Bồi dưỡng học sinh lớp 4, lớp 5 kĩ năng viết bài cảm thụ văn học

Cảm thụ văn học (CTVH) là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,.) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,.) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

- Khi đọc (hoặc nghe) một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc.

 

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 14563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng học sinh lớp 4, lớp 5 kĩ năng viết bài cảm thụ văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mãi “vẫn là con của mẹ”. Tình thương yêu của mẹ dành cho con vẫn luôn tràn đầy, không bao giờ vơi cạn. Và dù có “đi hết đời” (sống trọn cả cuộc đời) thì tình thương của mẹ với con vẫn còn sống mãi, “vẫn theo con” để quan tâm, lo lắng, giúp đỡ con, dẫn đường chỉ lối và tiếp cho con thêm sức mạnh, giúp con chống chọi và vượt qua mọi thử thách của cuộc đời. Thế mới biết, tình mẹ bao la như biển Thái Bình...Thế mới biết, tình mẹ dành cho con thật là to lớn, thật là vĩ đại. Có thể nói, đó là một tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ bến, một tình yêu thương bất tử, trường tồn mãi mãi cùng thời gian. Bài tập 10: Trong bài thơ: “Vàm Cỏ Đông”, nhà thơ Hoài Vũ có viết: Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thơng trang trải đêm ngày. Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào? *Đáp án tham khảo: Xưa nay, dòng sông luôn gắn bó mật thiết với mỗi đồng quê. Sông đưa nước về đồng, nó làm “xanh ruộng lúa, vườn cây”. Nhờ có dòng sông mà bãi lúa, nương dâu tràn đầy sức sống. Vì vậy, dòng sông được ví như “dòng sữa mẹ” nuôi dưỡng các con khôn lớn. Cũng như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, dòng sông lúc nào cũng “ăm ắp” đầy nước, ngày đêm sẻ chia tình tình yêu thương (dòng nước mát lành) cho những cánh đồng. Tình yêu cao cả và vẻ đẹp ấm áp tình người đó càng làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương. Bài tập 11: (Câu 81 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng) Trong bài “Mùa thu mới”, nhà thơ Tố Hữu viết: Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non Yêu biết mấy, những con đường ca hát Qua công trường mới dựng mái nhà son! Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc cảu tác giả trước vẻ đẹp gì trên đất nước của chúng ta? *Đáp án tham khảo: Bằng cách sử dụng điệp ngữ “Yêu biết mấy”, tác giả muốn nhấn mạnh tình yêu của mình với những vẻ đẹp quê hương đất nước. Đó chính là tình yêu với vẻ đẹp của “những dòng sông bát ngát” đang chảy “giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non”. Đó chính là tình yêu với vẻ đẹp của những con đường rộn rã tiếng cười, tiếng hát chạy qua những công trường đang xây lên những ngôi nhà mới. Qua đó, tác giả muốn bộc lộ niềm xúc động của mình trước sự thay da đổi thịt, sự trù phú của cảnh sắc quê hương và niềm vui trước cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Bài tập 12: (Câu 128 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng) Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. (Quê hương- Đỗ Trung Quân) Đọc đoạn thơ trên, em thấy được ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào? *Đáp án tham khảo: Vâng, nói đến quê hương là nói đến những gì gần gũi, thân quen nhất. Quê hương chính là mảnh đất nuôi dưỡng ta từ thuở ấu thơ và cũng là nơi để lại những dấu ấn đẹp đẽ nhất trong tâm hồn ta. Đối với nhà thơ Đỗ Trung Quân, quê hương không chỉ là cha, là mẹ, là họ hàng làng xóm, mà quê hương còn là những “cánh diều biếc” từng in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp đẽ của tác giả trên những cánh đồng, là “con đò nhỏ” khua nước ven sông với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng. Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó mật thiết với nhà thơ và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương, hướng về quê hương, hướng về cội nguồn với những hình ảnh thân quen, gần gũi, với một tâm hồn mộc mạc và giản dị như vậy chứng tỏ tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật là đẹp đẽ và sâu sắc. Bài tập 13: (Câu 152 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng) Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả qua đoạn thơ sau: Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa... (Rừng mơ - Trần Lê Văn) *Đáp án tham khảo1: “Hương Sơn” là “núi thơm”. Tả cảnh Hương Sơn, tác giả tả cảnh rừng mơ, vì trái mơ, hoa mơ đem hương cho núi. Bốn câu thơ đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp và thơ mộng. Núi và hoa gắn bó, đan quện vào nhau (Rừng mơ ôm lấy núi). Hoa mơ trắng hay mây trắng đang lượn lờ quanh núi? (Mây trắng đọng thành hoa). Một thoáng “gió chiều đông gờn gợn” cũng đủ đưa hương hoa bay lảng bảng xa gần, ủ ấp cho núi thêm thơm. Bức tranh thiên nhiên có đủ cả núi, cả hoa, cả mây, cả gió được miêu tả ở trạng thái động mà rất tĩnh lặng, rất êm đềm, sự êm đềm cần thiết để hoa ủ hương cho núi. Nếu không có vẻ đẹp của “rừng mơ”, mấy ai biết đến vẻ đẹp của Hương Sơn?... *Đáp án tham khảo 2: Đoạn thơ đã khắc hoạ một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của rừng mơ Hương Sơn: Rừng mơ bao quanh núi được tác giả nhân hoá thông qua từ “ôm” cho ta thấy sự gắn bó gần gũi, thân thiết và thắm đượm tình cảm của cảnh vật thiên nhiên. Những chùm hoa mơ nở trắng cả một vùng trông như những vầng mây trắng trên trời đọng lại. Những cơn gió buổi chiều đông nhẹ nhàng thổi (gờn gợn) đưa hương hoa lan toả đi khắp nơi. Có thể nói, đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh mang vẻ đẹp hữu tình của đất trời hoà quện trong rừng mơ Hương Sơn. Bài tập 14: Trong bài thơ “Tiếng ru”, nhà thơ Tố Hữu có viết: Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng lên mùa vàng Một người đâu phải nhân gian? Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi ! Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đượn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì? *Đáp án tham khảo: Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách diễn đạt mang tính chất tương phản giữa các hình ảnh: Một “ngôi sao” với một màn đêm (một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không làm sáng được cả màn đêm); “Một thân lúa chín” với “mùa vàng” (một bông lúa thì thật nhỏ bé, không thể làm nên cả một vụ mùa bội thu); “Một người” với cả “nhân gian” (một người lẻ loi thì không thể tạo nên cả cõi đời, nơi cả loài người sinh sống, vì vậy, nếu có tồn tại thì cũng chỉ như một đốm lửa nhỏ nhoi sắp tàn lụi). Qua cách diễn đạt giàu hình ảnh trên, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc một triết lí sâu sắc: Con người chỉ thực sự trở nên hữu ích khi biết sống trong mối quan hệ gắn bó đoàn kết với tập thể, với cộng đồng. Nếu sống mà tách rời khỏi tập thể, cộng đồng, chỉ nghĩ đến riêng mình và sống cho riêng mình thì cuộc sống đó trở nên vô vị, chẳng có ý nghĩa gì cả. Bài tập 15: (Câu 100 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng) BÓNG MÂY Hôm nay trời nắng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hoá đám mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm (Thanh Hào) Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp đẽ vè tình cảm của người con đối với mẹ? *Đáp án tham khảo: Qua bài thơ “Bóng mây”, tác giả Thanh Hào đã khắc hoạ hình ảnh một người mẹ thật lam lũ, thật vất vả. Mẹ phải “phơi lưng” đi cấy cả ngày dưới bầu trời “nắng như nung” (cái nắng nóng như có lửa nung). Thấu hiểu được nỗi vất vả của mẹ, người con thầm ước mình hoá thành mây để suốt ngày che mát cho mẹ. Quả thật, một bóng mây xuất hiện giữa một bầu trời nắng nóng vô cùng có giá trị với một người mẹ đang phải phơi nắng để làm việc ngoài đồng. Điều ước nhỏ nhoi mà thật là ý nghĩa, thật là cảm động. Nó thể hiện một tình yêu thương vừa sâu sắc lại vừa cụ thể, vừa thiết thực của người con đối với mẹ. Bài tập 16: (Câu 138 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng) Kết thúc bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết: Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. Em hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? Cách diễn đạt của nhà thơ có gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó? *Đáp án tham khảo: Những câu thơ trong phần kết của bài “Tre Việt Nam” nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, qua đó khẳng định sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Bằng cách thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau/ Mai sau/ Mai sau/ ), với biện pháp sử dụng điệp ngữ “Mai sau”, tác giả đã khiến cho người đọc có cảm giác như thời gian và không gian được mở ra vô tận, khiến cho ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. Với việc sử dụng từ “xanh” 3 lần trong dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh), tác giả đã tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống của tre cũng như của dân tộc Việt Nam. Bài tập 17: Trong bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy có viết: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. Hãy nêu lên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? *Đáp án tham khảo: Cây tre là một loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của con người Việt Nam. Tre không chỉ có sức sống mạnh mẽ mà còn có thói quen sống thành luỹ, thành hàng. Họ hàng nhà tre luôn sống bao bọc, che chở, quấn quýt quây quần bên nhau. Bằng cách sử dụng biện pháp nhân hoá thông qua các từ “ôm”, “níu”, “thương nhau”,..., nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ giúp ta hiểu rõ phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, mà qua đó còn giúp ta hiểu hơn những phẩm chất, những truyền thống cao đẹp của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam. Bài tập 18: (Câu 154 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng) Trong bài “Về thăm nhà Bác”, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Em hãy cho biết: Đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương? *Đáp án tham khảo: Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được sự đơn sơ, giản dị của ngôi nhà Bác Hồ đã sống thuở niên thiếu. Cũng như bao ngôi nhà khác của các làng quê Việt Nam, ngôi nhà của Bác cũng “nghiêng nghiêng mái lợp” (Mái được lợp bằng lá), cũng dãi nắng dầm mưa, cũng mộc mạc với chiếc giường tre, chiếc “võng gai ru mát những trưa nắng hè”. Song trong ngôi nhà đó, Bác Hồ đã được lớn lên trong tình cảm yêu thương tràn đầy của gia đình. Có thể nói, ngôi nhà đơn sơ mà đầy tình yêu thương đó chính là chiếc nôi ấm áp nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ của Bác. Chính ngôi nhà đó đã góp phần tạo nên con người Bác, một vị lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la. ...................

File đính kèm:

  • docDAY CAM THU VAN CHO HOC SINH LOP 45.doc
Giáo án liên quan