Bộ đề thi học sinh giỏi Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Trần Thu Trang

Câu 1 : ( 2 điểm )

Em hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Nguyên nhân nào là chủ yếu?

 

Trả lời:

 

* Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông .

Các phương tiện tham gia giao thông ngày một nhiều.

Nhiều phương tiện tham gia giao thông trên cùng một tuyến đường.

Hệ thống đường sá hư hỏng xuống cấp.

Quản lý giao thông của nhà nước còn hạn chế .

ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người điều khiển chưa tốt, còn thiếu hiểu biết.

( 0,5 điểm ) * Do ý thức của người tham gia giao thông: Coi thường pháp luật hoặc thiếu hiểu biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Câu 2 : ( 3 điểm )

Vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Là công dân học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

Trả lời:

* Phải bảo vệ môi trờng, tài nguyên thiên nhiên:

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Hiện nay môi trường và tài nguyên đang bị ô nhiễm, bị khai thác bừa bãi điều đó ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng con người.

- Bảo vệ môi trờng tốt con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.

( 1,5 điểm ) * Trách nhiệm của công dân học sinh:

- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở, hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình huỷ hoại môi trường.

- Hưởng ứng tết trồng cây, tham gia các cuộc thi, các phong trào bảo vệ môi trường

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ đề thi học sinh giỏi Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Trần Thu Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước. 0.50 - Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế. 0.50 - Góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh. 0.50 2, (3.0đ) Hoàng đã từng là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Kể từ khi bố mẹ li dị, bạn ấy chán nản, trốn học và đi theo một số bạn xấu. Sau đó một thời gian, Hoàng bị nghiện ma túy. a. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Hoàng? b. Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ làm gì? a. (0,5đ) - Việc làm của Hoàng là sai, thiếu tính tự chủ... 0.50 b. (2,5đ) - Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ: + sống gần gũi, động viên bạn... 0.50 + phân tích cho bạn hiểu tác hại của tệ nạn xã hội 0.50 + khuyên bạn chăm lo học tâp, không đi theo kẻ xấu... 0.50 + vận động mọi người cùng động viên, giúp đỡ Hoàng và những người có hoàn cảnh như Hoàng 0.50 + tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. 0.50 3, (4.5đ) Cha ông ta có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”. Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy làm nổi bật truyền thống đó. Yêu cầu học sinh trình bày được các nội dung sau: - Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 0.50 - Khẳng định: Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp... 0.50 - Câu “Muốn sang thì...” nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống quý báu, tiêu biểu của dân tộc ta. 0.50 - Truyền thống này được thể hiện: + Trước đây... 0.50 + Hiện nay... 0.50 - ý nghĩa: + Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam 0.50 + Tạo nên sức mạnh tinh thần... 0.50 - Phê phán một số biểu hiện làm mai một truyền thống: lãng quên, vô ơn... 0.50 - Liên hệ bản thân: Thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; cố gắng học tập, rèn luyện, khuyến khích người khác... 0.50 4, (3.0đ) Thế nào là vi phạm pháp luật? Hãy kể tên các loại vi phạm pháp luật mà em biết. Lấy ví dụ mỗi loại. - Vi phạm pháp luật là: + Hành vi trái pháp luật. 0.25 + Có lỗi. 0.25 + Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 0.25 + Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 0.25 - Các loại vi phạm pháp luật : + Vi phạm pháp luật hình sự. Ví dụ: Cướp giật... 0.50 + Vi phạm pháp luật hành chính. Ví dụ: Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm 0.50 + Vi phạm pháp luật dân sự. Ví dụ: Giao hàng không đúng hẹn, ... 0.50 + Vi phạm kỉ luật. Ví dụ: Nói chuyện riêng trong giờ học, ... 0.50 (Học sinh lấy ví dụ khác mà đúng thì vẫn tính điểm) 5, (5.0đ) Hãy trình bày hiểu biết của em khi quan sát bức ảnh sau: Yêu cầu học sinh trình bày những nội dung sau: - Đây là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ: đi xe mô tô bằng một bánh, không đội mũ bảo hiểm... 0.50 - Hành vi này rất nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và người tham gia giao thông... 0.50 - Thực trạng: Tai nạn giao thông ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp ... 0,50 - Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ý thức và thiếu hiểu biết... 0.50 - Hậu quả: + Gây thiệt hại tài sản, tính mạng...  0.50 + Gây mất trật tự an toàn xã hội... 0.50 - Giải pháp: + Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho mọi người... 0.50 + Xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm... 0.50 - Liên hệ bản thân: + Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông... 0.50 + Tham gia tuyên truyền và vận động mọi người chấp hành tốt luật giao thông... 0.50 Hãy trình bày hiểu biết của em khi quan sát bức ảnh sau: ĐẾ 17 Nội dung trả lời Điểm Câu I: (2,0 điểm) Em hiểu thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Theo em, xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của những tổ chức xã hội và cá nhân nào ? Trả lời: - Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. - Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của Chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và tất cả mọi người trong cộng đồng dân cư. Bản thân là HS cũng phải góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư như: Vệ sinh thôn, xóm; tuyên truyền mọi người thực hiện nếp sống văn hoá mới, phòng, chống các tệ nạn xã hội vv... 2,0đ 1,0đ 1,0đ Câu II: (4,0 điểm) Dân chủ là gì? Kỷ luật là gì ? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật ? Trả lời: - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. - Kỷ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. - Mối quan hệ: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỷ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của mọi người tạo cơ hội cho con người phát triển nâng cao hiệu quả và chất lượng lao động. 4,0đ 1,0 đ 1,0 đ 2,0 đ Câu III: (3,0 điểm) a/ Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm mấy nhóm ? ý nghĩa của từng nhóm ? b/ Biển báo cấm và biển hiệu lệnh trong biển báo giao thông đường bộ có bao nhiêu kiểu biển, được đánh số thứ tự như thế nào ? Trả lời: a/ Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm 5 nhóm ý nghĩa: - Biển báo cấm: nhằm báo hiệu điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng phải tuyệt đối tuân theo. - Biển báo nguy hiểm: Để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. - Biển hiệu lệnh: Để báo các hiệu lệnh phải thi hành. - Biển chỉ dẫn: Để chỉ dẫn các hướng đi hoặc các điều cần biết. - Biển phụ: Để thuyết minh, bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. b/ Kiểu biển và số thứ tự ... - Biển báo cấm: có 40 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140. - Biển hiệu lệnh: có 9 kiểu, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309. 3,0đ 2,0đ 1,0đ Câu IV: (3,0 điểm) Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề bức xúc toàn cầu ? Là học sinh em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? Trả lời: - Nêu k/n: + Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. + Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất sẵn có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến sử dụng phục vụ cuộc sống con người. - Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị đe doạ bởi chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty vv... bởi sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra. Vì vậy, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và trách nhiệm của mọi người và toàn xã hội. - Liên hệ: Hiểu giá trị của môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có ý thức trách nhiệm bảo vệ. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Tham gia vệ sinh công cộng, trồng cây gây rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động thực vật, thuỷ - hải sản, nguồn nước vv... Tuyên truyền cho những người xung quanh cùng tích cực tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 3,0đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ Câu V: (4,0 điểm) Hiến pháp là gì ? Từ khi thành lập nước (9/1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp ? Vào những năm nào? Mỗi bản Hiến pháp ra đời có ý nghĩa gì đối với Cách mạng Việt Nam ? Trả lời: - Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. - Từ khi thành lập nước (8/1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980; Hiến pháp năm 1992. - Mỗi bản Hiến pháp ra đời đánh dấu một thời kỳ, một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi đã đạt được đồng thời đề ra phương hướng, đường lối xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới 4,0đ 1,25đ 1,25đ 1,5đ Câu VI: (4,0 điểm) Hợp tác là gì ? Tại sao phải hợp tác quốc tế ? Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề này như thế nào ? Là học sinh em cần phải làm gì để góp phần hợp tác quốc tế ? Trả lời: - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu như: Môi trường, dân số, đói nghèo, dịch bệnh vv... mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. - Quan điểm của Đảng và nhà nước ta: Coi trọng và tăng cường sự hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng và hoà bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Hiện nay nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế vv... - Là học sinh, ngay từ bây giờ cần rèn luyện tinh thần hợp tác với mọi người xung quanh thông qua hoạt động học tập, vui chơi, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và tham gia viết thư UPU quốc tế vv... 4,0đ 0,5đ 1,0đ 1,5đ 1,0

File đính kèm:

  • docBO DE THI HSG MON GDCD 9(1).doc
Giáo án liên quan