với tinh thần chim có tổ, người có tông, uống nước nhớ nguồn, chứ không phải là đạo. Song chữ đạo của phương Đông là con đường, chứ không phải theo nghĩa tôn giáo, chủ nghĩa (ism) như phương Tây quan niệm. Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy! TS NGUYỄN NHÃ

File đính kèm:

  • docCay nieu ngay Tet.doc