Kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể.
Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:
49 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3459 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non hè 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể. Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động: * Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi * Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người * Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống. * Trao đổi: diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức 2. Vì sao phải XDKH lấy trẻ làm trung tâm Trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động Trẻ em vừa là chủ thể của hoạt động Khi trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ => hoạt động giáo dục có hiệu quả nhất Con người thích khám phá những điều mới lạ => nên dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích. Vì vậy xây dựng kế hoạch phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm Khả năng lưu giữ thông tin của con người Dạy lại cho người khác: 90% Trao đổi ý kiến: 55% Nghe, nhìn: 20% 3. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục rất cần thiết vì: Giúp giáo viên dự kiến kế hoạch Chủ động tổ chức các hoạt động Thảo luận Những khó khăn khi lập KHGD lấy trẻ làm trung tâm Đánh giá kết quả thực hiện Tổ chức HĐGD (HĐ chơi, học, LĐ, VS) Xây dựng kế hoạch giáo dục (Mục tiêu, ND, HĐ, đồ dùng) I. Xây dựng kế hoạch giáo dục 1. Xác định mục tiêu: Mục tiêu trong kế hoạch được xây dựng phải căn cứ vào: - Đặc điểm của trẻ: Khả năng Nhu cầu học tập Sở thích của trẻ Đó là kết quả được lựa chọn từ việc theo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, sau một tuần, một tháng… I. Xây dựng kế hoạch giáo dục - Nội dung giáo dục theo từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm non) để xác định mục tiêu phù hợp: Khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ Đáp ứng được yêu cầu của chương trình Phù hợp vói vùng miền, với trường lớp của địa phương. I. Xây dựng kế hoạch giáo dục XĐ mục tiêu luôn hướng vào trẻ, nghĩa là: Trẻ sẽ làm được gì? Trẻ sẽ như thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch tháng) sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày). I. Xây dựng kế hoạch giáo dục Do đó mục tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác định trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa. Ví dụ. Mức độ cụ thể khi viết mục tiêu I. Xây dựng kế hoạch giáo dục 2. Lựa chọn nội dung: Từ mục tiêu cụ thể hóa nội dung Nội dung: Cụ thể, trẻ muốn biết Gẫn gũi Phù hợp với vùng, miền. Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung I. Xây dựng kế hoạch giáo dục 3. Lựa chọn hoạt động giáo dục Các HĐGD: Hoạt động vui chơi Hoạt động học Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh Hoạt động lao động II. Tổ chức các hoạt động giáo dục GV: Hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội Quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ. Trẻ tích cực, chủ động tham gia HĐ, làm việc theo cặp, theo nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Quan tâm đến hệ thống câu hỏi Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở: + Câu hỏi đóng: để đánh giá ở mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít (thường dùng trong phần giới thiệu bài hoặc kết luận). + Câu hỏi mở: là câu hỏi có nhiều đáp án đòi hỏi tư duy nhiều (thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài) II. Tổ chức các hoạt động giáo dục Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ. II. Tổ chức các hoạt động giáo dục Để có được câu hỏi tốt giáo viên có thể làm như sau: Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời. Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ. II. Tổ chức các hoạt động giáo dục Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: * Con nghĩ thể nào? * Làm sao con biết? * Tại sao con lại nghĩ như vậy? * Nếu.. thì sao? Nếu không… thì sao? *Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? II. Tổ chức các hoạt động giáo dục Câu hỏi tốt thường là câu hỏi mở và có câu trả lời mở, đòi hỏi sự tư duy, tạo được một điều mới mẻ, ví dụ những câu hỏi như: Câu hỏi về so sánh: Hai hành động/ hai nhân vật/ hai bức tranh này giống nhau ở chỗ nào? Câu hỏi về đánh giá: Hành động nào tốt hơn? Vì sao? Bức ảnh nào đẹp hơn? Vì sao? Nhân vật nào xấu? Vì sao? II. Tổ chức các hoạt động giáo dục II. Tổ chức các hoạt động giáo dục Câu hỏi hạn chế tư duy của trẻ là những câu hỏi không khuyến khích trẻ nỗ lực suy nghĩ học tập, ngược lại còn làm cản trở hoạt động trí tuệ. Đó là những câu hỏi có dạng: Những câu hỏi quá phức tạp, quá lớn, trừu tượng khiến trẻ không thể trả lời được ví dụ: “Gió là gì?” “ Tại sao có gió?” “Mưa là gì?” “Ngày hôm qua là gì?” Những câu hỏi đóng và hẹp: “Đây là cái gì?”, “Kia là cái gì?”, “Cái này màu gì”, “Hai bức tranh này có giống nhau không?”… II. Tổ chức các hoạt động giáo dục Giáo viên cần biết tạo ra một sự cân bằng giữa những câu hỏi phải trả lời ngắn với những câu hỏi mở. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi: Phải chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để trả lời. II. Tổ chức các hoạt động giáo dục Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực. Nên dành thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi và sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu, vỗ tay…) để khuyến khích, khen ngợi trẻ. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi để học. Hoạt động 3. Hoạt động nhóm Lập kế hoạch một hoạt động học (soạn giáo án) lấy trẻ làm trung tâm Sơ đồ cụ thể: gồm 6 bước Sáu câu hỏi được đặt ra tương ứng với sáu bước: 1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ. 2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu. 3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra. Sáu câu hỏi được đặt ra tương ứng với sáu bước: 4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô. 5. Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có phù hợp không ? Dạy – Tiến hành tổ chức các hoạt động đã được lập đối với trẻ. 6. Trẻ có học được những điều đã dạy thông qua các hoạt động đã tổ chức không ? Trẻ có đạt mục tiêu, yêu cầu đã đạt ra không ? Đánh giá trẻ. 1. Xác định mục tiêu: Mục tiêu có thể phân ra thành 3 phần chính: + Kiến thức: nhấn mạnh vào kết quả tư duy, trí tuệ về hiểu biết, nhận thức + Kỹ năng: chú trọng vào kỹ năng vận động như: nói, sử dụng, chăm sóc, so sánh.... + Thái độ: chú trọng đến tình cảm, cảm xúc như mối quan tâm, thái độ và sự đánh giá cao 1. Xác định mục tiêu: Những từ nên dùng để viết mục tiêu như: + Kiến thức: Nhận ra, liệt kê, đếm, xây dựng, lựa chọn.. + Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, kể, nói được … + Thái độ: có ý thức, tự giác, bảo vệ… 1. Xác định mục tiêu: Mục tiêu của bài học: trẻ sẽ đạt được gì? Làm được gì/hoặc sẽ trở nên như thế nào Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được. 2. Thiết kế các hoạt động Cụ thể Một số lưu ý khi thiết kế hoạt động: Xác định rõ thiết kế hoạt động nhằm mục đích gì? Thời gian thực hiện trong bao lâu. Hoạt động học tập được tổ chức phải phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ không quá khó hoặc quá dễ Một số lưu ý khi thiết kế hoạt động: Tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú phối hợp nhiều phương pháp dạy học (Quan sát, giảng giải, đàm thoại..) các kỹ thuật dạy học (kỹ thuật đặt câu hỏi, sử dụng đồ dùng dạy học…) và cách thức dạy học linh hoạt (học cá nhân, học nhóm…) Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phù hợp để hỗ trợ, minh họa cho quá trình thực hiện hoạt động học ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG MỘT SỐ HỌC LIỆU CỦA TRẺ MẪU GIÁO Hoạt động LQCV: Chỉ sử dụng vở “Bé chuẩn bị học đọc và học viết”: - Phần bài tập nối, đánh dấu, tô màu chữ cái sử dụng ở tiết 2 của hoạt động LQCV; - Phần tô chữ cái sử dụng ở tiết 3 của hoạt động LQCV. Vở “Cùng bé tìm hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu”: Gợi ý BT cho trẻ ở hoạt động vui chơi, hoạt động chiều hoặc trong hoạt động học khám phá khoa học, khám phá xã hội… CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN Nội dung: Bổ sung nội dung tuyên truyền về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Bảng tuyên truyền (trường, lớp) cần lưu ý: - Nội dung: Cô đọng, ngắn gọn, thiết thực, chính xác, được thay đổi định kỳ. Thông tin về tình hình dinh dưỡng của trẻ cần đầy đủ, chính xác, đúng chỉ đạo của ngành. - Hình thức: Phải phù hợp đối tượng; đẹp, thu hút nhưng không quá màu mè, nhiều hình ảnh (lấn át nội dung). XIN CHAÂN THAØNH CAÙM ÔN
File đính kèm:
- xay dung ke hoach lay tre lam trung tam.ppt