Chương trình Tiếng Việt Tiểu học – 2006 gồm những bộ phận sau:
-Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói).
-Tri thức Tiếng Việt (một số hiểu biết cơ sở, tối thiểu về ngữ âm, chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp ).
-Tri thức về văn học, về tự nhiên và xã hội (một số hiểu biết tối thiểu về văn học và cách tiếp cận chúng, về con người, về đời sống tinh thần và vật chất, về đất nước và dân tộc Việt Nam ).
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11353 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu truc nội dung chương trình Tiếng việt tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤu trúc nỘi dung chương trình
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
***********
5.1. Các bộ phận của chương trình:
Chương trình Tiếng Việt Tiểu học – 2006 gồm những bộ phận sau:
-Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói).
-Tri thức Tiếng Việt (một số hiểu biết cơ sở, tối thiểu về ngữ âm, chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp…).
-Tri thức về văn học, về tự nhiên và xã hội (một số hiểu biết tối thiểu về văn học và cách tiếp cận chúng, về con người, về đời sống tinh thần và vật chất, về đất nước và dân tộc Việt Nam…).
5.2. Cấu trúc hai giai đoạn của chương trình:
5.2.1) Giai đoạn 1 (các lớp 1,2,3)
Nội dung dạy học giai đoạn này có nhiệm vụ: Hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói trên cơ sở vốn Tiếng Việt mà trẻ em đã có.
Yêu cầu cơ bản với học sinh ở giai đoạn này là: Đọc thông thạo và hiểu đúng một văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch.
Những bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành đọc, viết, nghe, nói. Tri thức Tiếng Việt không được dạy thành bài riêng mà được rút ra từ những bài thực hành, được thấm vào học sinh một cách tự nhiên qua hoạt động thực hành. Ví dụ, học âm e, sau đó viết con chữ e. Những tri thức về âm – chữ cái, về tiếng (âm tiết) – chữ, về thanh điệu – dấu ghi thanh đều được học qua những bài dạy chữ. Những tri thức về câu trong hội thoại (câu hỏi, đáp và dấu câu) cũng không được dạy qua bài lý thuyết mà học sinh được hình dung cụ thể trong một văn bản cụ thể. Trình độ nắm tri thức của học sinh ở giai đoạn này cũng chỉ dừng ở mức: các em nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Phần tri thức có trong nội dung chương trình của các lớp 1,2,3 chỉ có ý nghĩa xác định những tri thức học sinh cần làm quen.
5.2.2) Giai đoạn 2 (các lớp 4,5)
Nội dung chương trình giai đoạn này nhằm phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, trong đó yêu cầu viết hoàn chỉnh một số văn bản, yêu cầu đọc – hiểu được đặc biệt coi trọng.
Học sinh ở giai đoạn này đã được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kĩ năng. Bên cạnh những bài học thực hành (ở giai đoạn trước), các em được học các bài về tri thức Tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách…). Những bài học này cũng không phải là lý thuyết đơn thuần, được tiếp nhận hoàn toàn bằng con đường tư duy trừu tượng, mà chủ yếu vẫn bằng con đường nhận diện, phát hiện trên những ngữ liệu đã đọc, viết, nghe, nói; rồi sau đó mới khái quát thành những khái niệm.
Nội dung chương trình môn Tiếng Việt mỗi năm học 35 tuần. Nó gồm 8 phân môn. Số tiết học trong từng phân môn của các lớp được phân bố trong chương trình khung như sau:
Phân
môn
Lớp
Học
vần-TV
(*)
Tập
đọc
Kể
chuyện
Chính
tả
Tập
viết
Luyện từ &câu
Tập
làm văn
Tổng
cộng
1
10
6
1
2
1
10
2
3
1
2
1
1
1
9
3
2,5
0,5
2
1
1
1
8
4
2
1
1
2
2
8
5
2
1
1
2
2
8
(*) Học vần được học ở 24 tuần đầu lớp 1 theo qui định một đơn vị học gồm 02 tuần: Tuần thứ nhất học 05 bài học vần, mỗi bài 2 tiết; tuần thứ 2 học 04 bài học vần, mỗi bài 2 tiết, 02 tiết của tuần thứ hai dạy tập viết các nội dung đã học vần ở cả hai tuần học. Các phân môn trong phần Luyện tập tổng hợp (gồm Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, tập viết) được học từ tuần 25 trở đi.
File đính kèm:
- Cau truc chuong trinh Tieng viet Tieu hoc.doc