Biện pháp nâng cao chất lượng dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1

Xuất phát từ vị trí, vai trò của môn toán ở bậc tiểu học. Một trong những bộ phận cấu thành chương trình toán ở bậc tiểu học là "Những yếu tố hình học". Bộ môn này được dạy học ở tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình học ở bậc học phổ thông cơ sở, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những tình huống toán học trong cuộc sống hàng ngày.

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sao cho trong mỗi bài dạy có sáng tạo riêng, xong phải lấy mục đích hiểu bài của học sinh làm trọng tâm. - Ngôn ngữ của giáo viên phải ngắn gọn, dễ hiểu, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. - Chú ý tổ chức trò chơi toán học để củng cố kiến thức mới cũng như sau phần luyện tập. - Kiểm tra bài cũ một cách toàn diện bằng cách giao bài tập về nhà, trên lớp. Đánh giá nhận xét kịp thời. Tóm lại: Đứng trước khó khăn của học sinh, giáo viên nào cũng trăn trở, muốn tìm cách giúp đỡ các em. Xong giúp đỡ bằng cách nào, đó là cả một vấn đề mà không phải giáo viên nào cũng làm được . Nhưng ở một mức độ nhất định người giáo viên có thể giúp đỡ học sinh tháo gỡ phần nào khó khăn để vươn lên, có hứng thú trong học tập, xoá bỏ mặc cảm của bản thân, vận động để học sinh khá giúp đỡ học sinh kém. Ngoài ra người giáo viên phải giúp học sinh hiểu và tự cố gắng lỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập. Muốn vậy, giáo viên phải tạo ra không khí thân mật cởi mở không chỉ ngoài giờ học mà ngay cả trong giờ dạy của mình, tránh làm cho tiết học trở lên nặng nề. Qua sự kích lệ động viên kịp thời của giáo viên cũng như sự quan tâm của gia đình sẽ giúp học sinh có nghị lực cao trong học tập. Nếu các em biết trau dồi kiến thức ngay từ những năm đầu của bậc Tiểu học. Nhất là các em gặp khó khăn nhưng có ý thức và sẵn sàng vượt khó, chắc chắn các em sẽ tự khẳng định được mình, có ý thức học tập và ngày càng vươn lên. Qua thực tế dự giờ ở lớp 1 và sự học hỏi nghiên cứu của bản thân, tôi có một số đề xuất trên mong góp phần nhỏ bé vào việc tháo gỡ những khó khăn để nâng cao chất lượng khi dạy- học các yếu tố hình học. II.3.2. Kết quả thực nghiệm Tôi đã áp dụng các biện pháp đề suất vào dạy dạng bài các yếu tố hình học cho học sinh lớp 1C. Tiến hành cho làm bài kiểm tra cả hai lớp 1B và 1C (sĩ số học sinh hai lớp như nhau, tỉ lệ học sinh khá giỏi như nhau). Kết quả thu được như sau: Lớp 1b 1c Phương pháp dạy Phương pháp thông thường Giáo án đề xuất Khá - giỏi 12 (40%) 18 (60%) Trung bình 12 (40%) 11 (37%) Yếu - kém 6 (20%) 1 (3%) Qua kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ đạt loại giỏi của lớp 1C cao hơn lớp 1B, loại yếu kém lớp 1C thấp hơn nhiều so với lớp 1B. Như vậy sự chênh lệch về kết quả giữa hai lớp chứng tỏ sự thành công khởi đầu của phương án tôi đã đề ra. III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Vấn đề khắc phục khó khăn trong học toán với học sinh lớp 1 không phải là việc đơn giản, có thể đổi mới ngay trong thời gian ngắn. Đứng về phía giáo viên, muốn khắc phục khó khăn này trước hết phải đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ và luôn luôn tìm tòi cách giảng dạy sao cho dễ hiểu nhất đến học sinh, tích cực chủ động tổ chức các trò chơi học tập, gây hứng thú học tập cho các em hơn nữa. Phải có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Do thời gian chế nên tôi chưa kịp thực nghiệm được nhiều, xong qua tiết dạy phần nào cũng thấy được nhiều mặt tích cực của phương án mà mình đã đề ra. Điều này khẳng định nếu người giáo viên cố gắng, nhiệt tình và lỗ lực trong việc giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học các yếu tố hình học. Không chỉ cải tiến về giáo án mà cả cách tổ chức giờ dạy, cho học sinh thường xuyên được thực hành trong lớp cũng như ngoài lớp, tự mình phát hiện, tìm ra kiến thức từ đó có lòng yêu thích, say mê học toán cũng như các môn học khác. Mặc dù phương pháp mà tôi đề xuất ở trên thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, các phương pháp giảng dạy đó chưa hẳn là duy nhất và tối ưu. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng khoa học giáo dục. Để dạy môn toán đạt hiệu quả cao tôi mong Bộ giáo dục cần trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho việc giảng dạy môn toán. Giáo viên được tập huấn dự nhiều giờ mẫu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Người viết Trần Thị Mai Hồng IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo STT tên tác giả năm xuất bản tên tài liệu nhà xuất bản nơi xuất bản 1 Vũ Quốc Chung Phương pháp dạy các yếu tố hình học ở tiểu học Nhà xuất bản Giáo dục 2 Đỗ Đình Hoan Sách giáo khoa toán 1 Nhà xuất bản Giáo dục 3 Đỗ Đình Hoan Sách giáo viên toán 1 Nhà xuất bản Giáo dục 4 Đỗ Đình Hoan Vở bài tập toán 1 Nhà xuất bản Giáo dục 5 Đỗ Đình Hoan Một số vấn đề về môn toán bậc tiểu học Nhà xuất bản Giáo dục 6 Trần Trọng Thuỷ Tâm lí học Nhà xuất bản Giáo dục IV.2. Phụ lục Biện pháp nâng cao chất lượng khi dạy các biểu tượng hình học cho học sinh lớp 1, thông qua một số giáo án. Sau đây là giáo án mà tôi đề xuất và dạy thử. Giáo án 1: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I, Mục tiêu _ Giúp học sinh có biểu tượng về "Dài hơn - ngắn hơn" từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính dài ngắn của chúng. - Học sinh biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng hai cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian. - Học sinh có ý thức tham gia tích cực các hoạt động học tập. II, Đồ dùng. - Giáo viên: 2 băng giấy xanh - đỏ dài ngắn khác nhau, 2 bút chì. - Học sinh: Bút màu xanh - đỏ ( để chơi trò chơi), VBT. III, Các hoạt động dạy - học. TL Nội dung P2 - Hình thức Đồ dùng 5' 1' 12' A. Kiểm tra bài cũ: - Gv vẽ 4 điểm lên bảng - Gọi hai học sinh lên bảng vẽ hai đoạn thẳng lên bảng (ab,CD) - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét chung đánh giá. B, Bài mới. * HĐ1: Giới thiệu bài: Để biết cách so sánh độ dài hai đoạn thẳng. Hôm nay các em học bài: Độ dài đoạn thẳng. * HĐ2: Nội dung a) Dạy biểu tượng "Dài hơn - ngắn hơn" và so sánh độ dài qua hai đoạn thẳng. Gv dán 2 băng giấy xanh - đỏ lên bảng ( như hình vẽ). đỏ Hỏi: Làm thế nào để biết băng giấy nào dài, băng giấy nào ngắn? - Giáo viên gợi ý học sinh để hai đầu bằng nhau... - Học sinh so sánh. - Gọi học sinh nêu kết quả so sánh: Băng giấy mầu xanh ngắn hơn băng giấy mầu đỏ và ngược lại. - HS thực hành so sánh 2 đoạn thẳng ab và CD trong sách. - 2 HS lên bảng so sánh 2 que tính (bút chì) khác màu nhau. b) So sánh độ dài bằng cách đo dán tiếp qua độ dài trung gian ( Gang tay ). - Gv yêu cầu học sinh quan sát cách đo trong sách giáo khoa. Gv: Người ta có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay. Hỏi: Đoạn thẳng đã cho dài mấy gang tay? (3 gang tay) - HS quan sát hình cón lại trong sách , tự rút ra kết luận: Đoạn trên dài 1 ô li, đoạn dưới dài 3 ô li (Đoạn trên ngắn hơn đoạn dưới - Ngược lại) Gv chốt: Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách tính số khoảng (hay ô li) có trong mỗi đoạn. * Trò chơi giữa giờ: - Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Phổ biến luật chơi: Có 2 đội mỗi đội 2 em. Có 2 bút xanh và 2 bút đỏ - Tô màu xanh vào hai băng giấy, băng giấy ngắn tô màu đỏ, băng giấy dài tô màu xanh. Từng em tô một. - HS tiến hành chơi: Gv treo 2 bảng dán sẵn băng giấy. Dứt hiệu lệnh 2 bên lên tô. - Đội nào tô nhanh ngắn, gọn sẽ thắng. - Gv nhận xét tuyên dương đội thắng. * HĐ3: Thực hành. Bài 1. -Gv làm mẫu phần a. - Hs tự làm vào vở. - Các cặp đổi vở kiểm tra, báo cáo. - Gv chữa bài - Nhận xét chung kết quả, kích lệ một số em làm tốt. Bài 2. - Gv treo bảng phụ vẽ sẵn hình (như sách) - Gọi 3 em lên bảng - lớp làm VBT. - Hs nêu nhận xét. Gv kết luận chung. Bài 3. - Thực hiện như bài tập 2 xong 2 em lên tô màu xem em nào đúng và nhanh hơn. - Gv động viên, tuyên dương. Bài 4. - Hs làm vào vở. - Đổi vở kiểm tra, chữa bài. - Gv kiểm tra trong lớp ai đúng , ai sai c) Củng cố - dặn dò. Hỏi: Có mấy cách để biết đoạn thẳng nào dài, đoạn thẳng nào ngắn - Dặn học sinh về nhà tập so sánh độ dài các cạnh của quyển sách, vở, bàn... Luyện tập Trực quan Gợi mở Thực hành Thực hành Quan sát Mô tả, thuyết trình Hỏi đáp Quan sát Thuyết trình Luyện tập , thực hành Cá nhân Cá nhân Cá nhân 2 băng giấy xanh đỏ 2 que tính 2 bút chì SGK SGK VBT VBT VBT Trên đây là một số giáo án theo các ý kiến đề xuất cải tiến dạy các yếu tố hình học ở lớp 1C. Dạy theo phương pháp thông thường giáo viên vẫn dạy ở lớp 1B. Đề kiểm tra (Phiếu) Yêu cầu: Học sinh làm loại toán các yếu tố hình học Bài 1: Đúng ghi (đ), sai ghi (s) vào ô trống: 1- Đoạn 1 ngắn nhất 2- Đoạn 4 dài hơn đoạn 1 3- Đoạn 4 ngằn hơn đoạn 3 4- Đoạn 3 dài hơn đoạn 2 5- Đoạn 3 dài bằng đoạn 2 6- Đoạn 4 dài nhất Bài 2: Dùng bút và thước để nối: 1) Thành đoạn thẳng 2) Có đoạn thẳng Bài 3: Đoạn thẳng ab có gang tay. Đoạn thẳng CD có gang tay. Cả hai đoạn thẳng ab và CD có gang tay. Đoạn thẳng ab dài hơn đoạn thẳng CD gang tay. Đáp án biểu điểm Bài 1: 3 điểm (Mỗi ý đúng 0,5 điểm) Đúng: 1, 2, 5, 6 Sai: 3, 4 Bài 2: 3 điểm (Mỗi ý đúng 0,5 điểm) 1- Có 6 đoạn thẳng (thiếu 1 đoạn thẳng trừ 0,25 điểm) 2 - Có 6 đoạn thẳng (thiếu 1 đoạn thẳng trừ 0,25 điểm) Bài 3: 4 điểm (Mỗi ý đúng 1 điểm) - Đoạn thẳng ab có 4 gang tay. - Đoạn thẳng CD có 2 gang tay. - Cả 2 đoạn thẳng ab và CD có 6 gang tay. - Đoạn thẳng ab dài hơn đoạn thẳng CD 2 gang tay. V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG , PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Hội đồng khoa học cấp trường: 2. Hội đồng khoa học phòng Giáo dục và Đào tạo: MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 2 3 4 5 Phần I: Mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài I.1.1. Cơ sở lý luận I.1.2. Cơ sở thực tiễn I.2. Mục đích nghiên cứu I.3. Thời gian - địa điểm nghiên cứu I.4. Phương pháp nghiên cứu I.5. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn Phần II: Nội dung I.1. Chương I: Tổng quan I.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu I.1.2. Cơ sở lý luận II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1. Thực trạng II.2.2. Đánh giá thực trạng II.3. Chương III: Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 1 II.3.1. Các biện pháp II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn Phần III: Kết luận - Kiến nghị Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo phần V: Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường, PGD & ĐT 1 1 1 1 2 2 3 4 4 4 5 6 7 7 8 10 10 13 14 15 22

File đính kèm:

  • docTran Thi Mai Hong.doc
Giáo án liên quan