Hoạt động 1;
1,nêu quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình?hãy lấy vd minh hoạ cho quan điểm thứ ba ?(xây dựng một khung chương chình mang tính mềm dẻo )
trả lời :
quan điểm chỉ đạo xây dựng chương chình môn tự nhiên và xã hội :
* quan điểm chỉ đạo quan trọng là tư tưởng tích hợp ,
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên -Chu kỳ ba môn tự nhiên và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c .
_giáo giục sức khoẻ xã hội
_giáo dục sức khoẻ môi trường .
câu 4 : trong các mục tiêu đó thì mục tiêu nào khó thực hiện nhất trong qua trình giảng dạy ở trên lớp ? vì sao ?
trả lời : trong các mục tiêu trên thì mục tiêu giáo dục sức khoẻ tinh thần và cảm xúc khó thực hiện nhất trong quá trình giảng dạy trên lớp . vì mục tiêu về khiến thức kỹ năng ở sgk thể hiện khá rõ , khá đầy đủ . còn mục tiêu về hình thành và phát triểnnhững thái độ hành vi cho học sinh khó nhận rõ trong từng bài học mà đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu trăn trở qua từng bài học .
câu 5 :ở môn tn&xh lớp 1,2,3 mục tiêu giáo dục sức khoẻ về tinh thần và cảm xúc tập trung chủ yếu ở chủ đề nào ?ở nội dung nào ?
trả lời :ở môn tn&xh lớp 1,2,3 mục tiêu giáo dục về sức khoẻ tinh thần và cảm xúc chủ yếu tập trung ở chủ đề xã hội .
* lớp 1 : tích hợp nội dung giáo dục sức khoẻ tinh thần và cảm xúc khi dạy các nội dung về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình , lớp học ,cuộc sống xung quanh .
* lớp 2 : tích hợp nội dung giáo dục sức khoẻ tinh thần và cảm xúckhi dạy các nội dung về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình , nhà trường .
* lớp 3 : tích hợp nội dung giáo dục sức khoẻ tinh thần và cảm xúc khi dạy các nội dung về mối quan hệ giữa các thành viên trong họ hàng nội ngoại, mối quan hệ trong nhà trường, các nội dung cốt nõi về gia đìnhvà cuộc sống xung quanh .
hoạt ĐộNG 3:
câu 1 : nêu mục tiêu của bài 18 ,19(tn&xh lớp 1 ) ,bài 21 ,22 (tn& xh lớp 2
,bài 27 ,28 ( tn&xh lớp 3)?
*trả lời :
mục tiêu bài 18 , 19 _lớp 1: cuộc sống xung quanh
_quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương .
_học sinh có ý thức gắn bó , yêu mến quê hương .
mục tiêu bài 21 ,22 - lớp 2 : cuộc sống xung quanh .
-kể một số nghề nghiệp và nói về một số hoạt động sinh sống của người dân địa phương .
-học sinh có ý thức gắn bó ,yêu mến quê hương .
-mục tiêu bài 27 ,28 -lớp 3 : tỉnh (thành phố ) nơi bạn đang sống .
-kể tên một số cơ quan hành chính , văn hoá ,giáo dục , y tế của tỉnh( thành phố ) .
-cần có ý thức gắn bó ,yêu mến quê hương .
câu 2 : trong những mục tiêu đó thì mục tiêu nào khó thực hiện ? vì sao ?
trả lời :trong hai mục tiêu ở từng bài thì mục tiêu thứ hai khó thực hiện vì : quaviệc khai thác kênh hình , kênh chữ ở sgk và việc giáo viên tổ chức hđ1 và hđ2 như gợi ý ở sgv thì mới chỉ thực hiện được mục tiêu thứ nhấtcòn mục tiêu giáo dục sức khoẻ về tinh thần và cảm xúc đó là việc hình thành và xây dựng cho học sinh có thái độ , hành vi , có ý thức gắn bó ,yêu mến quê hương thì rất khó thực hiện .
câu 3 : đẻ đạt được mục tiêu đó ,hướng giải quyết của bạn như thế nào để khi giảng dạy loại bài trên cho phù hợp với vùng( miền )nơi bạn đang công tác ?
trả lời : hướng giải quyết để đạt được mục tiêu thứ hai là : sau khi tổ chức cho học sinh hđ1 ,hđ2 và bằng những câu hỏi gợi mở có thể cho các em nêu lên một số nghề nghiệp , nhữnghoạt động sinh sống của người dân và những đổi thay hiện nay trenn quê em như thế nào . từ đó khêu gợi cho các em tình yêu quê hương và ý thức gắn bó với quê hương .
hoạt động 4 :
câu 1 :bạn hãy đọc kỹ sgk môn tn & xh lớp 1,2,3 tìm xem những bài học nào ta" có thể điều chỉnh " về nội dung và phương pháp dạy học để phù hợp với thực tế địa phương và trình độ nhận thức của học sinh ?
trả lời những bài học trong chương trình tn&xh lớp 1,2,3 mà khi dạy giáo viên có thể điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy học để phù hợp với thực tế địa phương và trình độ nhận thức của học sinh là :
* lớp 1 :
-bài 4 : bảo vệ mắt và tai .
- bài 8 : ăn uống hàng ngày .
-bài 9 : hoạt động và nghỉ ngơi .
-bài 14 :an toàn khi ở nhà .
- bài 18, 19 : cuộc sống xung quanh .
- bài 20 : an toàn trên đường đi học .
* lớp 2 :
-bài 4 : làm gì để cơ và xương phát triển tốt .
-bài 7 : ăn uống đầy đủ .
-bài 8 : ăn uống sạch sẽ .
-bài 11 : gia đình .
-bài 12 :đồ dùng trong gia đình .
-bài 20 :an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông .
lớp 3 :
-bài 4 :phòng bệnh đường hô hấp .
-bài 9 :phòng bệnh tim mạch .
-bài 29 :các hoạt động thông tin liên lạc .
-bài 33 :an toàn khi đi xe đạp .
- bài 37 :vệ sinh môi trường .
câu 2 : trong khi dạy bạn sẽ điều chỉnh như thế nào về nội dung , về phương pháp dạy học cho phù hợp với thực tế của học sinh nơi bạn đang công tác ?
trả lời : cách điều chỉnh về nội dung phương pháp ở từngbài cho phù hợp là :
* lớp 1 :
- bài 4 : bảo vệ mắt và tai .
tuỳ vào điều kiện sống của học sinh ở từng địa phương , giáo viên có thể cho học sinh thấy điều kiện ngoại cảnh ( điều kiện sống của học sinh )ảnh hưởng đến mắt và tai của các em như thế nào (thông qua việc giáo viên khuyến khích học sinh đặt ra các câu hỏi để hỏi bạn ) từ đó các em có cách ứng xử phù hợp . tránh các trường hợp chỉ nêu đầy đủ các tình huống như sgk cho tất cả học sinh mọi vùng miền .
_bài 8 : ăn uống hàng ngày .
giáo viên có thể tổ chức cho học sinh kể tên những thức ăn ,đồ uống mà các em thường dùng hàng ngày . dựa vào các hình ở sgk trang 18 mà giáo viên tổ chức cho học sinh chỉ và nói tên từng loại thức ăn , đồ uống có ở địa phương mà các em thường dùng hàng ngày có giá trị tương đương . từ đó các em biết cách ăn uống hàng ngày cho hợp lý .
-bài 9: hoạt động và nghỉ ngơi .
giáo viên liên hệ và chỉ rõ thêm các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi khác của học sinh ở địa phương và khuyến khích học sinh hoạt động vui chơ theo hướng có lợi cho sức khoẻ , tránh các hoạt động và trò chơi mà có hại cho sức khoẻ của các em .
- bài 14 :an toàn khi ở nhà .
khi dạy bài này , giáo viên tổ chức cho học sinh sưu tầm một số câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về những tai nạn có thểxẩy ra khi ở nhà với các em nhỏ . từ đó giúp các em có thể có cáchứng xử hợp l quatừng tình huống có thể xẩy ra .
-bài 18,19 : cuộc sống xung quanh .
khi dạy bài này ở địa phươngnam thái , tôi tổ chứccho học sinh nêu những nét nổi bật về cuộc sống ở địa phương nam tháI , chẳng hạn như : đây là vùng quê bán sơn địa , có những cánh đồng xen những vùng đồi thấp , có di tích lịch sử mộ mẹ vua mai thúc loan ,trạm ytế,ubnd xã bưu điện cùng nằm trên một trục đường …
nhằm giúp các em hình thầnh biểu tượng ban đầu về quê hương .
- bài 20 :an toàn trên đường đi học
khi dạy bài này , tôI hướng dẫn học sinh cách đi bộ , đi xe đạp từ nhà đến trường sao cho đảm bảo an toàn .
* lớp 2 :
- bài 4 : làm gì để cơ và xương phát triển tốt
khi dạy bài này ,tôi tổ chức cho học sinh liên hệ chỉ ra các hoạt động phù hợp với lứa tuổi , sức khoẻ và điều kiện gia đình các em .và khuyến khích các em hoạt động theo hướng có lợi cho sự phát triển . hướng dẫn các em tránh những hoạt động có hại cho sức khoẻ , cho sự phát triển cơ và xương trẻ em .
- Bài 7 : ăn uống đầy đủ
Đối với bài này, tôi giải thích rỏ cho học sinh : nếu ăn đủ ba bữa sẽ có lợi cho cơ thể phát triển tốt, chỉ ra cho các em các loại thứuc ăn ở địa phương
vd: cua, cá,ốc, thịt lợn,thịt bò, các loại rau … để các em biết chọn thức ăn, ăn uống đảm bảo đủ chất .
- Bài 8 : ăn uống sạch sẽ
Trong khi dạy, tôi cho các em kể về nguồn nước, cách ăn uống của gia đình mình , từ đó chỉ ra cho học sinh thấy nguồn nước nơi các em sinh sống đã đảm bảo vệ sinh cho việc ăn uống hay chưa. Qua đó gợi ý cách ứng xử cho phù hợp như: uống nước đun sôi , không ăn thức ănôi thiu, không ăn hoa quả dập nát, thối …
- Bài 11: Gia đình
giáo viên gợi ý để học sinh nói về những công việc thường ngày của nhũng người trong gia đình các em ; cho học sinh kể về chính gia đình các em , các thành viên trong gia đình thường làm gì trong những lúc nghỉ ngơi . Từ đó giáo dục các em ý thức trách nhiệm và tình cảm của mình đối với những người thân yêu trong gia đình thông qua những việc làm và hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi và thực tế địa phương .
- Bài 12: Đồ dùng trong gia đình
ở bài này, tôI cho học sinh kể các đồ dùng trong gia đình mình , sau đó giới thiệu cho các em biết một số đồ dùng hiện đại như : quạt , ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng …mà gia đình các em chưa có . từ đó giảI thích cho học sinh thấy được sự khác biệt về đồ dùng của mỗi gia đình là do nhu cầu và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình , giáo dục các em ý thức , cách bảo quản , xếp đặt ngăn nắp .
- Bài 20: An toàn khi đi trên phương tiện giao thông .
Khi dạy bài này , tôI cho học sinh kể tên các phương tiện giao thông chủ yếu ở địa phương . sau đó tôI hướng dẫn các emcách đI trên các phương tiện giao thông phổ biến mà các em vừa nêu . từ đó giúp các em có ý thức khi tham gia giao thông và có cách ứng xử hợp lý sát với thực tế của các em.
* Lớp 3:
- Bài 4: phòng bệnh đường hô hấp
ở địa phương Nam Thái , về mùa đông , các em thường mắc bệnh về đường hô hấp chủ yếu do mặc không đủ ấm nên tôi lưu ý các em mặc cho đủ ấm ( mặc quần áo ấm ,đội mũ , đI tất ,đI giày dép …). về mùa hè , các em thường hay ăn kem , uống nước đá cũng dẫn đến mắc bệnh đường hô hấp nên tôI lưu ý các em không ăn lạnh nhiều . Khi mắc bệnh , cần nói ngay với bố mẹ , người thân để được đưa đI khám và điều trị kịp thời.
- Bài 29 : các hoạt động thông tin liên lạc
Khi dạy bài này , ngoài giới thiệu cho học sinh các hoạt động thông tin liên lạc trong SGK , tôI cho các em nêu các phương tiện thông tin liên lạc ở địa phương , tắc dụng chủ yếu của từng phương tiện . Ngoài ra , tôi giới thiệu thêm cho các em một số phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như : điện thoại di động , máy tính ,mạng INTERNET… phần trò chơI học tập tôI tổ chức cho các em chơi những trò chơi để các em thấy được ích lợi của các hoạt động thông tin liên lạc có ở địa phương Nam Thái.
- Bài 33: An toàn khi đi xe đạp
ở địa bàn Nam Thái , các em chủ yếu đi học bằng xe đạp , nên tôI tập trung hướng dẫn học sinh cách đI xe đạp an toàn nhất :khi đI xe đạp cần đi bên phải , đi đúng phần đường dành cho xe đạp .
- Bài 37 :Vệ sinh môI trường
Khi dạy bài này , ngoài việc giới thiệu cho học sinh cách giữ vệ sinh các loại nhà tiêu ( nhà cầu ) có trong SGK tôI hướng dẫn kỹ cho các em cách giữ vệ sinh nhà vệ sinh một ngăn ở địa phương . Qua đó giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh môi trưòng .
File đính kèm:
- Boi duong thuong xuyen(1).doc