Biện pháp nâng cao chất lượng học tập Trường THCS Cát Hiệp

Lý luận: Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề mà tất cả các cơ sở giáo dục đều quan tâm, vấn đề mà hiện nay cả xã hội đang gởi trọn niềm tin và huy vọng vào các nhà trường, từ bậc học mầm non đến tiểu học, trung học và cả đại học, trung học nghề.

Trong điều kiện phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, vấn đề các sản phẩm đảm bảo chất lượng, chất lượng cao là yêu cầu không thể thiếu của các cơ sở sản xuất, nhất là đối với ngành giáo dục, sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ là điều kiện thuận lợi nhất để mỗi con người sau khi rời môi trường học tập dễ hòa nhập bắt nhịp vào cuộc sống, tham gia lao động sản xuất đạt hiệu quả và có năng suất cao.

 Trong ngành giáo dục nói chung, và trường THCS Cát Hiệp nói riêng vấn đề chất lượng học tập của học sinh là vấn đề mà người làm công tác quản lý trong nhà trường không thể nào không đề cập đến. Người cán bộ quản lý trong nhà trường, hoạt động của nhà trường có rất nhiều lĩnh vực khác nhau cần quan tâm, nhưng đích cuối cùng của các công việc ấy là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

 Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX, phần kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2005 “ .Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp .”. Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, báo cáo chỉ rõ “ Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại. Triển khai thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục, đào tạo ”.

 

doc28 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng học tập Trường THCS Cát Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hình thức truyền đạt kinh nghiệm công tác của giáo viên thế hệ trước đối với giáo viên thế hệ sau. - Chú trọng dự giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giờ sinh hoạt lớp cuối tuần. Qua đó, nắm bắt tình hình học tập của học sinh từng lớp một cách cụ thể chi tiết, đồng thời có biện pháp cụ thể tư vấn giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm, tập thể lớp khắc phục tồn tại, các khó khăn và phát huy các mặt mạnh của lớp. - Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên. Người cán bộ quản lý cần chú trọng đến vấn đề này, bởi đội ngũ giáo viên chính là động lực thúc đẩy vấn đề chất lượng dạy học của nhà trường. Vì vậy, người cán bộ quản lý cần thâm nhập, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, hoàn cảnh gia đình của từng giáo viên. tư vấn giúp đỡ họ để đảm bảo mỗi giáo viên đều được cảm thấy thoải mái, gắn bó với môi trường công tác của mình. Đó chính là các buổi tổ chức sinh hoạt của công đoàn, các buổi tham quan – dã ngoại sau mỗi kỳ công tác có cường độ cao, hoặc trong các ngày nghỉ lễ, tết. Đồng thời người cán bộ quản lý phải làm nhiệm vụ là sợi dây gắn kết các thành viên trong nhà trường, để tạo một khối đoàn kết thống nhất trong tập thể nhà trường. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên. Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, người quản lý cần lên kế hoạch kiểm tra đối với từng giáo viên, vào thời gian cụ thể và thông báo vào tuần đầu tiên của năm học. Song song với kế họach kiểm tra báo trước cần xây dựng cho mình kế hoạch kiểm tra đột xuất, tuần nào cũng phải thực hiện kiểm tra đột xuất. - Quan tâm đến các nguồn thông tin và xử lý thông tin nội bộ. Việc quan tâm tới dư luận, ý kiến của giáo viên về chuyên môn nói chung, về kết quả làm việc của từng giáo viên cũng rất cần thiết. Qua những câu chuyện ngoài giờ, trong lúc giải lao người cán bộ quản lý sẽ nắm bắt những ý tưởng hay, hoặc những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ kịp thời đến một giáo viên nào đó trong công tác của họ. Đối với loại thông tin khó xử, sai lệch, cần tìm cách ứng xử có tình, có lý để giải quyết một cách thấu tình đạt lý để tạo niềm tin trong đồng nghiệp. - Chỉ đạo các lớp thành lập đội tự quản học tập ở nhà, số đội tự quản phụ thuộc vào sự có mặt của học sinh ở địa bàn thôn. Đội tự quản học tập ở nhà có trách nhiệm theo dõi tình hình học tập ở nhà của học sinh mình trong địa bàn thôn mình cư trú, nội dung theo dõi được tổng hợp báo cáo vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần. Qua đó giáo viên chủ nhiệm nắm bắt thông tin tự học của học sinh lớp mình phụ trách, đồng thời có biện pháp chỉ đạo cụ thể hơn cho từng học sinh. - Chỉ đạo xây dựng các hoạt phong trào, các hội thi, hoạt động ngoại khóa nhằm hỗ trợ cho việc học tập của học sinh: sinh hoạt câu lạc bộ bộ môn, thi đó vui để học, thi học sinh giỏi cấp trường, phong trào giúp bạn cùng tiến Đưa tất cả hoạt động của lớp vào công tác thi đua trong nhà trường, khoán kết quả hoạt động của lớp đến giáo viên chủ nhiệm. - Đầu tư bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi, đội ngũ học sinh giỏi các bộ môn theo chương trình kế hoạch ngắn và dài hạn. - Thực hiện công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia làm công tác giáo dục. Liên hệ chặt chẽ với Ban Chấp Hành Hội Cha mẹ học sinh, Hội Khuyến Học, Hội Đồng Giáo Dục của xã, các nhà hảo tâm, các đơn vị kết nghĩa trên địa bàn để vận động ủng hộ nguồn tài chính cần thiết phục vụ hoạt động thi đua trong dạy – học của nhà trường. - Đề nghị Hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học làm tốt công tác tư tưởng đối với cha mẹ các học sinh, nên dành nhiều thời gian cho con em tham gia các hoạt động bổ trợ học tập của nhà trường, thời gian học bài, ôn bài của các em; giảm thời gian tham gia lao động sản xuất phụ giúp gia đình. - Tham mưu, tư vấn đối với ban giám hiệu trường tiểu học Cát Hiệp, cùng nhau thực hiện tốt công tác chuyên môn, đánh giá chính xác thực lực học tập của học sinh lớp 5 trong quá trình công nhận học sinh sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học; cùng nhau thực hiện tốt cuộc vận động hai không của ngành đã triển khai. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, là vấn đề cần chú trọng nhất của mỗi nhà trường trong hệ thống giáo dục nói chung, và đối với trường Trung học cơ sở Cát Hiệp nói riêng. Hiện tại chất lượng học tập của học sinh Trường Trung học cơ sở Cát Hiệp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển trong tình hình mới hiện nay. Nên đối với nhà quản lý giáo dục, Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm, nghiên cứu tìm biện pháp khả thi nhất, để từng bước nâng dần chất lượng học tập của học sinh đơn vị mình, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của phụ huynh, của địa phương. Đó chính là số lượng học sinh tốt nghiệp ra trường, thi đậu vào bậc học trung học phổ thông, học tốt ở bậc học cao hơn; là thành tích của học sinh giỏi các cấp mà nhà trường đạt được; là số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp của nhà trường đạt được trong các năm học tới; là sự tin tưởng của cha mẹ học sinh, của địa phương, của xã hội đối với hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò; là thành tích học tập của con em họ đạt được trong quá trình học tập tại nhà trường. Để thực hiện được vấn đề đó, cần phải từng bước vận dụng các biện pháp đã đề xuất trong đề tài theo từng thời gian cụ thể cho phù hợp. Bên cạnh đó cần đánh giá chính xác thực lực giáo viên và học sinh của đơn vị mình, không chạy theo thành tích. Có như vậy, trong thời gian tới khả năng chất lượng học tập của học sinh trường trung học cơ sở Cát Hiệp nâng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của phụ huynh và địa phương sẽ trở thành hiện thực. 2. Kiến nghị: - Với lãnh đạo ngành cấp trên: + Cần có chế độ khen thưởng phù hợp đối với giáo viên có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học. + Tổ chức cho cán bộ quản lý giáo dục trong Phòng Giáo Dục, trong Sở Giáo Dục có điều kiện hội thảo, gặp mặt trao đổi kinh nghiệm thực tiễn công tác. + Quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện và hỗ trợ vật chất, trang thiết bị dạy học, phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường. -Với chính quyền địa phương: + Cần đầu tư về cơ sở vật chất cho đơn vị trường học. + Tạo điều kiện thuận lợi về nơi ở lâu dài cho giáo viên ngoài địa phương có nguyện vọng công tác cố định ở địa phương. + Chỉ đạo đến các thôn, xóm, gia đình chú trọng quan tâm đến tình hình học tập của con em, lưu tâm đến vấn đề quỹ thời gian học tập của học sinh. + Khen thưởng, động viên gia đình có con em học khá, giỏi. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC. Các tài liệu tham khảo: GS Nguyễn Lân. Từ điển và từ ngữ Hán Việt. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 1989. Trần Thị Tuyết Oanh ( chủ biên). Giáo trình giáo dục học hiện đại. NXB Đại học sư phạm. 2004 Nguyễn Ngọc Bảo – Bùi Văn Quân. Hỏi đáp giáo dục học. NXB Đại học sư phạm. 2006 Lê Thị Bừng ( chủ biên). Giáo trình quản lý học đại cương. NXB Đại học sư phạm.2004 Trần Thị Tuyết Oanh. Đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học sư phạm. 2005 TS Nguyễn Kiên Trường. Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả. NXB Chính trị quốc gia.2004 Lê Quỳnh. Cẩm nang nghiệp vụ quản lý trường học. NXB Lao Động – Xã Hội.2006 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Phan Đào Nguyên – chịu trách nhiệm xuất bản, Lê Huy Hòa – chịu trách nhiệm bản thảo). Đổi mới giảng dạy giáo dục phổ thông. NXB Lao Động.2006 (Nguyễn Đình Thiêm– chịu trách nhiệm xuất bản, Nguyễn Bá Ngọc – chịu trách nhiệm bản thảo). Phát triển Giáo Dục – Đào Tạo trong giai đoạn hiện nay và một số chính sách quy định mới đối với nhà giáo. NXB Lao Động – Xã Hội.2006 Phụ lục: Phiếu điều tra dùng cho giáo viên, phiếu điều tra dùng cho học sinh. PHIẾU ĐIỀU TRA (Dùng cho học sinh ) Lớp : Em hãy đánh dấu chéo ( x ) vào ô vuông cuối mỗi nội dung mà em đồng ý hoặc đã thực hiện. 1. Trong giờ học lớp em thường xuyên bị thầy ( cô ) giáo khiển trách £ ; không khiển trách £ ; chỉ thỉnh thoảng £ 2. Em không hiểu bài do: - Em chưa đọc kỹ bài đó ở nhà trước khi đến lớp £ - Ngồi trong lớp em không chú ý nghe giảng £ - Em có chú ý nghe giảng nhưng không tiếp thu được £ - Thầy giáo dạy không nhiệt tình, không sử dụng thiết bị £ - Thầy giáo dạy khó hiểu, hay trách mắng học sinh £ - Em rất ít học bài ở nhà £ 3. Em không muốn đến lớp do: - Không thuộc bài và chưa chuẩn bị bài £ - Giờ học hôm nay em không thích học £ - Bài học hôm nay khó £ - Quá mệt mỏi do làm nhiều công việc ở nhà £ - Không muốn học nữa £ - Cha mẹ bảo phải nghỉ học £ 4. Em đi học vì: - Học để có nhiều hiểu biết, và dự thi lên cấp học cao hơn £ - Vì cha mẹ buộc phải đi học £ - Đi vui chơi cùng bạn bè £ 5. Môn học em thích nhất : 6.Môn học em không thích :

File đính kèm:

  • docSKKN NANG CAO CHAT LUONG HOC TAP.doc
Giáo án liên quan