Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời, gắn bó mật thiết với con người suốt từ bé tới lớn, chính vì vậy âm nhạc là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Môn âm nhạc day học ở trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách.
Sự xuất hiện của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức,trí tuệ ,nhân cách của học sinh.Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươI, lành mạnh để các em tăng thêm lòng yêu trường yêu lớp, say xưa học tập và hoà mình vào tập thể. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc tinh thần,tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn trong thế giới âm nhạc "Tiếng hát vân là hoa thơm. là không khí và là ảnh sáng mặt trời của trái đất. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triểnnăng lực tư duy,trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triển toàn diện về Đức, Trí , Thể ,mĩ. Trong đó âm nhạc là khẳ năng hiểu và phát triển kĩ năng âm nhạc, rung động trước âm nhạc, hợp tác để dùng âm nhạc thoả mãn nhu cầu của người khác ,diễn giải các hình thức và ý tưởng âm nhạc, biểu hiện qua sáng tạo âm nhạc và trình diễn âm nhạc. Chính vì vậy âm nhạc không thể thiếu được trong nội dung giáo dục của nhà trường.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp cần thiết để hình thành kĩ năng tập đọc nhạc cho Học sinh ở Trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐHSP nghệ thuật TW
Khoa Âm nhạc
………..o0o………..
Tiểu Luận
Môn :
Phương pháp dạy học âm nhạc
Đề tài
Các biện pháp cần thiết để hình thành kĩ năng tập đọc nhạc cho Học sinh ở Trường THCS
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mai
Lớp : ĐHLT K 2A
Giảng Viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà
Quảng Ninh 2009
Phần mở đầu
Phần nội dung
I. Những vấn đề chung
1. Bản chất và đặc trưng của âm nhạc
2. Mục đích vai trò giáo dục âm nhạc trong trường THCS
3. Đặc điểm kha năng âm nhạc của lứa tuổi học sinh ở THCS
3.1 Đặc điểm sinh lý
3.2 Đặc điểm tâm lý
3.3 Đặc điểm năng khiếu âm nhạc
4 . Nội dung dạy âm nhạc trong trường THCS
5 . Phương pháp dạy Tập đọc nhạc ở trường THCS
5.1 Phương pháp dạy Tập dọc nhạc
5.2 ý nghĩa nhiệm vụ dạy Tập đọc nhạc ở trường THCS
a, ý nghĩa
b, Nhiệm vụ
5.3 Các kĩ năng đọc nhạc và cách rèn luyện
a, Về đọc nhạc
b,Về trường độ và tiết tấu
c, Về cao độ
d, Các kiểu bài tập thường dùng trong Tập đọc nhạc
6. Các bước dạy Tập đọc nhạc
a, Bước 1
b, Bước 2
c, Bước 3
d, Bước 4
đ, Bước 5
7. Phương tiện dạy học âm nhạc
II. Thực trạng dạy và học âm nhạc ở trường THCS
1. tình hình thực tế
2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
3. Các biện pháp khác phục nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn âm nhạc ở trường THCS
3.1 Về phía cơ quan chức năng
3.2 Về phía nhà trường
3.3 Về phía Giáo viên và học sinh
Phần kết luận
Phần mở đầu
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời, gắn bó mật thiết với con người suốt từ bé tới lớn, chính vì vậy âm nhạc là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Môn âm nhạc day học ở trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách.
Sự xuất hiện của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức,trí tuệ ,nhân cách của học sinh.Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươI, lành mạnh để các em tăng thêm lòng yêu trường yêu lớp, say xưa học tập và hoà mình vào tập thể. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc tinh thần,tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn trong thế giới âm nhạc "Tiếng hát vân là hoa thơm. là không khí và là ảnh sáng mặt trời của trái đất. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triểnnăng lực tư duy,trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triển toàn diện về Đức, Trí , Thể ,mĩ. Trong đó âm nhạc là khẳ năng hiểu và phát triển kĩ năng âm nhạc, rung động trước âm nhạc, hợp tác để dùng âm nhạc thoả mãn nhu cầu của người khác ,diễn giải các hình thức và ý tưởng âm nhạc, biểu hiện qua sáng tạo âm nhạc và trình diễn âm nhạc. Chính vì vậy âm nhạc không thể thiếu được trong nội dung giáo dục của nhà trường.
Hiện nay nước ta là một trong số các quốc gia dang phát triển tương đối mạnh mẽ trên thế giới. Sự phát triển của một quốc gia không chỉ đựoc thể hiện ở mặt đời sông kinh tế,mức sống cao mà quan trọng hơn cả nó được thể hiện ở nền văn minh của quốc gia đó. Nền văn minh của quốc gia đó thực chất được thể hiện trong các giá trị tinh thần và tri thức mà nhân dân của nước đó tạo ra. Trong sự nghiệp này thì giáo dục văn hoá nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học giữ vai trò quyết định. Nếu tìm ra biện pháp giảng dạy môn âm nhạc trong trường THCS thiết thực hơn và ứng dụng nó một cách khoa học, gây được hứng thú học tập cho học sinh thì chất lượng học tập phân môn âm nhạc nói chung và phần " Tập đọc nhạc" nói riêng của các em sẽ được nâng cao
Phần nội dung
Để quá trình tìm hiểu phương pháp dạy "Tập đọc nhạc" ở trường THCS diẽn ra thuận lợi ,trước tiên ta cần có những cơ sở lý luận chung nhất về âm nhạc sau đó ta tiến hành tìm hiểu thực trạng
I. Những vấn đề chung
1. Bản chất và đặc trưng của âm nhạc
Âm nhạc là một ngành nghệ thuật trong số nhiều ngành nghệ thuật như mĩ thuật, múa, sân khấu, xiếc, kiến trúc, điện ảnh, Cũng như bất kì nghệ thuật nào, âm nhạc có chức năng phản ảnh hiện thực, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ. Nói đến âm nhạc người ta nghĩ đến chức năng giải trí, nhưng thực ra tác dụng của âm nhạc là lớn hơn nhiều. Ngày nay ngoài ba chức năng đã nêu trên, Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, về phương diện lí luận nghệ thuật, người ta bổ sung thêm cho nó chức năng dự báo và chức năng thông tin
Xét về bản chất, âm nhạc thuộc về nghệ thuật biểu hiện, nó sử dụng âm thanh làm phương tiện, như một thứ ngôn ngữ riêng tác dụng mạnh mẽ đối với tình cảm con người. Âm nhạc thường không mô tả hiện thực khách quan như một số ngành nghệ thuật khác mà thường gọi lại qua sự liên tưởng mang tính ước lệ. Nội dung âm nhạc khó có thể phiên dịch sang ngôn từ. Mỗi người có thể cảm thụ tác phẩm âm nhạc mỗi cách khác nhau với nhiều mức độ khác nhau, dặc biệt với âm nhạc không lời
Âm nhạc có một số đặc trưng cơ bản
Thứ nhất : là tính truyền cảm trực tiếp. Khi âm nhạc vang lên, nó tác động thẳng tới thính giác chúng ta không cần qua một sự phiên dịch trung gian nào. Chính vì sự truyền cảm trực tiếp và tác dụng mạnh mẽ như vậy mà các quốc gia các dân tộc khác nhau đều có thể âm nhạc để hiểu biết lẫn nhau, để giao lưu tình cảm. ở đây âm nhạc như chiếc cầu nối làm cho các dân tộc có thể sát lại gần nhau hơn
Thứ hai : Âm nhạc mang tính trừu tượng nghe âm nhạc thường gắn liền với sự liên tưởng sáng tạo của mỗi người. Qua âm nhạc, trí tưởng được phát huy tới mức cao nhất, đặc biệt là khi nghe nhạc không lời. Nhờ có tưởng tượng đã giúp cho con người sáng tạo ra bao điều kì diệu trên thế giới ngày nay. Do vậy, không phảI vô cớ mà nhiều nhà khoa học xã hội khi nghiên cứu dặc trưng này đã cho rằng âm nhạc gắn liền với triết học và toán học
Thứ ba : Nghệ thuật âm nhạc là nghệ thuật của thời gian , tác phẩm được biểu hiện trong thời gian. Cũng bởi âm nhạc triển khai theo thời gian và âm thanh trừu tượng không nhìn thấy, không nắm bắt được, nên cấu trúc tác phảm âm nhạc thường dùng thủ pháp tái hiện. Mặt khác âm nhạc lại mang đến cho người ta sự thích thú hay còn gọi là khoáI cảm. Không phảI ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng nghe âm nhạc chính là sự nghi ngơI tích cực nhát.
2. Mục đích vai trò giáo dục âm nhạc trong trường THCS
a, Mục đích
_Cung cấp những cơ sở lý luận về âm nhạc, xây dựng một trình độ âm nhạc nhất định, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
_Xoá nạn mù nhạc
_Tạo cho học sinh có kha năng cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn
_Bồi dưỡng tình cảm, thẩm mĩ thị hiéu nghệ thuật đúng đắn, giúp trẻ có được tình cảm trong sáng, lành mạnh. kích thích tiềm năng phát triển nghệ thuật, phát triển ngôn ngữ, làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ
b. Vai trò
_Là nền tảng cho âm nhạc chuyên nghiệp phát triển
_Giáo dục âm nhạc phổ thông giúp nền giáo dục phát triển tonà diện, cân đối
_Giúp trẻ có khả năng tiếp thu môn học khác một cách hiệu quả
_Giúp trẻ tiếp thu âm nhạc một cách có chọn lọc
_Chi phối hoạt động tinh thần của con người
_Ngoài ra âm nhạc gián tiếp tạo ra của cảI vật chất
+ Âm nhạc có chức năng giải trí
+ Âm nhạc có chức năng giáo dục
+ Âm nhạc có chức năng nhận thức
File đính kèm:
- bai tu luan.doc