Câu hỏi thi tìm hiểu: Những sự kiện lịch sử Phú Yên (1930-1975)

PHẦN CÂU HỎI

Câu hỏi 1:Sự ra đời của các tổ chức Đảng và việc thống nhất các

tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu hỏi 2:Tổ chức tiền thân của Đảng CSVN ở Phú Yên trước

năm 1930. Sự ra đời của Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Phú Yên và

sự phát triển của tổ chức Đảng trong những năm 1930-1931 ở Phú Yên?

Câu hỏi 3:Tại sao nói chiến thắng Đường 5 Xuân 1975 ở Phú

Yên là “trận Bạch Đằng giang trên cạn”, là “đòn quyết định cuối cùng”

tiêu diệt toàn bộ quân địch từ Tây Nguyên rút chạy về đồng bằng ven

biển miền Trung?

Câu hỏi 4:Diễn biến và kết quả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy

Xuân 1975 ở tỉnh Phú Yên?

pdf36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi thi tìm hiểu: Những sự kiện lịch sử Phú Yên (1930-1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên nhi Ngoc anh Nguyen Anh Hao sưu tầm đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trường học... Như vậy, mỗi năm có tới hơn 70 lần xuống cơ sở, gặp gỡ tiếp xúc với quần chúng nhân dân. Điều này đủ thấy Hồ Chí Minh gắn bó với quần chúng, sâu sát với cơ sở, thực tế như thế nào. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là góp phần trực tiếp ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Để làm tốt điều này thì một mặt, phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Nếu không, chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm thì đã mắc phải bệnh giáo điều, bệnh sách vở. Người chỉ rõ, "lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Điều quan trọng nữa theo Người là phải thống giáo điều ngay trong học tập chủ nghĩa Lênin. Khi còn sống Người luôn phê phán kiểu học học thuộc lòng chủ nghĩa Mác- Lênin, "học sách vở Mác - Lênin nhưng không học tinh thần Mác - Lênin" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9 tr. 292). Đó là học theo kiểu "mượn những lời của Mác, Lênin dễ làm cho người ta lầm lẫn" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247). Theo Hồ Chí Minh, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là "phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 497). "Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Hồ Chí Minh cũng căn dặn cán bộ, đảng viên "học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 498). Như vậy, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin không phải vì chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng không phải vì học tập thuần túy, càng không phải học tập vì mục đích cá nhân nhằm có cái để mặc cả với tổ chức. Học tập trước hết là để làm người, rồi mới làm cán bộ và phụng sự Tổ quốc, nhân dân, giai cấp. Cho nên người cán bộ, đảng viên phải có thái độ học tập đúng đắn mới có thể khắc phục được bệnh giáo điều trong nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh cho tới nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với chúng ta. Người cũng lưu ý rằng, không nên coi chủ nghĩa Mác - Lênin là kinh thánh, là những công thức có sẵn, cứng nhắc (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247). Có như vậy thì việc nghiên cứu, học tập vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin mới có hiệu quả. Cùng với việc chống giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác - Lênin thì còn phải chống giáo điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm của nước khác, ngành khác. Người căn dặn cán bộ, đảng viên: "Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 449). Để chống cả hai loại giáo điều này, theo Hồ Chí Minh thì biện pháp cơ bản là phải gắn lý Ngoc anh Nguyen Anh Hao sưu tầm luận với thực tiễn cách mạng nước nhà. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn cách mạng, khi vận dụng kinh nghiệm và lý luận phải xuất phát từ thực tiễn nước nhà. Người cũng nhấn mạnh rằng, cùng với việc chống bệnh giáo điều thì phải đề phòng, ngăn ngừa chủ nghĩa xét lại. Bởi lẽ, nếu không có quan điểm đúng đắn trong việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì người ta dễ nhấn mạnh thái quá những đặc điểm dân tộc để phủ nhận những giá trị phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin. "Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại, (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 449). Đồng thời, Người còn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải biết dùng lý luận đã học được để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác. "… công việc gì bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần nghiên cứu cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 243). Người còn nhấn mạnh " ...cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó đầy đủ dồi dào thêm" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 417). Đó chính là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận. Làm được như vậy cũng có nghĩa là làm cho lý luận cần được "bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Đồng thời, thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý luận mới. Cứ như vậy, lý luận luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển bởi những kết luận mới được rút ra từ tổng kết thực tiễn. Còn thực tiễn luôn được chỉ đạo, soi đường dẫn dắt bởi lý luận đã được bổ sung bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Đây là biểu hiện sinh động của việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh. "Làm như thế theo Người là tổng kết để làm cho nhận thức của chúng ta đối với các vấn đề đó được nâng cao hơn và công tác có kết quả hơn" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 498). Qua những nhận định ở trên, chúng ta thấy rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả thì phải không ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận. Khi có lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn để làm giàu lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắn với thực tiễn, mới không trở thành giáo điều. Đồng thời thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo bồi lý luận sẽ không bị mò mẫm, vấp váp, hay chệch hướng. Như vậy thì bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều cũng không còn chỗ đúng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản để ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có ý nghĩa hết sức to lớn hiện nay, khi mà chúng ta đang tìm lời giải đáp cho nhiều vấn đề thực tiễn đổi mới đặt ra. Bởi lẽ, để tìm lời giải cho những vấn đề đó chúng ta phải tìm ở cả trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như ở chính thực tiễn đổi mới hiện nay ở nước ta. Nghĩa là phải bằng phương pháp, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tổng kết những vấn đề thực tiễn hôm nay một cách có lý luận. Ngoc anh Nguyen Anh Hao sưu tầm Câu hỏi 7: Cảm nhận của bản thân bạn về cuộc thi Tìm hiểu những sự kiện lịch sử Phú Yên (1930- 1975) hướng đến kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng, 65 năm thành lập Nước, sinh nhật lần thứ 120 của Bác Hồ, 35 năm giải phóng Phú Yên và giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước? Yêu cầu cần làm rõ khi trả lời câu hỏi: 1- Cuộc thi được tổ chức nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng hào hùng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dấu son chói lọi trong pho sử vàng 400 năm Phú Yên hình thành, phát triển và lịch sử dựng nước giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc. 2- Tìm hiểu các sự kiện quan trọng của Đảng bộ Phú Yên, đặc biệt là các sự kiện tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến góp phần tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ. 3- Cuộc thi góp phần giúp cho Đảng bộ và quân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu về tầm cao và chiều sâu lịch sử cuả quê hương Phú Yên từ khi có Đảng và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử tiêu biểu. Qua đó nâng cao lòng tự hào và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. 4- Quá khứ vẻ vang, hiện tại xứng đáng. Đảng bộ và quân dân Phú Yên đang biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời đổi mới và hội nhập. Trung thành mục tiêu cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 5- Mỗi đơn vị, cá nhân tìm thấy những bài học lịch sử vẻ vang qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu như truyền thống tự lực tự cường, kiên trung, sáng tạo, linh hoạt để xây dựng đơn vị, quê hương; vươn lên phấn đấu làm giàu chính đáng cả vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình, quê hương và toàn xã hội. 6- Qua cuộc thi, tất cả chúng ta càng tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước thu được những thành quả to lớn và tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Cảm nhận về truyền thống đấu tranh anh dũng, sự hy sinh to lớn của quân dân cả nước nói chung và Phú Yên nói riêng trong công cuộc đấu tranh giải phóng quê hương, đất nước; sự nổ lực của của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trên cơ sở đó bản thân tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, có những cống hiến đặc sắc cho quê hương đất nước thời kỳ hội nhập và phát triển mới. Ngoc anh Nguyen Anh Hao sưu tầm

File đính kèm:

  • pdfdap an lich su phu yen lan 2.pdf