Bài 1:
“Nũi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đó sử dụng những biện phỏp nghệ thuật gỡ để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên , hỡnh ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vỡ sao ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt nam.Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:
“Nũi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre :
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
19 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm thụ văn học lớp 4, lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Qua đó , tác giả ngợi ca người mẹ chiến sĩ thật tuyệt vời và sâu sắc.
Bài 32:( Đề 22- BDTV 5). Trong bài “ Bộ đội về làng”, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
Các anh về
Mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về
Tưng bừng trước ngõ,
Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau,
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
Em hãy cho biết : Những hình ảnh nào thể hiện niềm vui của xóm nhỏ khi bộ đội về? Vì sao các anh bộ đội được mọi người mừng rỡ đón chào như vậy ?
Bài làm:Niềm vui hân hoan của mọi người khi đón chào các anh bộ đội chiến thắng trở về quê hương:
Các anh về
Mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các cháu nhỏ vui cười hớn hở. Còn các bà mẹ thì bịn rịn không nói thành lời khi các anh chiến thắng trở về :
Các anh về
Tưng bừng trước ngõ,
Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau,
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
Các anh bộ đội được mọi người tưng bừng chào đón vì các anh đi chiến đấu vì nước, vì dân, vì hạnh phúc của mọi người. Do vậy, ngày chiến thắng trở về, các anh được sống trong niềm vui hân hoan của mọi người dân quê hương.
Bài 33:( Đề 23- BDTV 5). Trong bài thơ Chú đi tuần của Trần Ngọc , hình ảnh ngươì chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được tả như sau:
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét cháu ơi !
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm .
Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh thế nào? Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ ?
Bài làm :Đoạn thơ nói lên sự vất vả, khó khăn thử thách của chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya giá rét mùa đông:
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Chú đi tuần rất thương các cháu nhỏ, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ của cái rét đêm khuya để đem lại sự ấm cúng cho trẻ thơ trong đêm giá rét đông về:
Rét thì mặc rét cháu ơi !
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm .
Điều đó , tác giả muốn nói lên tinh thần làm việc trách nhiệm cao của người chiến sĩ đi tuần.
Bài 34:( Đề 24- BDTV 5) .Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết về lời hát ru cất lên từ trái tim yêu thương của người mẹ như sau:
Ngủ ngoan a - kay ơi , ngủ ngoan a – kay hỡi
Mẹ thương a – kay , mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau khôn lớn vung chày lún sân
Theo em , lời hát ru của người mẹ đã bộc lộ những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc ?
Bài làm : Lời hát của người mẹ bộc lộ tình cảm yêu thương sâu nặng đối với con, đối với bộ đội:
Ngủ ngoan a - kay ơi , ngủ ngoan a – kay hỡi
Mẹ thương a – kay , mẹ thương bộ đội
Tình cảm đó xuất phát từ trái tim yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con. Lời hát còn bộc lộ niềm hi vọng lớn lao đẹp đẽ của mẹ đối với con- mẹ hi vọng con lớn khôn sẽ giúp ích cho đời:
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau khôn lớn vung chày lún sân
Bài 35: (Đề 25- BDTV 5).Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển , trong bài cửa sông , nhà thơ Quang Huy viết :
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhớ một vùng núi non.
Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó .
Bài làm :Hình ảnh nhân hoá được tác giả bộc lộ trong khổ thơ. Điều đó được thể hiện rõ nét.Cửa sông dù giáp mặt với biển rộng nhưng chẳng dứt cội nguồn.Nghĩa là tác giả ca ngợi tấm lòng thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của con người. Đó là truyền thống vốn có của người dân Việt nam.
Bài 36:( Đề 27- BDTV 5). Trong bài Đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Nước chúng ta ,
Nước những ngời cha bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xa vọng nói về.
Em hiểu những câu thơ trên như thế nào ? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta điều gì ?
Bài làm:Những câu thơ trong bài là lời của cha ông từ ngàn xưa vọng về muốn nhắn nhủ cháu con rằng: Đất nước Việt Nam là là đất nước của những người kiên cường, dũng cảm , không bao giờ khuất phục trước kẻ thù:
Nước chúng ta ,
Nước những ngời cha bao giờ khuất
Hai dòng thơ cuối bài , cha ông muốn nhắc nhở chúng ta phát huy những truyền thống vốn có của mình- từ ngày đầy vẻ vang về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông còn lưu giữ:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xa vọng nói về.
Bài 37:( Đề 28- BDTV 5). Đọc hai khổ thơ trong bài Hương nhãn của tác giả Trần Kim Dũng:
Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ
Vâng lời ông dặn
Cháu tới cháu che.
Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.
Em có nhận xét gì về hình ảnh người cháu qua hai khổ thơ trên.
Bài làm: Người cháu qua đoạn thơ tuy còn nhỏ nhưng rất nghe lời ông dặn. Cháu rất ngoan ngoãn, chịu khó chăm sóc cây ông trồng:
Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ
Vâng lời ông dặn
Cháu tới cháu che.
Tuy nhỏ nhưng cháu đã thể hiện được tình cảm đẹp đẽ, biết uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Cháu luôn nhớ về ông- người đã trồng quả ngọt cho cháu hôm nay:
Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.
Qua đây, tác giả muốn bộc lộ truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.
Bài 38:( Đề 29- BDTV 5). Trong bài Nghệ nhân Bát Tràng, nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét bút vẽ của cô gái làm đồ gốm như sau :
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nướcTây Hồ lăn tăn
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào ?
Bài làm :Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút trên tay người nghệ nhân Bát Tràng tài hoa, khéo léo:
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
Với đôi tay tài hoa đó, người nghệ nhân đã tạo nên những đường nét hoa văn tinh tế, hài hoà:
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
Nhờ đôi tay tài nghệ của mình mà người nghệ nhân đã chạm khắc trên đồ gốm thật sinh động, làm cho con người thêm yêu cuộc sống hơn.
Bài 39:( Đề 32- BDTV 5). Nói về nhân vật chị Sứ ( người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ), trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức có đoạn viết:
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này,nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị lớn khôn. Và đến lúc chị được làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa Đọc đoạn văn trên, em hiểu được vì sao chị Sứ rất yêu quí và gắn bó với quê hương?
Bài làm: Đoạn văn cho em thấy chị Sứ yêu quê hương tha thiết. Nơi chị đã sinh ra và lớn lên bằng lời ru yêu thương của mẹ.Chính nơi đây , mẹ chị đã bồi cho chị tâm hồn sống bằng câu hát từ trái tim yêu thương con của mẹ. Cho đến khi chị được làm mẹ, chị lại ru con những câu hát chan chứa tình yêu thương con sâu nặng của mẹ chị ngày xưa.
Bài 40:( Đề 33- BDTV 5). Trong bài sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết :
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời ấu thơ .
Bài làm : Đoạn thơ trên, người cha muốn nói với con rằng : khi con lớn, từ giả tuổi ấu thơ để bước vào cuộc đời thực với biết bao thử thách nhưng rất tự hào. Để có hạnh phúc, người cha muốn nói rằng con phải trải qua bao khó khăn, vất vả bằng chính đôi bàn tay và khối óc của con. Hạnh phúc do chính con tạo dựng đó là cuộc sống thực của con và đó là niềm sung sướng nhất đời con.
Bài 41:( Đề 34- BDTV 5). Trong bài Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên viết về lời ru của người mẹ như sau:
Mai khôn lớn con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên,lớn lên, lớn lên
Con làm gì ?
Con làm thi sĩ.
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ,
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn.
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh con cò trong đoạn thơ trên.
Bài làm:
Suy nghĩ của em về hình ảnh con cò trong đoạn thơ trên đó là : Con cò luôn là hình ảnh gắn bó thân thương với tuổi học trò hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.Ngưòi mẹ muốn nói với con rằng: sau này con lớn lên,con trở thành thi sĩ thì những gì con học được vẫn theo con như hình ảnh con cò.Những hình ảnh đẹp luôn hiện lên trước sân nhà cũng như trong câu hát. Nghĩa là trong câu văn của con có chứa chất thơ bay bổng, đẹp đẽ như cò trắng thân thương.
Bài 42:( Đề 35- BDTV 5). Đọc những khổ thơ sau trong bài Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần Phương : Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội,
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.
Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi.
Hình ảnh Ngưỡng cửa của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Bài làm :Hình ảnh “ Ngưỡng cửa” ở mỗi khổ thơ đều gợi nên những điều tốt đẹp, sâu sắc. Khổ một, “ Ngưỡng cửa thân quen với emtừ thuở ấu thơ trong vòng tay yêu thương của bà, của mẹ:
Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.
Khổ hai, “ Ngưỡng cửa” là nơi chững kiến nỗi toan lo vất vả của cha mẹ để nuôi em lớn khôn. Nơi gặp gỡ bạn bè trong niềm vui hân hoan:
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội,
Nơi bạn bè chạy tới
Thờng lúc nào cũng vui.
Khổ ba, “ Ngưỡng cửa” là nơi đưa em buổi đầu tiên đến lớp với bao điều mới lạ và hay ở thầy cô , bạn bè. Khi em lớn, “ ngưỡng cửa” đưa em đến nơi đầy ước mơ hi vọng, mở ra một chân trời mới đối với em:
Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi.
File đính kèm:
- cam thu van(2).doc