Bìa 8: cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Trong lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về cách mạng xã hội chủ nghĩa, lý luận về sự phát triển cuộc cách mạng dân chủ tư sản theo một cương lĩnh mang tính triệt để rồi chuyển biến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa do V.I. Lênin nêu lên có một vị trí nổi bật.

Để làm việc đó, V.I. Leenin đã kế thừa những tư tưởng của Mác và Awnghen về cách mạng không ngừng. Khi luận chứng về mặt lý luận, C. Mác và Ph. Awnghen xem cách mạng như một quá trình gồm hai giai đoạn nhưng phát triển liên tục, thông qua việc hoàn thành mục tiêu của giai đoạn thứ nhất rồi tiến tới mục tiêu cuối cùng.

 

docx23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 10006 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bìa 8: cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự cản trở của thế lực phong kiến, nền công nghiệp phát triển rất yếu ớt, không thể thu hút hết số nông dân bị phá sản từ nông thôn kéo ra thành thị, khiến họ phải sống vất vưởng không có lối thoát. Cơ chế bóc lột kiểu thực dân phong kiến – trong đó quyền lực thực dân trùm lên quyền lực phong kiến – đã đặt người nông dân, cùng một lúc đứng trước hai kẻ thù là thực dân và địa chủ phong kiến, đồng thời cũng tự nhiên gắn bó hơn nữa số phận người nông dân vào vận mệnh dân tộc, làm xích lại trong họ nguyện vọng giành lấy quyền dân chủ (trước hết là ruộng đất) với nguyện vọng giải phóng dân tộc. Xét từ giác độ ấy, nguyện vọng dân tộc, dân chủ của nông dân đã có những nội dung mới, vượt ra ngoài khuôn khổ của các cương lĩnh tư sản và gần gũi hơn với lập trường của giai cấp công nhân. Cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở nước ta, các thành thị ít nhiều được mở rộng, làm cho tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng. Ở một nước thuộc địa nữa phong kiến, tầng lớp này bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Những người tiểu tư sản học sinh, trí thức lại có một trình độ văn hoá để hiểu biết các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những giá trị tiến bộ từ nước ngoài. Cùng với giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản ngay từ đầu đã tham gia phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và dân chủ hướng tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Như vậy, có thể nói trong xã hội thuộc địa nữa phong điền, những yêu cầu dân tộc, dân chủ của công nhân, nông dân, tiểu tư sản – tức là của đại đa số dân cư – đã theo con đường diễn biến tự thân mà hướng tới chủ nghĩa xã hội. Chính từ thực tiễn nước ta, ngay từ năm 1921, Hồ Chí Minh đã nêu một nhận xét quan trọng: “Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Đảng ta, ngay từ khi ra đời, đã ghi nhận đầy đủ không chỉ nhu cầu khách quan của xã hội lúc đó, mà còn khẳng định đúng quá trình phát triển hợp quy luật của nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chánh cương vắn tắt của Đảng ghi rõ: “… làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đẻ đi tới xã hội cộng sản”. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc được nâng lên trình độ một cuộc cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng này kết hợp trong bản thân nó tiến trình của hai sự nghiệp giải phóng – giải phóng dân tộc bị áp bức và giải phóng giai cấp những người lao động bị bóc lột. Nguồn sức mạnh đưa tới sự phục hồi và phát triển của cách mạng Việt Nam – sau thời gian bị chìm lắng do thất bại của phong trào kháng Pháp mà đại diện của các giai cấp phong kiến, tư sản lãnh đạo – là ở chỗ lần này mục tiêu dân tộc không tách mục tiêu dân chủ trên cơ sở định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Quá trình chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa; sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (tức là tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng) ở nước ta có nét đặc trưng nổi bật là kết hợp nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công kháng chiến mới mau thắng lợi”. Thành tựu của kháng chiến là: Lực lượng của ta từ yếu trở thành mạnh. Nhờ sức mạnh tự cường cùng với sự giúp đỡ quốc tế to lớn, nhân dân ta đã đi tới chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng miền Bắc (1954) và với đại thắng mùa Xuân (1975) giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thành tựu của kiến quốc là: Đã xây dựng một nền kinh tế dân tộc dân chủ trong đó có những nhân tố đầu tiên của chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế ấy bảo đảm cho nhân dân ta “tự lực cách sinh” trong suốt những năm kháng chiến và tạo nên những dấu ấn sâu sắc cải tạo nền kinh tế nô dịch thực dân. Đã xây dựng và từng bước củng cố hệ thống chính quyền dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực chất là một thiết chế chính trị dân chủ kiểu mới, mà chỉ có nó mới có thể xoá bỏ được những xiềng xích hữu hình và vô hình do chế độ thực dân, phong kiến duy trì hàng thế kỷ, đem lại những quyền lợi chính trị chưa từng có cho nhân dân. Nền văn hoá dân tộc dân chủ nhân dân, phát triển theo các nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng đã có vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí, khôi phục sức sống tinh thần của dân tộc đã từng bị xuyên tạc trong môi trường của chính sách “ngu dân” mà kẻ thù xâm lược thực hiện hàng trăm năm, khơi dậy những truyền thống ngàn năm của dân tộc, hướng tới sự tiến bộ. Trước khi đạt được những thắng lợi có tính bước ngoặt trong đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước, miền Bắc đã có trên 20 năm cải tạo xã hội cũ và từng bước xây dựng các mặt khác nhau của xã hội mới. Ở miền Nam, sở hữu phong kiến cơ bản được giải quyết trước khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi; trong những năm hoà bình được lập lại, việc điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn đã hoàn thiện thêm một bước trong việc thực hiện nhiệm vụ dân chủ đó. Từ đỉnh cao của các thành tựu nêu trên, mục tiêu chủ nghĩa xã hội không còn bị tách biệt bởi một “bức tường thành”. Bao trùm lên tất cả, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã tạo nên những điều kiện vật chất và tinh thần để nước ta chuyển sang chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nền độc lập dân tộc cần được giữ gìn, củng cố và phát huy trên cơ sở những thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Những nhiệm vụ dân chủ - trên mức độ những thành tựu đã đạt được – cho phép, đồng thời đòi hỏi vượt qua những thử nghiệm đầu tiên về chủ nghĩa xã hội và từng bước phát triển trên quy mô rộng lớn hơn. Bởi vì, dân chủ chỉ có thể phát huy đầy đủ trong môi trường của chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội thì không thể nảy sinh và phát triển bên ngoài những thành tựu về dân chủ. Trong bối cảnh và xu thế đó, sự khẳng định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội không chỉ đặt cách mạng nước ta vào đúng dòng chuyển động liên tục của lịch sử cách mạng nước ta, mà còn phù hợp với xu thế của loài người “đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Bên cạnh những thành tựu cực kỳ to lớn, khoảng thời gian những năm 1976 – 1986, Đảng ta mắc phải một số thiếu sót biểu hiện của chủ quan duy ý chí. Những thiếu sót đó, Đảng ta đã phát hiện, và kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đã khắc phục có hiệu quả trong công cuộc đổi mới. Sự khắc phục đó không phủ định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, ngược lại nó đòi hỏi khẳng định dứt khoát mục tiêu đó và gắn bó hơn nữa nhiệm vụ củng cố độc lập dân tộc, phát triển dân chủ vào định hướng xã hội chủ nghĩa trong từng biện pháp, trong mỗi chặng đường của cách mạng nước ta. Cuộc khủng hoảng và sự sụp đỗ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận cán bộ và nhân dân ta. Từ tâm lý hoang mang, có người đề xuất hướng “quay ngược” về chủ nghĩa tư bản. Bị hấp dẫn bởi tấm gương của những “con rồng châu Á”, họ ra sức ca ngợi chủ nghĩa tư bản và muốn biến việc sử dụng những thành tựu, biện pháp còn hữu ích của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành mục tiêu phát triển chủ nghĩa tư bản như một chế độ chính trị. Tính thiếu căn cứ của xu hướng này bộc lộ ngay trong hiện thực cuộc sống. Nếu như ngay cả ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao nhất hiện nay, đại đa số người lao động vẫn trong tình trạng bị áp bức, bóc lột, thì điều đó có nghĩa là con đường tư bản chủ nghĩa không thể đáp ứng những yêu cầu về dân tộc, dân chủ của nhân dân ta. Thực tế là hàng trăm nước thuộc “thế giới thứ ba” vẫn đang trong tình trạng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Ở các nước đó, nhân dân lao động không thể tìm thấy độc lập, dân chủ trong khuôn khổ của chế độ tư bản đã áp bức, bóc lột họ hàng thế kỷ. Còn ở các nước vốn là xã hội chủ nghĩa trước đây, trong công cuộc cải tổ, do sự sai lầm của một số lãnh tụ xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin, phản bội lại chủ nghĩa xã hội để hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa thì đang diễn ra sự khủng hoảng. Sự thật đó chứng tỏ chủ nghĩa tư bản không có triển vọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất định sẽ từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thắng lợi bước đầu nhưng rất quan trọng của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng và tạo đà để nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên tinh thần kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) của Đảng đã phát triển thêm và cụ thể hoá hơn những nội dung của đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với những bước đi, hình thức để đạt được mục tiêu cụ thể hơn. Đó là: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Từ Đại hội VIII của Đảng năm 1996, đất nước ta đã chuyển sang chặng đường mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong chặng đường hiện nay còn phải tiếp tục hoàn thành một số nhiệm vụ của chặng đường trước”. Với những quan điểm đổi mới có nguyên tắc đúng đắn, ngày càng phát triển và cụ thể hơn về mục tiêu, con đường, bước đi, hình thức… của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta đã tạo những động lực trí tuệ và niềm tin mới ngày càng vững chắc cho cả dân tộc ta, chung sức chung lòng đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn./.

File đính kèm:

  • docxBai 8 cach mang giai phong dan toc o Viet Nam giao trinh so cap LLCT 2013.docx