Con người sinh ra đã thích cái đẹp và luôn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động xã hội của con người ngày càng mở rộng, mối quan hệ thực tiễn giữa con người và thế giới ngày càng đa dạng, nhu cầu về cái đẹp trong cuộc sống càng nâng cao. Từ đó đòi hỏi nghệ thuật trang trí cũng có những bước phát triển tương ứng phục vụ cho nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
Trang trí là ứng dụng của mĩ thuật vào đời sống nhằm tạo ra những vật phẩm đẹp, làm tôn vẻ đẹp của các vật phẩm trong cách trình bày, bài trí hợp lí. Là nghệ thuật làm đẹp, với sự chọn lọc và phối hợp “hài hòa” những yếu tố quen thuộc như: hình dáng, đường nét, màu sắc, chất liệu Từ thập niên 80 trở về trước, dạy - học Mĩ thuật ở nước ta chưa đi vào nề nếp, chưa được chú trọng bởi chương trình Mĩ thuật chưa ổn định. Nhưng từ sau thập niên 80,đặc biệt là những năm gần đây, với mục tiêu giáo dục con người toàn diện về” đức, trí, thể, mĩ”thì song song với việc học tập các môn học khác ở bậc tiểu học, Mĩ thuật cũng được chú trọng hơn. Dạy Mĩ thuật ở trường phổ thông nói chung và dạy Mĩ thuật ở bậc tiểu học nói riêng không nhằm đào tạo các em thành họa sĩ sáng tác hay những người chuyên làm về mĩ thuật mà giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là chủ yếu. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hằng ngày .
23 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp giúp học sinh học tốt vẽ trang trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước tiên ta phải làm gì?...
Và khi chọn học sinh trả lời ,tôi không chỉ gọi những học sinh khá, tích cực mà luôn quan tâm đến những học sinh ít tham gia phát biểu ý kiến, nhũng học sinh trung bình
Phương pháp giảng giải minh họa
Khi sử dụng phương pháp phân tích giảng giải, tôi thường kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan như bài vẽ, hình ảnh minh họa.
*Ví dụ:
- Để giúp học sinh thấy được ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống, ngoài việc giới thiệu giảng giải bằng lời, tôi đã giới thiệu một vài vật thật có trang trí đường diềm.
- Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách trang trí đường diềm, bên cạnh việc phân tích, giảng giải tôi đã kết hợp với hình hướng dẫn từng bước vẽ .
- Để giúp học sinh nhận ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp của học sinh, tránh được những nhược điểm và học tập những bài vẽ đẹp và rút kinh nghiệm cho bài sau. Ngoài việc giới thiệu bài vẽ cho học sinh tự so sánh, phân tích tôi thường có những lời phân tích, kết luận ngắn gọn trên cơ sở các bài làm đã giới thiệu.
Trước đây, tôi còn hay giảng giải dài dòng vì sợ học sinh không hiểu bài. Nhưng khi áp dụng kết hợp phân tích, giảng giải với sử dụng đồ dùng trực quan, tôi chỉ cần nói ngắn gọn. Chủ yếu là gợi mở để học sinh quan sát, tìm hiểu và sau đó tôi chốt lại vấn đề một cách ngắn gọn.
Phương pháp thực hành luyện tập
Là một phương pháp không thể thiếu trong dạy vẽ trang trí vì hoạt động chủ yếu của vẽ trang trí là thực hành. Khi học sinh thực hành, tôi luôn quan sát theo dõi các nhóm, cá nhân làm bài để hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đã học vào bài làm của mình theo cách riêng của từng em, giúp đỡ học sinh yếu nắm được những kiến thức cơ bản và hoàn thành bài vẽ của mình.
* Ví dụ : Tôi theo dõi và hướng dẫn học sinh sửa lại bố cục cho cân đối; điều chỉnh cách sắp xếp hình, mảng, họa tiết; sửa lại họa tiết hoặc tăng thêm độ đậm cho bài vẽ đẹp hơnGiúp đỡ học sinh yếu cách chia khoảng, cách sắp xếp mảng, chọn vẽ những họa tiết đơn giản phù hợp với khả năng
Ngoài những phương pháp đặc trưng thường được sử dụng để dạy vẽ trang trí vừa nêu. Ở một số tiết vẽ trang trí, tôi còn sử dụng phương pháp trò chơi để tạo không khí thi đua giữa các nhóm,tổ và khuyến khích học sinh học tập tích cực. Tổ chức một số trò chơi đơn giản như thi vẽ tiếp sứcnhằm kiểm tra bài cũ hoặc củng cố cách vẽ trong thời gian khoảng 2-3 phút.
* Ví dụ:
Cuối giờ học trang trí đường diềm, giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 2 HS tham gia trò chơi. Trên bảng, giáo viên vẽ sẵn cho mỗi nhóm một khung hình đường diềm ( giáo viên nêu thể lệ trò chơi). Học sinh sẽ vẽ họa tiết và tô màu vào đường diềm của nhóm mình, các nhóm tự phân công người vẽ, người tô màu. Giáo viên và học sinh theo dõi,động viên. Nhóm nào vẽ nhanh, đẹp sẽ thắng, nhóm nào vẽ chậm, hình vẽ chưa đẹp sẽ thua.
Phương pháp hợp tác nhóm
Đây là phương pháp tôi thường sử dụng trong hoạt động luyện tập thực hành hoặc tổ chức trò chơi. Khi sử dụng phương pháp này, tôi thấy học sinh có thể trao đổi, bàn luận, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, phân công người tham gia trò chơiđể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này, tôi thấy học sinh có cơ hội học hỏi lẫn nhau khi làm bài nhằm giúp học sinh yếu tiến bộ và mạnh dạn thể hiện mình.
* Ví dụ :
Khi thực hành trang trí đường diềm, tôi đã chuẩn bị một số tờ giấy A4, chia học sinh theo nhóm 2 và yêu cầu học sinh trang trí đường diềm và vẽ màu. Học sinh thảo luận nhóm 2, tìm chọn họa tiết, cách sắp xếp, phân công nhiệm vụ và trang trí đường diềm, vẽ màu vào đường diềm theo ý thích. Ngoài ra, hợp tác nhóm còn sử dụng trong tổ chức trò chơi như ví dụ ở trên.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Trong những năm học trước, học sinh chưa có nhiều hứng thú với môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng dẫn đến kết quả đạt được của học sinh về phân môn này còn thấp. Nhưng sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên, mỗi năm tôi thu được một kết quả đáng khích lệ hơn. Cụ thể như sau:
- Học sinh đã xác định vai trò, vị trí của môn học trong chương trình và có cái nhìn tích cực hơn về môn Mĩ thuật nói chung và vẽ trang trí nói riêng.
- Học sinh mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình trước nhiều người, biết hợp tác trong nhóm để cùng nhau hoàn thành công việc.
- Có sự chuẩn bị đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên tùy theo từng bài mỗi khi có tiết học.
- Có hứng thú với môn học, chờ đợi và tham gia một cách tích cực, có kết quả khi có tiết học vẽ trang trí.
- Hoàn thành bài vẽ ở nhà trước khi đến lớp nếu chưa làm xong ở tiết học trước.
- Biết vận dụng một số kiến thức cơ bản học được qua phân môn vẽ trang trí vào cuộc sống, học tập như; tự làm và trang trí nhãn vở, bìa vở; trang trí hộp bút; trang trí góc học tập
- Biết cảm thụ cái đẹp; nhận xét, đánh giá cái đẹp một cách có chính kiến. Qua phân môn này, rèn được cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ góp phần hình thành nhân cách tốt và lối sống có văn hóa cho học sinh sau này
- Kết quả đạt được về phân môn vẽ trang trí được nâng cao dần:
NĂM HỌC
TSHS
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL(%)
SL
TL(%)
2009-2010
486
386
79.4
100
20.6
2010-2011
466
404
86.7
62
13.3
HKI(2011-2012)
436
390
89.4
46
10.6
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Muốn dạy học môn Mĩ thuật nói chung và dạy vẽ trang trí đạt kết quả cao đòi hỏi có sự tác động từ hai phía: giáo viên và học sinh. Trong đó, vai trò của giáo viên rất quan trọng tạo nên sự thành công này.
- Giáo viên phải là người nắm được kiến thức chuyên sâu của môn học, không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phải thường xuyên chú ý sưu tầm tranh, ảnh, mẫu vẽ đẹp, bài vẽ đẹp và chưa đẹp của học sinh lớp trước, đồ vật có liên quan đến môn học mình phụ trách để làm đồ dùng dạy học.
- Để chuẩn bị cho mỗi tiết dạy, giáo viên phải nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, những tài liệu có liên quan đến bài họctìm ra cách thức, phương pháp dạy học phù hợp với dặc trưng của bài.
- Phải đầu tư nhiều thời gian cho việc tự làm đồ dùng dạy học mà mỗi bài học yêu cầu như: vẽ tranh quy trình hướng dẫn cách vẽ cho những bài không có tranh trong bộ ĐDDH nhằm rút ngắn thời gian hướng dẫn cách vẽ, dành nhiều hơn thời gian cho học sinh thực hành; tự vẽ những mẫu trang trí đẹp,bài vẽ đẹp cho nhưng bài mà giáo viên không sưu tầm được
- Khi vào lớp, giáo viên không mang những vướng mắc của cá nhân trong cuộc sống vào lớp làm ảnh hưởng đến chất lượng tiết học; phải tạo cho học sinh tâm lí thỏa mái, phấn khởi chờ đón tiết học.
- Khi thực hiện quá trình dạy học, giáo viên phải bao quát lớp, thực hiện tốt những bước đã đề ra trong giáo án. Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ. Sử dụng phù hợp, linh hoạt các phương pháp day học. Khi học sinh thực hành, giáo viên phải theo dõi, động viên giúp đỡ kịp thời cho từng cá nhân, nhóm. Không gò ép học sinh theo khuôn mẫu mà gợi mở, động viên cho học sinh thể hiện theo cảm nhận, tính cách riêng của từng em.
- Khi nhận xét, đánh giá bài vẽ của học sinh nên nhận xét theo hướng tích cực. Giúp học sinh nhận ra điểm chưa được trong bài và rút kinh nghiệm cho bài sau; không nên phê bình gay gắt làm học sinh mất đi hứng thú, tự tiKịp thời khen ngợi, tuyên dương những cá nhân, nhóm có bài vẽ đẹp, những học sinh có tiến bộ.
- Để bài học sau đạt kết quả,trước khi kết thúc tiết học, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách hoàn thành bài ở nhà và chuẩn bị ĐD học tập cho bài sau.
Tuy vậy sự tác động từ phía học sinh cũng không kém phần quan trong để làm nên sự thành công của đề tài. Đó là sự vận động bên trong của chính bản thân mỗi học sinh. Khi tạo được cho các em niềm đam mê, hứng thú với môn học các em sẽ tự giác tham gia vào quá trình học. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, hoàn thành bài tập ở nhà trước khi đến lớp, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức một cách chủ độngtừ đó nâng cao kết quả học tập của mình.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Eawy, với mong muốn góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục con người toàn diện mà Bộ GD&ĐT đã đề ra và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Trong những năm học qua, tôi đã cố gắng học hỏi, nghiên cứu tài liệu và thực tiễn giảng dạy tại trường để tìm ra biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí ở trường tiểu học. Bản thân tôi đã thử nghiệm trong quá trình dạy học và thu được kết quả đáng khích lệ. Tôi mạnh dạn viết ra kinh ngiệm nhỏ này để các bạn cùng đọc, thảo luận và góp ý. Nếu thấy phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở mình giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh mình thì chúng ta cùng phát huy nó trở thành một kinh nghiệm nhỏ trong vô số kinh nghiệm dạy học của mình.
2. Kiến nghị
Để việc day học bộ môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng trong nhà trường, tôi mong được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm các lớp để các em luôn luôn chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ khi đến lớp; sự đầu tư, tạo điều kiện nhiều hơn từ phía BGH nhà trường, ngành giáo dục để chúng tôi có nhiều đồ dùng thiết bị phục vụ các tiết dạy, có phòng học chức năng riêng phù hợp với đặc trưng của môn học
Do tuổi nghề còn quá ít, kinh nghiệm trong quá trình dạy học chưa nhiều, sáng kiến này được đánh giá và viết ra dưới cái nhìn chủ quan của bản thân với khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Eawy, ngày 22 tháng 12 năm 2011
Người viết
Nguyễn Thị Như Trinh
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4,5
2. Vở tập vẽ lớp 1,2,3,4,5.
3. Sách giáo viên Nghệ thuật 1,2,3 và Mĩ thuật 4,5.
Mĩ thuật và phương pháp dạy- học của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ và Nguyễn Lăng Bình_ NXB Giáo dục1998.
Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật ở tiểu học của Thạc sĩ Nguyễn Lăng Bình_ NXB Giáo dục 2006.
Trang trí của Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung và Phạm Ngọc Tới_NXB Giáo dục 2001.
File đính kèm:
- bails.doc