I. CÂU HỎI VÀ THANG ĐIỂM
1. Câu hỏi số 1: Anh (chị) hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này? (15 điểm).
2. Câu hỏi số 2: Theo anh (chị) cơ quan, đơn vị của mình cần tập trung thực hiện những công việc gì để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Vì sao? (15 điểm).
3. Câu hỏi số 3: Anh (chị) hãy nêu những mốc son lịch sử của tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh (15 điểm).
4. Câu hỏi số 4: Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24/9/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về “Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo” và Nghị quyết Đại hội XVII Công đoàn Hà Tĩnh (nhiệm kỳ 2013 - 2018), theo anh (chị) để xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh phát triển cần tập trung thực hiện những giải pháp nào? (20 điểm).
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ câu hỏi thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển và truyền thống công đoàn Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m phấn đấu thành người tiên tiến, tổ tiên tiến, đơn vị tiên tiến... góp phần xây dựng miền Bắc vững mạnh, đấu tranh thống nhất nước nhà.
7. Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VII được tổ chức từ 18-21/5/1964, có 188 đại biểu dự Đại hội. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng... hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà miền Nam.
Đồng chí Trần Thế Lộc tái đắc cử Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
8. Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII được tổ chức ở Thạch Vĩnh, Thạch Hà từ ngày 21-23/6/1974, có 209 đại biểu dự Đại hội.
Đại hội xác định: Tập trung giáo dục CNVCLĐ nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức làm chủ tập thể, lao động có kỷ luật, kỷ thuật, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao... vận động phong trào lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng CNXH.
Đồng chí Phan Duy Chiêm được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh khoá VIII.
Ngày 15/01/1976, Ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam quyết định số 15, hợp nhất BCH Liên hiệp Công đoàn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thành Công đoàn Nghệ Tĩnh.
9. Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ IX, Đại hội đầu tiên kể từ khi hợp tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, được tổ chức từ 17-19/8/1977 tại Nhà bạt Thành phố Vinh, có 586 đại biểu dự (466 đại biểu chính thức).
Nghị quyết Đại hội nêu rõ: Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ trưởng thành về mọi mặt, hăng hái đi đầu trong 3 cuộc cách mạng... ra sức tổ chức chăm lo đời sống CNLĐ, xây dựng các cấp công đoàn vững mạnh.
Đồng chí Thái Ngô Tài được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn Nghệ Tĩnh.
10. Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ X được tổ chức từ ngày 01-03/6/1981 tại Hội trường Xây dựng Việt Đức - Thành phố Vinh, có 451 đại biểu dự Đại hội.
Nghị quyết Đại hội nêu rõ: Phát động mạnh mẽ và sâu rộng phong trào làm chủ tập thể của CNVCLĐ, thi đua đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, sẵn sàng chiến đấu, cải tiến tổ chức, chuyển mạnh phương pháp hoạt động của các cấp công đoàn... chăm lo đời sống người lao động, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng chí Thái Ngô Tài tái đắc cử Thư ký Liên hiệp Công đoàn Nghệ Tĩnh.
11. Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ XI được tổ chức từ ngày 10-13/8/1983 tại Hội trường Nhà nghỉ Cửa Lò, có 302 đại biểu dự Đại hội.
Đại hội đề ra nhiệm vụ: Phát động CNVCLĐ nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, ý thức tự lực, tự cường, khai thách mọi tiềm năng, thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước 1981-1985.
Đồng chí Thái Ngô Tài tái đắc cử Thư ký Liên hiệp Công đoàn Nghệ Tĩnh.
12. Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ XII được tổ chức từ ngày 16-18/8/1988 tại Nhà văn hoá Lao động Thành phố Vinh, có 450 đại biểu dự Đại hội.
Đại hội đề ra nhiệm vụ: Xây dựng CĐCS vững mạnh, tổ chức giáo dục CNVCLĐ đi đầu trong công cuộc đổi mới...
Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Thế Quế làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn Nghệ Tĩnh.
Ngày 21/8/1991, Tổng LĐLĐ Việt Nam có quyết định thành lập Ban chấp hành lâm thời Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh sau khi được tách tỉnh, gồm 10 đồng chí trong Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh Nghệ Tĩnh, đồng chí Phan Đình Kháng được giữ chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh.
13. Đại hội đại biểu Công đoàn Hà Tĩnh lần thứ XIII được tổ chức từ ngày 12-14/3/1993 tại Thị xã Hà Tĩnh, có 200 đại biểu tham dự.
Đại hội đề ra nhiệm vụ: Giải quyết việc làm và chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của CNVCLĐ, đa dạng hóa các hoạt động của công đoàn, đổi mới công tác vận động phong trào thi đua và tham gia quản lý nhà nước, đổi mới công tác truyền thông giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, tay nghề, nghiệp vụ cho CNLĐ, đổi mới tổ chức và cán bộ, nâng cao năng lực và bản lĩnh đội ngũ cán bộ công đoàn.
Đồng chí Phan Đình Kháng được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh khoá XIII.
14. Đại hội đại biểu Công đoàn Hà Tĩnh lần thứ XIV được tổ chức từ ngày 02 đến ngày 04/6/1998 tại Hội trường Tỉnh ủy Hà Tĩnh, có 235 đại biểu dự Đại hội.
Đại hội đã đề ra 7 chương trình: Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH Nông nghiệp nông thôn; Tham gia giải quyết việc làm, chăm lo đời sống CNLĐ và đẩy mạnh các hoạt động xã hội; Đào tạo CNLĐ; Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Nhà ở của CNLĐ; Phát triển lực lượng và xây dựng CĐCS vững mạnh.
Đại hội đã bầu đồng chí Dương Hữu Giáo làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh khoá XIV.
15. Đại hội đại biểu Công đoàn Hà Tĩnh lần thứ XV được tổ chức từ ngày 14-15/7/2003 tại Hội trường UBND tỉnh, có 235 đại biểu dự Đại hội.
Đại hội đã xác định nhiệm vụ chủ yếu là: Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng gia cấp công nhân và công đoàn Hà Tĩnh vững mạnh.
Đồng chí Dương Hữu Giáo tái đắc cử Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khoá XV.
16. Đại hội đại biểu Công đoàn Hà Tĩnh lần thứ XVI được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 23/5/2008 tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. Có 251 đại biểu dự Đại hội.
Đại hội đã xác định nhiệm vụ chủ yếu là: Coi trọng việc làm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và tổ chức các phong trào thi đua hành động cách mạng sâu rộng trong CNVCLĐ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn.
Đại hội bầu BCH nhiệm kỳ mới có 39 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh - được bầu giữ chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; đồng chí Trần Danh Tương, đồng chí Trần Đắc Hòa, đồng chí Dương Thị Hằng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
17. Đại hội đại biểu Công đoàn Hà Tĩnh lần thứ XVII được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 15/3/2013 tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. Có 249 đại biểu dự Đại hội.
Đại hội đã đề ra mục tiêu, phương hướng tổng quát là: Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại hội bầu BCH nhiệm kỳ mới có 39 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Tỉnh ủy viên, nguyên Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XVI tái cử chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XVII; đồng chí Trần Danh Tương, Trần Đắc Hòa, Dương Thị Hằng tái cử chức Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
4. Câu hỏi số 4: Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24/9/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về “Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo” và Nghị quyết Đại hội XVII Công đoàn Hà Tĩnh (nhiệm kỳ 2013 - 2018), theo anh (chị) để xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh phát triển cần tập trung thực hiện những giải pháp nào? (20 điểm)
Gợi ý trả lời:
* Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24/9/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về “Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo” đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công nhân, lao động.
2. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ công nhân, lao động.
3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển doanh nghiệp bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho công nhân, lao động.
4. Tập trung phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đoàn viên công đoàn và xây dựng tổ chức công đoàn các cấp vững mạnh.
5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn.
6. Tăng cường sự lãnh đạo các cấp ủy đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội trong xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn.
7. Giải pháp về một số cơ chế, chính sách.
* Đại hội Công đoàn Hà Tĩnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2013 - 2018 xác định 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
1. Chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động xã hội.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên và công nhân viên chức lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương của tổ chức Công đoàn.
3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và CNVCLĐ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn.
5. Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động.
6. Công tác kiểm tra và hoạt động của Ủy ban kiểm tra.
7. Công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.
5. Câu hỏi số 5: Anh (chị) hãy viết một bài khoảng 1.500 từ về nội dung cống hiến, đề xuất mô hình, đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay hoặc những kỷ niệm sâu sắc, những tấm gương tiêu biểu trong phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn?
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
File đính kèm:
- Thi tim hieu cong doan.doc