Xã hội hoá giáo dục hiện đang là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Việc đổi mới, duy trì sĩ số học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học đang tiếp tục tăng cường, đặc biệt là khu vực miền núi được hết sức chú trọng.
Qua nhiều năm bản thân tôi được nhà trường phân công đứng lớp, học sinh của trường là học sinh của hai dân tộc Kinh và Kor, nằm rải rác trên một địa bàn rất rộng nhưng lại vô cùng cách trở, do đồi dốc và sông suối. Bởi vậy, trường phải chia làm 5 cơ sở lẻ, trong đó có 3 cơ sở có dân tộc Kor tham gia học rất đông gần đây, bởi đáp ứng với mục tiêu chung của toàn xã hội là thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp giúp học sinh dân tộc Kor duy trì tỉ lệ chuyên cần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôn theo dõi, giám sát kiểm tra thời gian học tập hằng ngày của con mình.
- Có biện pháp khuyên bảo đối với con để con sử dụng tốt thời gian học tập ở nhà.
- Tập cho các em giao tiếp bằng tiếng phổ thông ở nhà nhiều hơn.
- Nếu có gì khó khăn thì phụ huynh hãy liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm hoặc qua phiếu liên lạc ,để giáo viên chủ nhiệm có hướng khắc phục hoặc tham mưu với các cấp chính quyền rồi cùng nhau có hướng giải quyết "Tất cả hãy vì tương lai của con em chúng ta" xin phụ huynh vui lòng cùng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường và xã hội.
đ) Đối với học sinh :
Với suy nghĩ của tôi muốn rèn luyện kĩ năng " đọc tốt "phải tập trung dành nhiều thời gian cho luyện đọc ở lớp cũng như ở nhà thì mới mong tiến bộ được .Để hoàn thành tốt được điều này tôi vận dụng việc đọc kết hợp với viết , chuẩn bị bài thông qua nhóm và đôi bạn học tập để báo tình hình thực hiện ở lớp cũng như ở nhà .
*Ở nhà : Vào đầu năm học tôi chia lớp thành nhiều nhóm theo từng bản thuận tiện trong việc đi lại ,chọn em nhanh nhẹn hơn làm nhóm trưởng .Nhiệm vụ của nhóm trưởng, sau mỗi buổi học trên lớp về nhà tập trung các bạn trong nhóm mình luyện cho các bạn đọc lại bài cũ ,và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, nếu có chỗ nào bạn mình trong nhóm còn lúng túng thì nhóm trưởng cũng như các bạn trong nhóm cùng nhau giúp đỡ bạn, bày cho bạn cách đánh vần tiếng ,rồi đọc tiếng , đọc từ ,đọc câu tránh tình trạng bày bạn đọc thuộc lòng mà không nhớ được mặt chữ .
Ngoài ra mỗi thành viên trong nhóm phải chuẩn bị cho mình một quyển vở có tên gọi " RÈN CHỮ " ở nhà riêng . Quyển vở này bắt buộc sau khi các em học bài cũ xong , ngày mai có tiết Tập đọc bài gì ? Nội dung bài tập đó các em phải nhìn sách đọc, rồi viết vào vở " RÈN CHỮ " , của mình sao cho sạch đẹp đúng cỡ chữ. Cứ mỗi buổi học lại đến từng đôi bạn trong lớp đổi vở cho nhau kiểm tra lại bài chép ở nhà của bạn mình .Sau đó từng đôi bạn sẽ đọc lại bài cũ cho nhau nghe chỗ nào bạn đọc chưa trôi chảy thì giúp bạn sửa sai .Tôi còn nhắc nhở ban cán sự phải chú ý quan tâm đến việc đọc bài của các bạn học sinh Kor nhiều hơn . Luôn luôn động viên , khuyến khích bạn trong các giờ sinh hoạt lớp để bạn mình ham học .
* Ở lớp :
Bản thân tôi buổi học nào cũng vậy tôi thường đến lớp sớm hơn 15 phút ,để lắng nghe sự trao đổi về việc đọc bài và viết bài của từng đôi bạn . Tôi mời lần lượt từng em học sinh Kor đọc bài còn yếu lên đọc lại bài cho tôi nghe .Nếu em nào đọc to ,rõ ràng , trôi chảy có phần tiến bộ thì được tôi cùng cả lớp tuyên dương bằng một tràn pháo tay . Em nào còn lúng túng thì tôi bày lại cho em cách đọc lại từng con chữ , động viên em về nhà luyện đọc nhiều hơn .
Trong giờ học , đối với học sinh Kor từ tuần 1 đến tuần 4 khi dạy "tập đọc" tôi dành riêng phần luyện đọc từ khó do học sinh tìm trên bảng lớp cho học sinh Kor đọc nhiều hơn , chú ý đến cách phát âm của từng em , tiếng, từ , nào sai tôi uốn nắn tại chỗ liền. Phần luyện đọc câu khó do giáo viên chuẩn bị sẵn tôi cũng dành nhiều cho học sinh Kor đọc . Còn học sinh Kinh thì đọc từng đoạn trước lớp , cả bài .
Phần đọc nối tiếp nhau từng câu thì tôi đến trực tiếp chỗ em học sinh Kor theo dõi cách đọc, nếu các em còn lúng túngthì tôi gợi ý,nhắc nhở một cách nhẹ nhàng ,không lớn tiếng ảnh hưởng đến tâm lý của các em .
Từ tuần 5 trở đi tôi sẽ cho các em học sinh Kor đọc từng đoạn văn ngắn trước lớp theo sự chỉ định của tôi . Phần luyện đọc theo nhóm đôi thì tôi dành ưu tiên cho học sinh Kor được đọc trước, còn học sinh Kinh theo dõi bạn đọc ,sữa sai cách phát âm giúp bạn . Có những lúc tôi luyện cho các em cách đọc thầm bằng mắt nhằm đưa từng con chữ vào não của các để các em khắc sâu được từng con chữ ,nhớ lâu hơn .
Trong phần giải nghĩa từ mới có chú thích trong sách giáo khoa tôi dành cho học sinh Kor nhìn sách đọc nhiều hơn, làm như vậy để cho các em thấy được sự phong phú, trong sáng , giàu đẹp của Tiếng Việt ,mà tiếng mẹ đẻ của các em đâu có được .
Còn những từ ngữ không có chú thích trong sách giáo khoa thì tôi dành cho học sinh Kinh giải thích ,bởi vì vốn Tiếng Việt đã trong các em từ khi mới chào đời .
Trong phần trả lời câu hỏi về bài đọc, tôi luôn dành những câu hỏi dễ để học sinh Kor được trả lời, tạo cho các em có sự đam mê trong giờ học . Tôi luôn tập cho các em cách nói câu cho trọn ý để người nghe dễ hiểu ý các em muốn nói gì ? Bởi đa số học sinh Kor các em hay nói từng tiếng một ít khi nào các em nói cho trọn câu .
Khi các em đã đọc tương đối trôi chảy các bài tập đọc trong sách giáo khoa rồi ,thì tôi sang thư viện của trường mượn truyện về cho các em đọc thêm .Nếu bên Đội có báo măng non cấp về cho lớp,tôi ưu tiên các em học sinh Kor được đọc trước rồi mới tới các em học sinh Kinh.
Thực hiện chủ đề năm học " Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực. " Trong tiết chào cờ đầu tuần , tiết sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp ,tôi luôn bày cho các em những bài múa hát hay ,tổ chức các trò chơi dân gian vui sôi nổi,kể cho các em nghe những gương người tốt ,việc tốt ,những câu chuyện thật cảm động ,gây hứng thú lôi cuốn các em say sưa với giờ học, mong muốn sáng ngày mai lại được đến trường để học cái chữ .
Các khoản tiền đóng góp trong năm học, tôi đề nghị nhà trường miễn cho các em. Các món quà của các tấm lòng từ các nhà từ thiện gởi tặng cho các học sinh nghèo, vượt khó, tôi luôn đề nghị Ban giám hiệu ưu tiên dành tặng cho các học sinh Kor nhiều hơn ,để các em có điều kiện đến trường.Những em có sự tiến bộ thì ngoài sự tuyên dương, cổ vũ tôi còn dành những phần quà nho nhỏ để động viên tinh thần của các em : khi thì quyển vở , lúc thì cây viết ....đó chính là nguồn động viên khuyến khích lớn lao đối với các em , bởi hoàn cảnh của các em còn rất nhiều khó khăn. Thấy được sự quan tâm của chính quyền địa phương, biện pháp giảng dạy, tình cảm của cô đối với các em học sinh Kor nổi bật hơn so với các bạn người Kinh đồng thời cách đối xử của phụ huynh ở nhà , các em học sinh người Kor đi học chuyên cần, đúng giờ, đến lớp lúc nào cũng học thuộc bài ,làm bài đầy đủ ,trong giờ học rất nghiêm túc có sự tiến bộ rõ rệt nhất là phân môn Tập đọc .
VI -KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
Qua hai năm áp dụng biện pháp trên, mặt dù lớp tôi năm nào cũng hơn 50% học sinh là dân tộc Kor, điều kiện các em đến trường học tập còn thiếu thốn đủ bề, nhưng bố mẹ các em đã quan tâm, tạo điều kiện để các em được đến lớp chuyên cần, đúng giờ, việc học ở lớp cũng như ở nhà có những kết quả đáng kể , cụ thể là :
Sau khi 3 tháng nghỉ hè trôi qua ,vào đầu năm học lớp 2 thì phân môn Tập đọc hầu như em nào cũng phải đánh vần từng con chữ, có những em đánh vần không ra chiếm quá nhiều thời gian trong giờ học , kiểm chất lượng đều bị điểm kém . Nhưng đến cuối học kì I thì các em đã đọc được trôi chảy những bài văn ngắn , trả lời được những câu hỏi đơn giản có liên quan đến bài các em vừa đọc , chữ viết vừa đẹp lại đúng lỗi chính tả . Đặc biệt đến cuối năm học có những em đã vươn lên ngang bằng với các bạn học sinh người Kinh nữa đấy . Không những thế mà các em lại ham học, yêu trường yêu lớp. Đó là điều mà cả nhà trường, phụ huynh, cô giáo, học sinh và toàn xã hội hết sức vui mừng. Tạo cơ hội lớn để các em phát triển tư duy của mình , vươn tới những ước mơ cao xa.
KẾT QUẢ CỤ THỂ TỪNG NĂM HỌC
Năm học
TSHS
Chất lượng đầu năm
Cuối học kì I
Cuối học kì II
G
K
TB
Y
Kém
G
K
TB
Y
Kém
G
K
TB
Y
Kém
06- 07
12
2
6
4
1
4
4
3
1
2
9
07-08
10
1
5
4
1
5
3
2
1
3
6
VII - KẾT LUẬN :
Từ biện pháp trên tôi đã rút ra bài học cho bản thân mình trong phương pháp dạy Tập đọc cho học sinh dân tộc Kor là :
- Người giáo viên phải thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số ,luôn tạo được sự gần gũi giữa phụ huynh ,học sinh và giáo viên.
- Luôn luôn có sự phối kết hợp,động viên ,giúp đỡ giữa gia đình ,nhà trường và toàn xã hội.
- Người giáo viên làm sao tạo cơ hội để các em hăng say đến lớp ,cố gắng vươn lên trong học tập.
- Thiết kế những giờ học ,giờ chơi thật sinh động,hào hứng ,hấp dẫn đối với học sinh Kor để thu hút các em ham học,nhưng phải phù hợp với khả năng tiếp thu ,cũng như cố gắng rèn luyện của các em,không nên đặt ra yêu cầu quá cao cho đối tượng học sinh Kor .
- Người giáo viên phải làm cho tất cả học sinh Kor đều có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập ,vui chơi một cách tự giác,chủ động và tích cực,phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học đề ra.
- Luôn luôn giành phần ưu tiên cho học sinh Kor nhiều hơn ,tuyên dương ,khuyến khích là trên hết ,nhắc nhở bảo ban thì phải nhẹ nhàng.
Thưa quý vị và các bạn ! Việc học không có nấc thang cuối cùng.Mỗi chúng là một giáo viên thì việc không ngừng học hỏi ,nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới ,nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay là một trách nhiệm vô cùng lớn , tôi luôn nhắc nhở mình phải thường xuyên nghiên cứu , học hỏi kinh nghiệm của các bạn bè đồng nghiệp để mỗi ngày càng có nhiều học sinh được đến trường chuyên cần, đúng giờ, càng có nhiều học sinh được là con ngoan, trò giỏi, đó là tâm nguyện lớn của người giáo viên. Nghiên cứu biện pháp giúp học sinh dân tộc Kor học tốt phân môn Tập đọc cũng xuất phát từ ý nghĩ trên, nên ngoài việc học hỏi các bạn đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu về chuyên môn cũng như tâm lý giáo dục, tôi đã cố gắng gần gũi học sinh và tìm hiểu hoàn cảnh của các em, để có sự cảm thông, thấu hiểu và tìm ra giải pháp cho mình.Tuy nhiên, vì sự hạn chế về thời gian viết đề tài cũng như kiến thức của bản thân có hạn, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Bản thân rất mong được sự thông cảm và đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 2 tháng 2 năm 2009
Mục lục
Nội dung
Trang
Đặt vấn đề
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu :
+ Đối với Đảng uỷ , uỷ ban xã
+ Đối với Ban giám hiệu
+ Đối với khu dân cư nơi các em đang sinh sống
+ Đối với phụ huynh
+ Đối với học sinh ở nhà
+ Đối với học sinh ở lớp
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
1
1
2
2
2
3
3
3
4
5
5
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(2).doc