Nếu dữliệu sinh ra là đểngười ta tin, mà đúng là phải nhưvậy, thì Việt Nam đang
trong thời kỳcó những tin tức tốt đẹp khác thường. GDP thực đã và đang tăng trưởng ở
mức 7% hoặc hơn trong vài năm qua.
Xuất khẩu đang tăng một cách mạnh mẽ, tới 70%
kểtừnăm 2000. FDI cũng đang tăng và sẽxê dịch trong khoảng 4 tỉ đô-la trong năm tới,
tăng thêm 20% so với mức vốn đã rất cao của năm 2004. Đưa mức FDI bình quân đầu
người của Việt Nam xấp xỉvới Trung Quốc! Nghèo đói ởViệt Nam năm 2003 theo báo
cáo đã giảm xuống dưới mức 30% so với 58% vào năm 1993.
Ngay cảmức tăng trưởng
trởlại của dân sốvới mức 1,5% một năm cũng có thể được xem là dấu hiệu cho thấy
người dân lạc quan và khấm khá hơn. Một điều chắc chắn là các tiêu chí giáo dục nhưsố
học sinh đi học đã và đang được cải thiện, và tiêu chí y tếnhưmức tửvong của dân số
đang giảm đi. Mặc dù lạm phát năm 2004 đạt đến đỉnh điểm gần 10%, sự ổn định kinh tế
vĩmô nhìn chung được đảm bảo với các khoản thâm hụt của chính phủnằm trong tầm
kiểm soát và tỉgiá hối đoái ổn định so với đồng Đô-la.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu dương và suy ngẫm: kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều này sẽ xảy ra.
Một lĩnh vực nhạy cảm với cải cách hiện nay là giáo dục. Đây là chủ đề được thảo luận
rất nhiều cũng như gây không ít sự bất bình. Ngoài những người lợi dụng hệ thống giáo
dục hiện nay để tăng thêm thu nhập của bản thân thì vấn đề còn liên quan đến vài đặc
quyền cố hữu. Ngay cả Báo An Ninh cũng quan tâm khi đăng tải những phê phán gay gắt
đối với hệ thống giáo dục hiện tại.3 Nhiều phụ huynh cảm nhận rằng giá trị gia tăng trong
hệ thống giáo dục hiện nay là thấp, ngay cả khi họ phải trả thêm tiền cho việc học thêm
của con em mình. Tình trạng cấp phát bằng sau đại học tràn lan cũng không tạo dựng được
lòng tin. Trong khi chỉ một vài người Việt Nam là xuất sắc trong những môn khoa học và
toán Olympics, người ta lại e rằng mặt bằng chung của giáo dục là quá thấp. Người dân sẽ
nhiệt tình ủng hộ những cải cách giáo dục mang tính nền tảng.4 Theo thời gian, sẽ có tác
động to lớn về kinh tế, chuẩn bị cho lực lượng lao động tham gia vào những hoạt động có
giá trị gia tăng cao hơn. Nhưng thay đổi đòi hỏi phải tư duy lại toàn bộ cơ cấu tổ chức và
cơ cấu đãi ngộ.
Tuy nhiên, nếu hiện nay có cuộc cải cách nào khả dĩ thì đây có thể là lĩnh vực cần thực
hiện. Cho phép mở các trường học tư thục trong nước và nước ngoài, cung cấp những dịch
vụ chất lượng cao là cách thức để tạo áp lực hơn nữa lên khối công lập kém hiệu quả. Vai
trò của nhà nước ngoài việc cắt giảm những thủ tục phiền hà, còn là đo lường một cách
chính xác và công bằng tiến bộ của học sinh và thông báo cho gia đình. Tách việc quản lý
nhà trường khỏi công tác tổ chức thi cử - thậm chí có thể cho học sinh các trường khác
nhau thi chung trong các cuộc khảo thí hàng năm – cũng là cách để tránh sự thao túng.
Chắc chắn, những trường nào không cải thiện được sẽ phải chịu các hình thức xử lý đưa
đến việc thay đổi lãnh đạo trường. Không thể có chuyện học sinh học thêm chính giáo
viên dạy mình để có được điểm số vượt trội và sự nâng đỡ! Trong điều kiện Trung Quốc
đã đi trước và tạo được sự ưu việt trong giáo dục, Việt Nam cần xem đó là một khoảng
cách đáng lo ngại hơn là sản xuất phân bón hay thép. Đây thật sự là chìa khóa cho thành
công về kinh tế và sẽ giúp đảm bảo công bằng xã hội hơn nếu học sinh giỏi được thừa
hưởng một nền giáo dục tốt.
3 “Một hệ thống giáo dục chất lượng thấp, tại sao?” do Niêm Phước và Minh Hằng thực hiện, Báo An Ninh
Thế giới, số 26, 10/2003. Bài báo cho rằng một quan chức của Bộ GD&ĐT là người đồng sáng lập “đại học
ma” có tên gọi “Đại học Quốc tế châu Á”, thực chất là bán bằng cấp.
4 Số lượng học đại học đã tăng rất mạnh – từ dưới 100 ngàn năm 1992 lên hơn 1 triệu năm 2002. Rõ ràng sự
tăng vọt này tạo áp lực lên chất lượng. Trong khi việc gia tăng số lượng học sinh đi học là điều mong muốn,
thì việc cải thiện chất lượng cũng rất quan trọng.
7
Cũng có những lời chỉ trích khác, chẳng hạn liên quan đến các dịch vụ y tế. Chắc chắn,
sự lây lan HIV là một quan ngại và cần được chú ý. Tuy nhiên, các số liệu gần đây nhất
cho thấy tuổi thọ bình quân ở Việt Nam gần bằng với Trung Quốc, nơi có thu nhập gần
gấp đôi, và với Thái Lan nơi giàu hơn gấp nhiều lần Việt Nam. Ngân hàng Thế giới ước
tính tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Việt Nam là 20%o so với 24%o của Thái Lan và 30%o của
Trung Quốc. Mặc dù tỉ lệ tử vong bà mẹ lúc sinh con vẫn còn cao (130 trên 100.000 ca
sinh so với 56 ở Trung Quốc), theo đa số các thước đo thì y tế và dinh dưỡng đã và đang
được cải thiện. Vì thế, áp lực cải cách trong lĩnh vực này không mạnh bằng áp lực trong
giáo dục.
Tham nhũng và sự ổn định
Gần đây, Đảng đang trong nỗ lực chống tham nhũng, và nhiều quan chức, trong đó có
một số ở cấp cao, đã bị đưa ra xét xử ở TPHCM, Petro-Vietnam, và Bộ Thương mại. Điều
này cho thấy những quan ngại mới về tác động của tham nhũng lên khả năng duy trì vị thế
của Đảng. Nếu của cải được xem là chủ yếu có được từ hoạt động bất chính, thì rất khó để
thực thi những chuẩn mực chuyên nghiệp và giảm bớt tội phạm, càng khó có thể thực hiện
“thiên mệnh” của mình. Đó là chân lý. Thật vậy, những người tạo ra của cải một cách chân
chính sẽ tự hỏi liệu họ có bị đem ra truy tố hay không vì tất cả những người giàu có có thể
bị coi là cùng một giuộc. Như thế chắc chắn không phải là phương cách tốt để thu hút đầu
tư dài hạn!
Nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ sự gắn kết cố hữu giữa tham nhũng với một
nền kinh tế được kiểm soát cao độ bằng hệ thống thuế/thuế quan phức tạp và rất nhiều dự
án mơ hồ do nhà nước chỉ định, mặc dù một số người đã nêu lên vấn đề này. Trong cơ chế
mà một cán bộ được trao quyền hạn quyết định khoản vốn nào được duyệt hay dự án nào
nên được cấp vốn hoặc giấy phép, thì sẽ rất khó để loại bỏ tham nhũng. Bước tiến to lớn
trong Luật Doanh nghiệp đã làm giảm đáng kể các khoản chi khi biến việc đăng ký kinh
doanh thành hình thức thông báo với các cơ quan thẩm quyền hơn là xin giấy phép. Nếu
có ít mức thuế hơn và thuế đơn giản hơn; nếu vốn vay là kết quả của việc xét duyệt mang
tính thương mại; và nếu các dự án chủ yếu được xem là phương thức xây dựng cơ sở hạ
tầng cần thiết với chi phí hợp lý, thì tham nhũng sẽ giảm. Vấn đề là, những cơ chế khuyến
khích có thể thay đổi như thế nào để ngày càng có nhiều quan chức xem việc đưa ra những
quyết định “đúng đắn” là lợi ích của chính họ?
Con đường đi tới đòi hỏi một tập hợp những mục tiêu khiêm tốn hơn, nhưng vẫn có
tham vọng, cho chính phủ, nhắm đến nhiều hơn việc hỗ trợ các doanh nghiệp và tạo ra
những dịch vụ công hiệu quả thay vì trực tiếp làm quá nhiều thứ. Điều này đòi hỏi cơ chế
trả lương cao hơn nhưng giám sát chặt chẽ hơn đối với các quan chức. Pháp trị có thể kiềm
chế được sự chuyên quyền, nhưng cũng cho phép các bên tham gia biết được nội dung của
luật lệ. Báo giới cần được khuyến khích để phát giác sự thông đồng, và các hình phạt phải
có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tịch thu lợi ích bất chính có thể là biện pháp hữu hiệu như
việc bỏ tù trong một số trường hợp, đặc biệt khi những vi phạm tái diễn sẽ bị trừng phạt
nghiêm khắc hơn. Trọng tâm của mọi nỗ lực là để xây dựng một chính quyền có thể
khuyếch trương phát triển bằng cách hạ thấp chi phí và thu hút đầu tư hiệu quả, chứ không
phải để nhận một dự án không minh bạch ở tỉnh nhà. Ở Nhật, các đảng viên hoặc các quan
chức chính phủ sau khi ngỉ hưu được phép phục vụ cho một số công ty nhất định, và nhờ
đó họ có thể tăng thêm thu nhập của mình trong một thời gian. Người Nhật gọi đó là "hạ
cánh từ thiên đường". Có lẽ cách làm này cho phép người có quyền lực cuối cùng cũng
được tưởng thưởng xứng đáng nếu họ có quá trình cống hiến tốt. Nếu không có một cách
tiếp cận có hệ thống đối với vấn đề tham nhũng, làm thay đổi chính mục đích và tác phong
làm việc của các quan chức, những động lực thúc đẩy chống tham nhũng sẽ gặp nhiều
8
khó khăn. Một vài trái táo hư sẽ bị loại bỏ, nhưng nhiều trái táo khác sẽ vẫn tồn tại vì
chúng luôn xoay xở để tìm cách được che chở về mặt chính trị. Nếu những kẻ lạm quyền
cảm thấy an toàn mà không bị truy tố, thì họ có khuynh hướng sẽ lấn xa hơn nữa. Bản thân
điều này có thể gây bất ổn.
Một khả năng khác là chơi lá bài của Trung Quốc và sử dụng áp lực nước ngoài, chẳng
hạn như các hiệp định thương mại song phương và WTO, để thúc ép sự cạnh tranh và hiệu
quả hơn từ các doanh nghiệp độc quyền trong nước và thậm chí cả những địa phương. Nếu
thành công đến với những địa phương chào đón đầu tư hiệu quả, thì ít nhất một số quan
chức sẽ thấy sự thành công của họ xuất phát từ số lượng việc làm tăng thêm và sự tăng
trưởng mà không cần đến trợ cấp. Dĩ nhiên, kèm theo đó là xuất khẩu tăng nhanh chóng.
Ngay cả trong lĩnh vực phi ngoại thương, nếu các ngân hàng phải cạnh tranh thì họ có
khuynh hướng cải tiến, giống như trong ngành viễn thông. Sử dụng áp lực nước ngoài
trong ngắn và trung hạn có thể là một yếu tố quan trọng để tiếp tục thúc đẩy cải cách.
Nhưng suy cho cùng cải cách phải xuất phát từ áp lực trong nước. Vì Việt Nam tăng
gấp đôi thu nhập mười năm một lần, nên một tầng lớp trung lưu đang được hình thành.
Trong khi nhiều người trong số này hưởng lợi từ những luật lệ không rõ ràng vốn là đặc
trưng của một nền kinh tế chuyển tiếp, còn rất nhiều người khác trông chờ vào một tương
lai mà ở đó người có kỹ năng được trọng dụng và đề bạt tốt hơn những người chỉ dựa vào
các mối quan hệ quen biết, và bất kỳ ai có nghị lực và sự thông minh cần thiết đều có thể
học được các kỹ năng. Đây chính là nơi mà họ mong muốn dành cho con em mình. Nếu
Đảng có thể làm được điều đó, chắc chắn họ sẽ duy trì được sự chính thống hiện nay của
mình lâu dài. Còn nếu không, những quan ngại về sự ổn định là có cơ sở.
Vậy, sự giằng co giữa thành công khiêm tốn về kết quả (so với tiềm năng) nhưng ít
thành công về mặt cải thiện các định chế sẽ còn treo lơ lửng trong giai đoạn tốt đẹp này.
Khi một hay nhiều luồng vốn chảy vào bắt đầu chậm lại, các vấn đề sẽ hiện rõ hơn và lúc
đó có thể sẽ phải thực hiện những chọn lựa khó khăn hơn. Nếu sự thành công đáng ngạc
nhiên đã đạt được cho đến nay tiếp tục được phát huy, thì một giai đoạn Đổi mới khác có
thể sẽ được thực hiện, tạo đà tăng trưởng mới ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, nếu nền kinh tế thế giới tỏ ra không ổn định và nếu các quan chức có "tác
phong cũ” không tiếp nhận những cung cách mới, sẽ có khả năng Việt Nam lại gia nhập
nhóm các nước từng có thành quả rất tốt trong một thời gian, nhưng cuối cùng bị chững lại
do thiếu thay đổi về định chế. “Kỷ nguyên mới” trong tựa đề bài viết này không hàm ý gì
nhiều về sự gia nhập WTO, mà chính là giai đoạn tiếp theo sau, khi những điều kiện bên
ngoài trở nên bình thường hơn hay thậm chí bất lợi. Đó là lúc nhu cầu đổi mới về định chế
sẽ trở nên rõ hơn, và khả năng đáp ứng của Đảng và Chính phủ sẽ được kiểm nghiệm. Đối
với những ai đang sống tại Việt Nam và những ai đang dõi theo tình hình Việt Nam thì
những năm sắp tới sẽ rất thú vị.
File đính kèm:
- Bieu duong va suy ngam Kinh te Viet Nam buoc vao kynguyen moi.pdf