A.NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHUẨN MỰC NGỬ ÂM TIẾNG VIỆT
Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là hình thành năng lực hoạt động ngôn ngử cho hoc sinh-năng lực hoạt động ngôn ngử được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng:nghe,nói,đọc,viết.Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc,sau đó các em phải đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học.Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập.Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại vă minh.Chính vì vậy,trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống.Dạy học vần và tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt Lớp 1 ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là bước đầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Về công tác dạy phát âm chuẩn cho học sinh lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn các vần uyên/uên,uyêt/uêt,iu/ưu….
3/Phát ân lệch chuẩn thanh ~ ,?,…
I.Nguyên nhân:
_Phần lớn người dân địc phương khi nói thường phát âm sai các âm đầu,vần,phất âm chưa đúng dẫn đến phát âm sai.
_Một số em chưa nắm được quy tắc chính tả và nhận thức về ý nghĩa của từ phát âm chưa đúng dẫn đến phát âm sai.
_Phần nữa là do các em chưa nắm được cách phát âm,vị trí phát âm của các bộ phận trong bộ máy phát âm nên dẫn đến phát âm lệch chuẩn
_Một bộ phận nhỏ học sinh bị ảnh hưởng từ bộ máy phát âm chưa hoàn thiện nhất là đối với HS lớp 1.
II.Những biện pháp khắc phục:
1) Biện pháp chung: _Giáo dục học sinh ý thức phát âm chuẩn ngôn ngữ nói góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.Giúp học sinh thấy được khi phát âm sai các ngôn từ trong lời nói sẽ không thuyết phục được người nghe,làm cho người nghe hiểu lầm.Đồng thời phát âm không chuẩn sẽ dẫn tới viết sai văn bản.
_Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự vận dụng mềm dẻo,trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn. Chấp nhận nhiều chuẩn chỉnh âm.Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn phát âm nào gần nhất với giọng địa phương của mình và đối chiếu với cách phát âm tự nhiên theo phương ngữ của mình còn những điểm nào sai lệch.
_Xây dựng kế hoạch sửa lỗi phát âm cho học sinh.Thông qua các tiết học đặc biệt là tiết học của môn Tiếng Việt nhất là ở phần dạy âm và vần…,giúp học sinh hình thành và rèn kĩ năng phát âm chuẩn các câu từ khi nói và viết.Thông qua các hoạt động ngoại khóa,giúp học sinh thuyết trình trôi chảy,phát âm chuẩn nội dung cần truyền đạt
_Mỗi giáo viên nêu cao tinh thần,ý thức,trách nhiệm trong việc sữa lỗi phát âm cho học sinh.Ở mọi lúc,moị nơi và trong mọi hoàn cảnh cần uốn nắn kịp thời khi thấy các em phát âm sai.
2)Những biện pháp sửa lỗi phát âm trong các tiết học.
a. Sửa lỗi phát âm các phụ âm đầu n/l,x/s,ch/tr:
a.1. Luyện phát âm đúng các phụ âm đầu:l/n,x/s,tr/ch(trong các tiết học âm và vần).
* Mục đích: Để bộ máy phát âm hoạt động thuần thục nhất là luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm n,x,ch và cong khi phát âm l,s,tr.
* Cách luyện :
-Hướng dẫn cho học sinh biết cách phát âm các phụ âm trên ví dụ:
-Phụ âm”l”
+Đầu lưỡi chạm lên vòm miệng.
+Đẩy hơi qua miệng,không đưa hơi lên mũi.
+Bật lưỡi vào vòm miệng và phát tiếng .
-Phụ âm “s”
+Cắn nhẹ hai hàm răng vào nhau.
+Tạo một âm “sì”kéo dài.
+Há miệng và phát tiếng
-Phụ âm “tr”
+Đầu lưỡi chạm lên vòm miệng
+Bật hơi và phát tiếng
a.2.Luyện phát âm các tiếng có phụ âm đầu là n/l,x/s,tr/ch kết hợp với tìm hiểu nghĩa(trong các tiêt học âm và vần cũng như trong lúc viết chính tả)
*Mục đích: Rèn luyện cách phát âm các phụ âm trên nhưng cao hơn là gắn với nghĩa của từ.Nhằm khắc sâu ghi nhớ về âm-nghĩa,điều kiện để học sinh phát âm chuẩn một cách tự động.
*Cách luyện:
+Học sinh đọc các tiếng,từ có phu âm đầu n/l,s/x,tr/ch.
+ So sánh nghĩa của các từ có phụ âm đầu là n/l,s/x,ch/tr nhưng có vần giống nhau giúp học sinh ghi nhớ cách phát âm chuẩn trong mỗi trường hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài:iêu-ươu GV cho HS tìm tiếng có vần iêu(chiều,triều)GV cho HS biết tiếng chiều có trong từ:(buổi chiều,chiều chuộng…)còn tiếng có vần ươu có trong từ ( con hươu, hũ rượu,…)
a.3.Luyện đọc các tiếng,từ,câu văn,câu thơ,các từ chứa phụ âm đầu n/l,x/s,ch/tr(trong các tiết học phần âm và phần vần …)
*Mục đích:Học sinh nhớ phát âm và các từ ngữ mang âm cần luyện đọc chuẩn.Lúc này chữ viết nhắc nhở học sinh phát âm chuẩn.
*Cách luyện:
+ Chọn những đoạn thơ,đoạn chuyện,có nhiều từ chứa phụ âm đầu cần luyện phát âm chuẩn để học sinh đọc,kể .
+Chọn hình thức biểu diễn phù hợp để nhiều học sinh được tham gia.
+Có sự bình xét,đánh giá của thính giả(học sinh).
+ Giáo viên kết luận đúng đắn,rõ ràng giúp học sinh phát âm sai và những học sinh là thính giả cũng nhận thấy rõ lỗi phát âm sai đó,có ý thức sữa lỗi.
b. Sữa lỗi phát âm vần uyên/uên,iu/ưu
+Vần uyên,uyêt:Những vần này HS mắc lỗi do bộ máy phát âm chưa hoàn thiện
-HS phải nhận biết được cấu tạo vần uyên:Gồm có u+yê+n
-HS phải nắm vững cách đánh vần :u-yê-n --- uyên
-Cho nhiều HS đọc
-Khi bắt đầu phát âm phải tròn môi sau đó lưỡi bật lên
-GV phát âm mẫu
-HS phát âm và HS khác nhận xét và tự sửa lỗi cho nhau
-Tìm thêm 1 số tiếng có vần uyên:thuyền chuyện,huyện,luyện và luyện đọc
*GV nhắc nhở HS thường xuyên phải chú ý khi đọc,nói các tiếng có chứa vần này
+Vần ưu/iu:
Khi HS phát âm tiếng lựu(quả lựu) thành tiếng lịu(quả lịu)
Lỗi này là do HS chưa nhận diện được vần và cách phát âm như thế nào là chuẩn
Cho HS so sánh vần iu ưu giống và khác nhau như ở điểm nào?
Chính vì có sự khác nhau đó cho nên cách đọc cũng khác nhau
HS tìm 1 số tiếng có chứa vần ưu,iu để phân biệt
Hưu trí,con cừu…
Nhỏ xíu,ríu rít…
c. Sửa lỗi phát âm về thanh điệu.
Khi gặp những hs phát âm sau dấu thanh:Thanh hỏi thành nặng,thanh ngã thành sắc chúng tôi tiến hanh như sau:
c1.1 Giải thích nghĩa,cấu tạo ngữ âm kết hợp luyện phát âm chuẩn cho HS trong cáctiết học phần vần, phần âm
Ví dụ: Khi gặp từ “Củ” HS đọc thành”cụ”;củ nghệ -cụ nghệ….
Hoặc gặp từ :”Sữa” HS đọc thành “Sứa” ;hộp sữa-hộp sứa…
-GV phải đưa những từ đó một số văn cảnh cụ thể hiểu được nghĩa của từ trong từng hoàn cánh khác nhau:
+củ nghệ(tên của một loại củ)
+cụ nghệ(có thể là tên của một người)
+hộp sữa(dùng để uống)
+hộp sứa(hộp để đựng những con sứa)
-Tiếp đó GV đọc mẫu cho học sinh nghe rồi yêu cầu hs đọc lại và đi đến việc hướng dẫn cụ thể cách đọc,cách phát âm chuẩn.
c.2. GV hướng dẫn hs chữa lỗi bằng âm trung gian
Biện pháp này chuyển từ âm sai thành âm đúng qua âm trung gian.Biện pháp này thường được chữa từ thanh nặng thành thanh hỏi ,thanh sắc vè thanh ngã.Tôi đã làm mẫy cho hs phát âm riêng từng thanh hỏi,ngã.
*Tóm lại: Luyện phát âm các dấu cho HS lớp 1 phải dựa vào mẫu phát âm và sự giải thích về cơ sở vật lí:(Độ cao,độ mạnh,độ dài…) của từng dấu thanh.luyện dấu thanh gắn vào các bài tập luyện ngữ âm trong từ,trong câu.
E. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ THEO THÁNG
Ngày - tháng
Nội dung thực hiện
Điều chỉnh, bổ sung
Tháng 9
Tháng 10
- Khảo sát thực trạng của lớp chủ nhiệm về việc HS phát âm chưa chuẩn
- Viết báo cáo cá nhân về biện pháp rèn phát âm chuẩn TV của HS lớp chủ nhiệm nộp về BGH
-Tiếp thu nội dung triển khai của tổ
- Tiến hành rèn cho hs trong tiết Tiếng Việt về phụ âm l/n ,tr/ch,
- Luyện viết các từ ngữ HS hay đọc sai, viết sai
Tháng 11
- Tiếp tục rèn đọc cho HS trong các tiết Tiếng Việt về phụ âm l/n. tr/ch
Tháng 12
Tăng cường rèn đọc cho HS trong các tiết Tiếng Việt
Tháng 1
Tháng 2
_ Tổng kết kết quả tiến bộ của HS về phát âm chuẩn trước tổ.GV rút ra kinh nghiệm về việc luyện phát âm cho hs lớp mình trong học kì qua
- Tiếp tục rèn đọc cho hs trong các
tiết Tiếng Việt, về phụ âm l/n. tr/ch
vần uyên, uyêt, vần iêu, ươu
- Tiến hành rèn cho HS trong tiết Tiếng Việt về phụ âm l/n ,Tr/ch vần uyên, uyêt, vần iêu, ươu
- Luyện viết các từ ngữ HS hay đọc sai, viết sai ở nhà
Tháng 3
- Tiếp tục rèn cho HS trong tiết Tiếng Việt về phụ âm l/n ,Tr/ch vần uyên, uyêt, vần iêu, ươu
Tháng 4
- Tiếp tục HDHS rèn đọc đúng vần uyên, uyêt trong cáctiết Tiếng Việt
- Viết các từ ngữ HS còn đọc sai trong giờ luyện viết ở nhà
Tháng 5
- Tiếp tục rèn HS đọc đúng vần và dấu thanh trong các tiết tiếng việt ( Thanh hỏi, thanh ngã…
- Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của HS báo cáo về nhà trường
G.NHỮNG KINH NGHIỆM SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG TRƯỜNG:
1. Đối với nhà trường
-Nhà trương thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc dạy và học.Đặt mua đầy đủ các tài liệu,thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy,các loại sách báo để giáo viên,học sinh có thêm tài liệu đọc ngoài giờ.
-Tổ chức các cuộc hội thảo,chuyên đề về “rèn phát âm chuẩn”.Trong năm học nên tổ chức cuộc thi”Đọc giỏi,kể chuyện hay,viết đẹp…”có phần thưởng động viên đối với giáo viên và học sinh đạt kết quả tốt trong cuộc thi.
2.Đối với giáo viên:
-Giáo viên biết làm mẫu bởi ta đã thống nhất với nhau rằng giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được.Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải rèn cho mình phát âm chuẩn theo các bước rèn luyện đã nêu trên.
-Giáo viên phải chú ý quan sát cách đọc,cách nói câu học sinh,biết nghe học sinh đọc nghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng,phát âm chuẩn,đồng thời nhanh chóng nhận ra được những phát âm lệch chuẩn của các em.
-Biết tái hiện lời đọc,lời nói của học sinh trong thể đối chiếu với lời đọc,lời nói phát âm chuẩn.Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan.
-Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu.Nghĩa là có sự hài hòa giữa những lời yêu cầu,chỉ dẫn về cách phát âm,cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu,chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo viên.
-Khi luyện tập cho học sinh cần phối hợp đồng bộ tối đa các biện pháp luyện đọc, luyện phát âm.
-Phải lựa chọn ngữ điệu(từ ngữ,câu,đoạn)Để luyện đọc cho học sinh sao cho phù hợp,tiết kiệm thời gian luyện tập.
-Mỗi giáo viên thường xuyên nêu cao tinh thần,ý thức,trách nhiệm trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh.Ỏ mọi lúc,mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh cần uốn nắn kịp thời khi thấy các em phát âm sai.
3. Đối với học sinh:
-Có ý thức rèn kĩ năng đọc,nói phát âm chuẩn theo hướng dẫn của thầy cô trong học tập cũng như trong sinh hoạt,vui chơi.
_Phải chú ý theo dõi sự hưỡng dẫn của giáo viên ,chăm chỉ tự tin trong học tập,phải hòa đồng cùng bạn bè,điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè.Hằng ngày dành thời gian hợp lý cho việc rèn luyện đọc,luyện nói.Luôn luôn có ý thức luyện phát âm đúng,đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm.Chịu khó tìm đọc các loại truyện tranh trong sáng lành mạnh ,báo Nhi Đồng,báo Thiếu Niên,báo Văn học Tuổi thơ,… Phải luyện tập thường xuyên,luyện càng nhiều càng tốt.
Giao Hương ,ngày 1 tháng 9 năm 2013
Người làm kế hoạch
LÊ THỊ THỦY
File đính kèm:
- ke hoach ren phat am lop 1(1).doc